Thực hiện tốt các chức năng: lập kế hoạch, chỉ đạo và đổi mớ

Một phần của tài liệu Quản lý dạy học thực hành cho sinh viên khoa Điện hệ Cao đẳng nghề,Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (Trang 79)

pháp, hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng và giá trị sống cho đoàn viên.

3.2.2.1. Mục đích của biện pháp

Biện pháp được thực hiện nhằm giúp BCH Đoàn cơ quan chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt chức năng lập kế hoạch giáo dục kỹ năng và giá trị sống cho đoàn viên; chức năng chỉ đạo và đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng và giá trị sống cho đoàn viên để đảm bảo công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng và giá trị sống đạt hiệu quả tốt, góp phần nâng cao kỹ năng công tác cho đội ngũ cán bộ đoàn, đặc biệt là kỹ năng phương pháp lãnh đạo và sức sáng tạo để qua đó tổ chức có hiệu quả các hoạt động phong trào của Đoàn thanh niên tại cơ quan.

3.2.2.2. Nội dung và cách thức tiến hành biện pháp

- Đối với lập kế hoạch giáo dục kỹ năng và giá trị sống cho đoàn viên: Từ thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng và giá trị sống cho đoàn viên đến hoạt động tại Nhà văn hóa Học sinh - Sinh viên Hà Nội cho thấy, bên cạnh việc xây dựng chương trình công tác theo năm học, theo nhiệm kỳ và triển khai theo các buổi họp BCH, Ban Giám đốc Nhà văn hóa Học sinh – Sinh viên Hà Nội triển khai thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng và giá trị sống cho đoàn viên thông qua các hoạt động cụ thể của Đoàn TNCS Thành phố Hà Nội. Hoạt động giáo dục kỹ năng và giá trị sống cho đoàn viên của Nhà văn hóa Học sinh – Sinh viên Hà Nội được thực hiện qua các bước, cụ thể:

1. Ban hành chủ trương, nghị quyết, kế hoạch, chương trình công tác Đoàn trong đó nội dung thực hiện nhiệm vụ giáo dục kỹ năng và giá trị sống cho đoàn viên trên cơ sở định hướng chương trình công tác năm của Nhà văn hóa Học sinh – Sinh viên Hà Nội đó trình Đoàn cấp trên phê duyệt.

- Mẫu cấu trúc của kế hoạch;

80

2. Tổ chức thực hiện các kế hoạch nhằm vận động, thu hút đoàn viên tham gia, qua đó thực hiện mục tiêu giáo dục kỹ năng và giá trị sống cho đoàn viên.

- Ra quyết định thành lập bộ máy nòng cốt nhân sự; - Phân chia sắp xếp cơ cấu, phân công nhiệm vụ;

- Tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên, cán bộ, nhân viên về giá trị sống, kỹ năng sống.

- Xây dựng quy định, môi trường, chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị... 3. Chỉ đạo triển khai thực hiện các kế hoạch nhằm vận động, thu hút đoàn viên tham gia, qua đó thực hiện mục tiêu giáo dục kỹ năng và giá trị sống cho đoàn viên.

- Hướng dẫn cách tiến hành; - Động viên nhắc nhở, giúp đỡ; - Giám sát (chất lượng và tiến độ).

4. Thực hiện công tác kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động giáo dục kỹ năng và giá trị sống, rút kinh nghiệm trong tổ chức thực hiện các phong trào, hoạt động của Đoàn.

- Mục đích, nội dung, thời gian, hình thức tiêu chí, đối tượng...(ngay từ đầu)

- Áp dụng kỹ năng kiểm tra, kiểm sóat công việc theo 2C: Control (kiểm soát) + Check (kiểm tra)

+ Kiểm tra: Nội dung công việc, tần suất, ai, điểm trọng yếu;

+ Kiểm soát: Đặc tính gì, làm thế nào, như thế nào, có bao nhiêu điểm kiểm soát và điểm kiểm soát trọng yếu.

5. Tổng kết hoạt động giáo dục kỹ năng và giá trị sống

Mục đích, Nội dung, Phương pháp, hình thức tiến hành, kết quả thực hiện. 6. Rèn luyện kĩ năng phân tích SWOT:

- Áp dụng kĩ năng xác định nôi dung công việc theo 5W + 1 H: + Xác định mục tiêu, Nội dung công việc (What?)

81

+ Xác định lí do, cơ sở lựa chọn công việc cần làm (Why?) + Thời gian, địa điểm, người tiến hành công việc

(Where, when, Who, How)

- Áp dụng kĩ năng phân bổ nhân lực cho HĐ theo 5M: + Nhân lực (Man) - Kinh phí (Money) - Vật liệu (Material ) + Máy móc, p/tiện (Machine), PP làm việc (Method).

- Nội dung kĩ năng phân tích SWOT: Mặt mạnh - mặt yếu Thách thức - Thời cơ

Các điểm mạnh: Là những điểm mạnh (yếu tố có giá trị) của các đoàn thể, trường, lớp, GV, CB, NV, HS và phụ huynh. Những yếu tố này là thuộc tính bên trong và hữu dụng của Nhà văn hóa Học sinh – Sinh viên Hà Nội nhằm duy trì, xây dựng và làm đòn bẩy thúc đẩy Nhà văn hóa Học sinh – Sinh viên Hà Nội phát triển lên mức cao hơn.

Các điểm yếu: Là những yếu tố bên trong của các đoàn thể, Nhà văn hóa Học sinh – Sinh viên Hà Nội, những điểm còn chưa hoàn thiện, chưa tốt, các yếu tố yếu kém của cá nhân (Nhà văn hóa Học sinh – Sinh viên Hà Nội), có khả năng gây hại cho Nhà văn hóa Học sinh – Sinh viên Hà Nội. Việc xác định các điểm yếu của Nhà văn hóa Học sinh – Sinh viên Hà Nội nhằm khắc phục đưa Nhà văn hóa Học sinh – Sinh viên Hà Nội thóat khỏi điểm yếu.

Các cơ hội: Là các yếu tố bên ngoài có lợi (sẽ đem lại lợi) cho cá nhân và lớp học. Việc xác định các cơ hội nhằm đánh giá khách quan môi trường bên ngoài lớp học, nắm bắt các cơ hội để tận dụng và tránh những rủi ro.

Các đe dọa, mối nguy hại: là những tác động tiêu cực bên ngoài mà tập thể và cá nhân GV, CB, NV, HS có thể phải đối mặt. Việc xác định các mối đe dọa, nguy hại bên ngoài nhằm điều chỉnh HĐ để ngăn chặn các trở ngại từ bên ngoài, hạn chế tối đa các mối đe dọa, các mối nguy hại có thể xâm nhập vào Nhà văn hóa Học sinh – Sinh viên Hà Nội.

82

- KN phân tích SWOT được vận dụng vào toàn bộ quá trình chỉ đạo và quản lý Nhà văn hóa Học sinh – Sinh viên Hà Nội.

* Cách tích hợp giáo dục kỹ năng và giá trị sống vào Nhà văn hóa Học sinh – Sinh viên Hà Nội

Tích hợp giáo dục kỹ năng và giá trị sống vào giảng dạy các môn học theo chương trình, cần tuân thủ theo các cấp độ là:

Nhận thức (biết, hiểu) - Tình cảm - Hành động

* Trải nghiệm từ chính cuộc sống:

Nhà văn hóa Học sinh – Sinh viên Hà Nội phối hợp với các cơ quan đoàn thể cùng gia đình và cộng đồng để tạo ra nhiều cơ hội cho đoàn viên được trải nghiệm các kỹ năng và giá trị sống.

Trong đó đều có các khâu từ lập kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng và giá trị sống cho đoàn viên, tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng và giá trị sống cho đoàn viên, kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục kỹ năng và giá trị sống cho đoàn viên.

Để tiến hành công tác lập kế hoạch, Chi bộ, Ban Giám đốc cần giao cho một đồng chí Phó Giám đốc thường trực phụ trách công tác giáo dục của Đoàn. Trong đó có các thành viên (nơi có điều kiện có thể thành lập Ban công tác giáo dục kỹ năng và giá trị sống) phân công nội dung dự thảo kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng và giá trị sống cho đoàn viên đến tham gia hoạt động tại Nhà văn hóa Học sinh- Sinh viên Hà Nội. Kế hoạch cần nêu rõ mục đích, yêu cầu, có sự phân chia các nhóm hoạt động, phân công tổ chức thực hiện và kiểm tra, đánh giá cụ thể. Trong mỗi kỳ họp Ban Giám đốc cần có sự rà soát, đôn đốc chỉ đạo kịp thời để thực hiện kế hoạch. Đồng chí được giao phụ trách nội dung này và đồng chí thành viên chịu trách nhiệm trực tiếp trước Ban Giám đốc Nhà văn hóa Học sinh – Sinh viên Hà Nội về việc tổ chức thực hiện kế hoạch của Nhà văn hóa Học sinh – Sinh viên Hà Nội; Báo cáo thường xuyên đối với Bí thư Chi bộ cơ quan về công việc đang tham mưu chỉ đạo.

83

- Đối với chỉ đạo các hoạt động giáo dục kỹ năng và giá trị sống cho đoàn viên: Nhiệm vụ chỉ đạo các hoạt động giáo dục kỹ năng và giá trị sống cho đoàn viên do Ban Giám đốc Nhà văn hóa Học sinh – Sinh viên thực hiện. Trong đó đồng chí Giám đốc chịu trách nhiệm chung và chịu trách nhiệm trước Chi bộ, BGĐ và ĐVTN toàn cơ quan về hoạt động của Nhà văn hóa Học sinh – Sinh viên Hà Nội, trong đó có công tác giáo dục kỹ năng và giá trị sống. Do đó Ban Giám đốc cần sát sao đối với công tác chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng và giá trị sống cho đoàn viên. Muốn vậy thì trước hết cần sát sao với việc thực hiện nhiệm vụ của ban công tác giáo dục kỹ năng và giá trị sống. Đồng thời cần chỉ đạo hoạt động giáo dục kỹ năng và giá trị sống đồng bộ trên nhiều góc độ, cụ thể: cần đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ trẻ về việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục kỹ năng và giá trị sống cho đoàn viên thông qua các hoạt động, cuộc thi được tổ chức tại Nhà văn hóa Học sinh- Sinh viên Hà Nội. Mặt khác Ban Giám đốc cần tập chung chỉ đạo thực hiện tốt các hoạt động phong trào, hoạt động tình nguyện, hoạt động xã hội để tạo môi trường cho đoàn viên được tham gia vào hoạt động của Đoàn cơ quan. Qua đó, để đoàn viên rèn luyện, nâng cao nhận thức cho bản thân, hình thành và phát triển các kỹ năng xã hội và hoàn thiện nhân cách.

- Đối với việc đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng và giá trị sống cho đoàn viên: Đây là một trong những nội dung khá quan trọng của tổ chức Đoàn, góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng tổ chức và hoạt động, khẳng định vị trí của Đoàn với ĐVTN. Do đó để đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng và giá trị sống cho đoàn viên mà trực tiếp là đổi mới và nâng chất lượng các phong trào. Để làm được những việc nêu trên, cần thiết phải thực hiện tốt một số nhóm giải pháp, cụ thể: + Thực hiện phương châm giáo dục kỹ năng và giá trị sống cho đoàn viên thông qua các phong trào hành động cách mạng, qua điển hình tiên tiến, khuyến khích ý thức tự rèn luyện của đoàn viên gắn với tham gia sinh hoạt trong tổ chức Đoàn của cơ quan. Phát huy ưu thế của các phương tiện truyền

84

thông hiện đại, đa phương tiện, hệ thống báo chí, website của Đoàn Thanh niên và cổng thông tin điện tử của cơ quan Nhà văn hóa Học sinh - Sinh viên Hà Nội; sử dụng có hiệu quả các hình thức, công cụ giáo dục mới như Internet, mạng xã hội để thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục cho đoàn viên…Khai thác hiệu quả các nguồn lực xã hội để phối hợp với các đơn vị khác ngoài xã hội về công tác giáo dục cho đoàn viên. Lựa chọn, phân công cán bộ giỏi lý luận, kỹ năng, nghiệp vụ, nắm chắc thực tiễn làm công tác tuyên truyền, giáo dục kỹ năng và giá trị sống cho đoàn viên.

+ Thường xuyên tổ chức các phong trào, hoạt động triển khai cuộc vận động học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; lựa chọn nội dung, hình thức phù hợp với đối tượng đoàn viên và nhiệm vụ chính trị của cơ quan. Chú trọng làm theo những lời dạy của Bác, cụ thể hóa thành những tiêu chí, chuẩn mực đạo đức, rèn luyện thường xuyên trong công việc của mỗi cán bộ, đoàn viên. Phát huy vai trò nêu gương của cán bộ trẻ, ý thức tự giác của đoàn viên, kết hợp với cơ chế kiểm tra, giám sát thông qua các biện pháp tổ chức và sinh hoạt của các cấp bộ đoàn, đặc biệt là sinh hoạt chi đoàn. + Triển khai sâu rộng các nội dung giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức lối sống trong đoàn viên gắn với phong trào cách mạng của Đoàn, Hội; nghiên cứu đổi mới phương thức, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền giáo dục kỹ năng và giá trị sống cho đoàn viên; thường xuyên nắm bắt tình hình tư tưởng, định hướng dư luận trong đoàn viên thông qua mạng lưới thăm dò dư luận của Đoàn cơ quan; chủ động tuyên truyền, vận động và giáo dục đoàn viên trong việc tích cực đấu tranh có hiệu quả với những luận điệu chống phá của các thế lực thù địch nhằm vào thanh niên.

+ Chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục về truyền thống yêu nước, đoàn kết, cần cù sáng tạo và khát vọng vươn lên trong mọi hoàn cảnh của nhân dân Việt Nam, góp phần bồi dưỡng, xây dựng lớp Thanh niên có Bản lĩnh vững vàng, Thanh lịch văn minh, Tri thức phong phú, Sức khỏe dồi dào, Kỹ năng thành thạo, cùng với 6 giá trị cốt lõi của Thanh niên Thủ đô thời đại mới là

85

Trung thành, Sáng tạo, Khát vọng, Dấn thân, Tôn trọng, Trách nhiệm, tự tin đảm nhận vai trò chủ nhân tương lai của đất nước. Giáo dục truyền thống vẻ vang của Đảng, của Đoàn, truyền thống của Nhà văn hóa Học sinh - Sinh viên Hà Nội; có ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc, truyền thông của quê hương, gia đình; tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa của nhân loại; đấu tranh với các biểu hiện, hành vi đi ngược lại với những truyền thống dân tộc.

+ Đổi mới phương pháp, nâng cao hiệu quả công tác nắm bắt tình hình tư tưởng và dư luận xã hội của đoàn viên. Tập thể lãnh đạo cán bộ công nhân viên Nhà văn hóa Học sinh – Sinh viên cần thường xuyên đẩy mạnh nghiên cứu nắm bắt tình hình tư tưởng, dư luận trong đoàn viên; nắm bắt những xu hướng, trào lưu mới trong đoàn viên để kịp thời có chủ trương công tác đúng, phù hợp; tăng cường tổ chức các hoạt động đối thoại với đoàn viên.

+ Chủ động phối hợp trong hoạt động giáo dục kỹ năng và giá trị sống cho đoàn viên, giúp đoàn viên biết yêu cuộc sống, giàu lòng nhân ái, kế thừa và phát huy giá trị nhân văn của dân tộc, ứng xử văn minh, thanh lịch, nghĩa tình; chú trọng nêu gương người tốt, việc tốt; bày tỏ chứng kiến, đấu tranh với cái xấu; kiên quyết đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực, đặc biệt là tiêu cực trong thi cử, bạo lực học đường, từng bước bại trừ các tệ nạn trong đoàn viên… + Triển khai thực hiện tốt phong trào thanh niên tình nguyện, cuộc vận động xây dựng nếp sống văn hóa trong học tập, lao động, sinh hoạt, giải trí trong ĐVTN…Đồng thời nghiên cứu triển khai sâu rộng các mô hình giáo dục kỹ năng và giá trị sống cho đoàn viên.

+ Đẩy mạnh tổ chức các hoạt động nhằm giảm số lượng đoàn viên trung bình, yếu, đoàn viên vi phạm pháp luật.

+ Tăng cường giáo dục đoàn viên thông qua những tấm gương điển hình tiên tiến, cá nhân có thành tích vượt trội. Thường xuyên chú trọng xây dựng, phát hiện nhân rộng những mấu hình cá nhân tiêu biểu trong học tập, lao động và công tác để đoàn viên học tập và noi theo.

86

+ Tham mưu lãnh đạo cơ quan và các phòng chức năng quan tâm, tạo môi trường thuận lợi cho đoàn viên tham gia các hoạt động do đoàn cơ quan tổ chức.

+ Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động của đoàn cơ quan, đặc biệt là hoạt động giáo dục kỹ năng và giá trị sống cho đoàn viên, nhằm đảm bảo tính thống nhất trong chỉ đạo tổ chức thực hiện và tạo ra sự đổi mới trong phương pháp quản lý, nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục kỹ năng và giá trị sống tại Nhà văn hóa học sinh- Sinh viên Hà Nội nói chung và tại các đơn vị sự nghiệp, các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng.

3.2.2.3. Điều kiện để thực hiện biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lý dạy học thực hành cho sinh viên khoa Điện hệ Cao đẳng nghề,Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)