Trƣớc khi có những công trình của L.H. Moóc-gan, đặc biệt là trƣớc tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tƣ hữu và của nhà nƣớc” của Ph. Ăng-ghen, sự biến đổi của các hình thức gia đình trong lịch sử vẫn là vấn đề bí ẩn đối với nhận thức của nhân loại. Những bí ẩn đó chỉ đƣợc thực sự khám phá khi phát hiện ra đƣợc yếu tố quyết định sự vận động của các gia đình trong lịch sử. Mà yếu tố quyết định sự vận động của các hình thức đó, theo Ph. Ăng-ghen chính là sự phát triển của lực lƣợng sản xuất. Sự phát triển của sản xuất, năng suất lao động và sự xuất hiện của sở hữu tƣ nhân là yếu tố cơ bản phá vỡ xã hội cũ dựa trên cơ sở những quan hệ thị tộc và thay thế nó là một xã hội mới dựa trên những quan hệ giai cấp, từ đó các hình thức gia đình cũng biến đổi theo. Hay nói nhƣ Ph. Ăng-ghen: “chế độ gia đình hoàn toàn bị quan hệ sở hữu chi phối” [5, tr. 44].
Trong tác phẩm của mình, Ph. Ăng-ghen xem xét sự phát triển của các hình thức gia đình trong tƣơng quan với những biến đổi của phƣơng thức sản
xuất ra của cải vật chất để từ đó đƣa ra những quan niệm khoa học về sự biến đổi của các hình thức gia đình từ chế độ mẫu quyền nguyên thủy đến gia đình hiện đại ngày nay. Để thực hiện việc nghiên cứu này, Ph. Ăng-ghen tiến hành so sánh, đánh giá và tổng hợp những nguồn tƣ liệu lớn nhƣ tài liệu do L.H. Moóc-gan cung cấp, những công trình nghiên cứu về thời kỳ cổ đại Hy Lạp, La Mã, Xla-vơ…
Qua khảo cứu lịch sử, Ph. Ăng-ghen nhận thấy, trong thời kỳ đầu tiên của lịch sử nhân loại đã từng tồn tại những hình thức khác nhau của chế độ quần hôn, sau đó xuất hiện hôn nhân đối ngẫu, kết hợp những đôi riêng lẻ trong một thời kỳ nhất định. Cuối cùng, chế độ hôn nhân một vợ một chồng xuất hiện.
Gia đình huyết tộc hay còn gọi là gia đình cùng dòng máu, là giai đoạn đầu của gia đình, giai đoạn thấp của chế độ quần hôn. Nó đƣợc hình thành trên những cơ sở kết hôn của những ngƣời cùng thế hệ trong một huyết tộc, nghĩa là hôn nhân mang tính quần hôn giữa những ngƣời đàn ông và những ngƣời đàn bà có thể là anh em của nhau. “Hình thức điển hình của gia đình thuộc loại nhƣ thế có thể bao gồm con cháu của một cặp vợ chồng; từng đời con cháu của cặp vợ chồng đó đều là anh em, chị em với nhau và chính vì thế mà đều là vợ chồng với nhau” [5, tr. 67].
Trên thực tế thì gia đình huyết tộc đã tiêu vong từ rất lâu. Nhƣng hình thức gia đình đó nhất định đã tồn tại, bởi những hệ thống họ hàng còn đang tồn tại ở nhiều nơi biểu hiện những mức độ quan hệ huyết tộc chỉ có thể phát sinh dƣới hình thức gia đình đó mà thôi. Cũng nhƣ toàn bộ sự phát triển của gia đình sau này bắt buộc chúng ta phải thừa nhận điều đó nhƣ là giai đoạn tất yếu đầu tiên của thời kỳ tiền sử.
Gia đình huyết tộc ra đời dựa trên chế độ kinh tế cộng sản nguyên thủy. Dƣới chế độ kinh tế công xã nguyên thủy, tài sản thuộc về cộng đồng, chƣa có sở hữu tƣ nhân về tƣ liệu sản xuất nói riêng, tƣ hữu về tài sản nói chung. Mặt khác, trong gia đình huyết tộc, các con không thể biết chính xác đƣợc ai là bố đẻ của mình, trong khi có thể xác định một cách chắc chắn ngƣời mẹ. Do vậy, đây là một trong những nguyên nhân hình thành chế độ mẫu quyền.
Gia đình Pu-na-lu-an đƣợc coi là bƣớc tiến thứ hai trong tổ chức gia đình. Đây là hình thức cổ điển của kết cấu gia đình, đƣợc hình thành trên những hình thức kết hôn tiến bộ hơn gia đình huyết tộc, đó là xoá bỏ hình thức kết hôn của những ngƣời cùng thế hệ. “Nếu bƣớc tiến đầu tiên trong tổ chức gia đình là hủy bỏ quan hệ tình dục giữa cha mẹ và con cái, thì bƣớc tiến thứ hai là hủy bỏ quan hệ tình dục giữa anh em trai và chị em gái” [5, tr. 68]. Và vì những ngƣời này tuổi gần nhau hơn, nên bƣớc tiến thứ hai là vô cùng quan trọng, và cũng khó khăn hơn bƣớc tiến thứ nhất. Sự tiến bộ này đã dẫn đến sự ra đời đầu tiên của tổ chức xã hội thị tộc.
Ph. Ăng-ghen đồng ý với nhận xét của L.H. Moóc-gan cho rằng bƣớc tiến này là “một sự minh họa rất tốt về tác động của nguyên tắc đào thải tự nhiên” [5, tr. 68]. Chậm nhất là sau một vài thế hệ, mỗi gia đình nguyên thủy phải tự phân nhỏ ra, hình thành rất nhiều những gia đình pu-na-lu-an.
Đặc trƣng của hình thức gia đình pu-na-lu-an là “một số nhất định chị em gái cùng mẹ hoặc xa hơn… đều là vợ chung của những ngƣời chồng chung, trừ những anh em trai của họ ra; những ngƣời chồng đó… gọi nhau là “pu-na-lu-an”, nghĩa là bạn thân,… Cũng giống nhƣ thế, một số anh em trai cùng mẹ hoặc xa hơn, đều lấy chung một số vợ không phải là chị em gái của họ, và những ngƣời vợ đó đều gọi nhau là pu-na-lu-an” [5, tr. 69-70].
Từ đặc trƣng đó cho thấy, trong gia đình pu-na-lu-an, con cái chỉ xác định đƣợc mẹ và ngƣời phụ nữ có vai trò quyết định đến sự tồn tại của gia đình. Do đó, khi phân tích sự tác động của yếu tố kinh tế đến sự biến đổi của các hình thức gia đình trong lịch sử, Ph. Ăng-ghen chỉ rõ rằng, kinh tế gia đình nguyên thủy chủ yếu dựa trên cơ sở của kinh tế hái lƣợm, ngƣời phụ nữ đóng vai trò chủ yếu thì quan hệ thân tộc chỉ đƣợc xác lập theo hệ mẹ. Và chế độ kinh tế cộng sản nguyên thủy đó chi phối tất cả các loại hình gia đình trong suốt thời đại mông muội và dã man.
Nhƣ vậy, hình thức gia đình huyết tộc là hình thức sơ khai của chế độ quần hôn; còn gia đình pu-na-lu-an là giai đoạn phát triển cao của chế độ đó. Nếu nhƣ hình thức gia đình huyết tộc là hình thức gia đình phù hợp với sự phát triển của con ngƣời, xã hội thời đại mông muội và du cƣ, thì hình thức gia đình pu-na-lu-an phù hợp với sự phát triển của con ngƣời, xã hội ở trình độ cao hơn, phải có những điểm cƣ trú tƣơng đối ổn định, đó là cộng sản nguyên thủy.
Gia đình cặp đôi là hình thức gia đình xuất hiện vào cuối thời kỳ mông muội. Cơ sở hình thành của hình thức gia đình này là kết hôn từng cặp: “lúc bấy giờ, trong số vợ rất đông của mình, ngƣời đàn ông có một vợ chính (nhƣng chƣa thể nói đó là ngƣời vợ yêu nhất), và trong số nhiều ngƣời chồng khác, anh ta là ngƣời chồng chính của ngƣời đàn bà ấy” [5, tr. 79].
Vào thời kỳ xã hội thị tộc ngày càng phát triển, và những nhóm “anh em trai” và “chị em gái” không thể lấy nhau đƣợc nữa thì những kiểu kết hôn từng cặp đã trở thành tập quán. Do đó, trong tình trạng cấm kết hôn ngày càng phức tạp ấy, chế độ quần hôn ngày càng không thể thực hiện đƣợc, chế độ ấy bị gia đình cặp đôi thay thế.
Ph. Ăng-ghen còn chỉ ra: “Các điều kiện sinh hoạt kinh tế càng phát triển, do đó phá hủy chế độ cộng sản cổ xƣa, và mật độ dân số ngày càng tăng, thì những quan hệ tình dục cổ truyền mất đi tính chất ngây thơ nguyên thủy của nó và càng tỏ ra là nhục nhã và nặng nề đối với đàn bà, nên họ mong muốn, ngày càng nồng nhiệt, đạt đƣợc quyền đƣợc giữ trinh tiết, kết hôn nhất thời hay lâu dài với chỉ một ngƣời đàn ông, coi đó là đƣợc giải phóng” [5, tr. 87].
Nhƣng sự liên kết giữa từng đôi vợ - chồng ở hình thức này còn lỏng lẻo, chƣa phải là bền vững, một bên có thể cắt đứt mối quan hệ này một cách dễ dàng, và con cái chỉ thuộc về ngƣời mẹ. Tuy vậy, thƣờng thƣờng thì ngƣời phụ nữ phải triệt để chung tình trong thời gian chung sống với chồng.
Kết quả của việc cấm không cho những ngƣời cùng dòng máu kết hôn với nhau tiếp tục phát sinh tác dụng của quy luật đào thải tự nhiên. Theo lời của L.H. Moóc-gan: “Các cuộc hôn nhân giữa những ngƣời trong những thị tộc không cùng dòng máu, đã sinh ra một nòi giống khỏe mạnh hơn, cả về mặt thể chất lẫn về mặt trí lực” [5, tr. 80]. Vì thế, những bộ lạc có tổ chức thị tộc phải ƣu việt hơn những bộ lạc lạc hậu.
Do vậy, sự phát triển của gia đình trong thời đại nguyên thủy chính là sự thu hẹp không ngừng của cái phạm vi mà lúc đầu bao gồm toàn thể bộ lạc, trong đó tình trạng cộng đồng hôn nhân giữa nam và nữ thống trị. Bằng con đƣờng cấm đoán, những ngƣời bà con thân thuộc không đƣợc lấy nhau, cho nên trong thực tế bất cứ hình thức hôn nhân nào cũng không thể tồn tại đƣợc, và thay vào đó là, chế độ gia đình cặp đôi.
Mặc dù có nhiều yếu tố mới nhƣ vậy, nhƣng gia đình cặp đôi chƣa có đủ điều kiện để xây dựng một cơ sở kinh tế riêng, mà vẫn phải dựa trên cơ sở kinh tế cộng sản nguyên thủy do thời trƣớc để lại. Tuy vậy, có thể nói, gia đình cặp
đôi là hình thức gia đình đặc trƣng của thời đại dã man, cũng nhƣ chế độ quần hôn là hình thức gia đình đặc trƣng của thời đại mông muội và chế độ một vợ một chồng là hình thức gia đình đặc trƣng của thời đại văn minh.
Trong gia đình cặp đôi, sự đào thải tự nhiên đã hoàn thành công việc bằng con đƣờng thu hẹp phạm vi tính cộng đồng của hôn nhân để cuối cùng còn lại hai yếu tố là: một ngƣời đàn ông và một ngƣời đàn bà. Do vậy, hôn nhân cặp đôi đã đƣa vào gia đình đƣợc yếu tố mới, đó là con cái xác định đƣợc cha đẻ của mình.
Kinh tế phát triển đã tạo ra một loạt những thay đổi trong đời sống con ngƣời, sự dƣ thừa của cải đã bắt đầu xuất hiện, “việc thuần dƣỡng súc vật và việc chăn nuôi các bầy gia súc đã tạo ra nguồn của cải chƣa từng thấy và đã tạo ra những quan hệ xã hội hoàn toàn mới” [4, tr. 89]. Sở hữu tƣ nhân về các đàn gia súc đã xuất hiện, của cải đó thuộc về các gia đình riêng rẽ chứ không phải của cộng đồng nữa.
Ph. Ăng-ghen chỉ rõ: “Những của cải ấy, một khi trở thành sở hữu riêng của các gia đình riêng rẽ và một khi đã tăng lên nhanh chóng, thì đánh một đòn rất mạnh vào xã hội dựa trên chế độ hôn nhân cặp đôi và trên thị tộc mẫu quyền. Hôn nhân cặp đôi đƣa vào gia đình một yếu tố mới. Bên cạnh ngƣời mẹ đẻ, chế độ đã đặt ngƣời bố đẻ, ngƣời bố thật có lẽ còn thật hơn nhiều so với những ngƣời “bố” thời nay” [5, tr. 90-91].
Cùng với sự phát triển đó của lực lƣợng sản xuất và sự phân công lao động mới xuất hiện, nên ảnh hƣởng của ngƣời phụ nữ trong đời sống kinh tế và quan hệ xã hội dần giảm sút. Lúc này, vai trò của ngƣời đàn ông ngày càng đƣợc khẳng định và dần giữ địa vị thống trị trong gia đình, khiến cho ngƣời đàn ông có xu hƣớng đảo ngƣợc trật tự thừa kế cổ truyền nhằm có lợi cho con
thì điều đó vẫn không thể thực hiện đƣợc. Vì vậy, trƣớc hết cần phải xóa bỏ tính dòng dõi theo chế độ mẫu quyền, và trong thực tế chế độ đó đã bị xóa bỏ. Thế là, dòng dõi tính theo đằng mẹ và quyền thừa kế mẹ bị xóa bỏ, dòng dõi tính theo đằng cha và quyền thừa kế cha đƣợc xác lập. Sự xuất hiện của chế độ tƣ hữu, hình thái gia đình mẫu quyền sụp đổ và chuyển sang chế độ phụ quyền. Sự thay đổi này là một trong những cuộc cách mạng triệt để nhất mà nhân loại đã trải qua.
Ph. Ăng-ghen đã chỉ ra nguyên nhân của sự phát triển cho gia đình cặp đôi thành gia đình một vợ một chồng, cũng chính là nguyên nhân của sự thay thế chế độ mẫu quyền thành chế độ phụ quyền. Trong đó, chế độ gia đình gia trƣởng là hình thức trung gian giữa chế độ mẫu hệ và phụ hệ. Ph. Ăng-ghen viết tiếp: “Chế độ mẫu quyền bị lật đổ là sự thất bại lịch sử có tính chất toàn thế giới của giới nữ. Ngay cả ở trong nhà, ngƣời đàn ông cũng nắm lấy quyền cai quản, còn ngƣời đàn bà thì bị hạ cấp, bị nô dịch, bị biến thành nô lệ cho sự dâm đãng của đàn ông, thành một công cụ sinh đẻ đơn thuần” [5, tr. 93].
Quyền chuyên chế của ngƣời đàn ông một khi đƣợc xác lập thì kết quả đầu tiên của nó thể hiện ra trong hình thức trung gian đã xuất hiện lúc đó, tức là gia đình gia trưởng.
Nét đặc trƣng chủ yếu của hình thức gia đình gia trƣởng không phải là chế độ nhiều vợ, mà là việc thu nhận những ngƣời nô lệ và quyền lực gia trƣởng. Điển hình của hình thức gia đình này là gia đình La Mã.
Hình thức gia đình gia trƣởng đánh dấu bƣớc chuyển từ chế độ hôn nhân cặp đôi sang chế độ một vợ một chồng. Để đảm bảo sự thành thật của ngƣời vợ, đảm bảo việc con cái đích thực là do ngƣời cha đẻ ra, ngƣời vợ buộc phải phục tùng quyền lực tuyệt đối của ngƣời chồng; nếu chồng có giết vợ chăng nữa thì cũng chỉ là thực hiện quyền của mình mà thôi!
Gia đình gia trƣởng là gia đình gồm nhiều thế hệ con cháu cùng một ngƣời cha và tất cả vợ con của họ; đều sống chung trong cùng một nhà, cùng canh tác ruộng đất, ăn và mặc nhờ vào những dự trữ chung phần sản phẩm thừa ra của họ. Cộng đồng gia trƣởng, với việc sở hữu và cày cấy chung ruộng đất đã mang lại một bƣớc tiến mới so với trƣớc kia. Theo nhƣ nhà bác học ngƣời Nga, Cô-va-lép-xki, thì cộng đồng gia trƣởng cũng là giai đoạn quá độ sang công xã nông thôn, với chế độ canh tác cá thể của từng gia đình và việc phân chia đất canh tác, đồng cỏ, trƣớc hết là chia theo định kỳ, rồi sau chia vĩnh viễn.
Sự xuất hiện sở hữu tƣ nhân về tƣ liệu sản xuất chính là nguyên nhân xuất hiện hình thức gia đình tiếp theo, gia đình một vợ một chồng, hay còn gọi là chế độ hôn nhân cá thể. Nếu nhƣ các hình thức gia đình đã nêu ở trên đều xuất hiện từ yếu tố tự nhiên thì hình thức gia đình này đƣợc xuất hiện dựa trên yếu tố kinh tế.
Gia đình một vợ một chồng đƣợc hình thành chủ yếu do sự phát triển của lực lƣợng sản xuất làm nảy sinh chế độ tƣ hữu và khi ấy gia đình trở thành những đơn vị kinh tế của xã hội. Hình thức này đƣợc duy trì cho đến ngày nay, và sẽ ngày càng hoàn thiện hơn khi xuất hiện chế độ sở hữu công cộng về tài sản nói chung, về tƣ liệu sản xuất nói riêng.
Ph. Ăng-ghen vạch rõ chế độ một vợ một chồng là hình thức gia đình đầu tiên không dựa trên những điều kiện tự nhiên mà dựa trên những điều kiện kinh tế - tức là trên thắng lợi của sở hữu tƣ nhân đối với sở hữu công cộng và tự phát: “gia đình một vợ một chồng nảy sinh từ gia đình cặp đôi vào lúc giao thời giữa giai đoạn giữa và giai đoạn cao của thời đại dã man; thắng lợi cuối cùng của gia đình một vợ một chồng là một trong những dấu hiệu
một vợ một chồng trong chế độ tƣ hữu đƣợc “…dựa trên quyền thống trị của ngƣời chồng, nhằm chủ đích là làm cho con cái sinh ra phải có cha đẻ rõ ràng