0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Phổ hấp thụ quang học (UV-Vis)

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO HẠT NANO ĐA CHỨC NĂNG AG-4ATP FE3O4 BỌC SIO2 NHẰM ỨNG DỤNG TRONG SINH HỌC (Trang 32 -32 )

Phép đo hấp thụ quang học dựa trên cơ sở định Luật Beer-Lambert. Nội dug định luật như sau: Sóng điện từ cường độ I0 tới một cuvette dày l đựng chất lỏng nồng độ C. Sau khi đi ra khỏi cuvette sóng điện từ có cường độ I1. Mối liên hệ giữa I1 vàI0 được mô tả bởi phương trình :

Cl I I I Alo g ( )  1 0 1 0

Trong đó ε là độ hấp thụ mol. Phương pháp đo UV-Vis cho phép ta ghi phổ và đọc được các giá trị hấp thụ tại bước sóng bất kỳ. Ưu điểm của phương pháp này là phân tích các đơn chất đơn giản, nhanh chóng, có độ nhạy cao.

Trong phép đo này, một chùm sáng được phát ra từ nguồn sáng, ví dụ là đèn phát sáng trong vùng UV hoặc phát sáng trong vùng nhìn thấy (Vis), được đưa qua hệ máy đơn sắc sẽ được tách ra thành cách bước sóng đơn sắc. Mỗi tia sáng này sẽ chia thành hai tia sáng để so sánh, có cường độ như nhau nhờ một gương phản xạ bán phần. Một trong hai tia sáng trên truyền qua một cuvette bằng thạch anh, chứa dung dịch cần nghiên cứu, cường độ của tia sáng sau khi truyền qua mẫu làI1. Tia còn lại (tia so sánh) sau khi truyền qua một cuvette tương tự chỉ chứa dung môi (nước cất) sẽ có cường độ I0. Cường độ của các tia sáng sau đó được các detector ghi lại và so sánh trực tiếp trong cùng điều kiện cần đo. Nếu mẫu không hấp thụ ánh sáng đã cho thì I1= I0. Tuy nhiên, nếu hấp thụ ánh sáng thì I1<I0 các phổ có thể được vẽ dưới dạng phổ truyền qua T(ν) =I1(ν)/I0(ν) hoặc phổ hấp thụ A(ν) = log10[I1(ν)/ I0(ν)]. Các mẫu tạo được đã được đo bằng máy UV-2450PC tại Trung tâm Khoa học Vật liệu – khoa Vật lý – trường Đại học Khoa học Tự nhiên.

33

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO HẠT NANO ĐA CHỨC NĂNG AG-4ATP FE3O4 BỌC SIO2 NHẰM ỨNG DỤNG TRONG SINH HỌC (Trang 32 -32 )

×