Quyền chọn ngoại tệ

Một phần của tài liệu Công cụ phái sinh và sử dụng công cụ phái sinh trong bộ phận nguồn vốn Ứng dụng về giao dịch quyền chọn (Trang 33)

3. Chi tiết các giao dịch quyền chọn ở Việt Nam

3.2.Quyền chọn ngoại tệ

Theo công văn số 135/NHNN-QLNH, Eximbank là ngân hàng đầu tiên trong cả nước được thực hiện thí điểm nghiệp vụ quyền chọn ngoại tệ với ngoại tệ. Sau Eximbank, NHNN cũng cho phép 7 ngân hàng khác thực hiện thí điểm nghiệp vụ này, gồm Citibank, HSBC, BIDV, ACB, VCB, ICB và Agribank.

Tính đến tháng 6/2004, chỉ có 50 hợp đồng quyền chọn được ký kết với doanh số thực hiện hơn 50 triệu USD của Eximbank với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, còn 7 ngân hàng còn lại không ký được hợp đồng nào. Từ 2004 đến 2007, mặc dù không còn giới hạn về số lượng ngân hàng tham gia giao dịch quyền chọn ngoại tệ nhưng thực tế cho thấy các hoạt động mua bán này chưa thực sự sôi động, chỉ tập trung vào chi nhánh các ngân hàng nước nước

ngoài như HSBC hay Citibank và một số ít ngân hàng Việt Nam như Eximbank, Techcombank.

Cho tới nay, các ngân hàng đều đã thực hiện quyền chọn ngoại tệ với các đồng tiền tự do chuyển đổi như USD, CAD, JPY, CHF, SGD, AUD, GBP, HKD. Các ngân hàng thường quy định quy mô tối thiểu hợp đồng quyền chọn tương đương 100.000 USD (Techcombank, VCB, MB…).

Hình thức quyền chọn được quy định khác nhau tùy ngân hàng. Techcombank quy định hình thức giao dịch quyền chọn kiểu Châu Âu, tức là hợp đồng chỉ được thực hiện khi đến ngày đáo hạn, thời gian kết thúc giao dịch là 13h Hà Nội hoặc 15h Tokyo. Nhưng với Eximbank thì chỉ nêu ra có hai loại quyền chọn kiểu Mỹ và quyền chọn kiểu Châu Âu chứ không quy định khách hàng phải chọn loại nào.

Tuy mới thực hiện nhưng các ngân hàng đã đạt được những kết quả nhất định.

Doanh số giao dịch quyền chọn ngoại tệ tại VCB-HCM

Đơn vị tính: triệu đồng

Năm Doanh số quyền chọn Tỷ lệ tăng (%) % Doanh số Quyền chọn/Doanh số giao dịch giao ngay % Doanh số quyền chọn/Tổng doanh số ngân hàng 2006 14.774 31,29 0,21 0,17 2007 18.244 23,07 0,19 0,16 2008 23.121 27,59 0,18 0,16 2009 32.814 26,33 0,20 0,17

Doanh số quyền chọn tuy có tăng qua các năm với tốc độ cao (31,29% năm 2006; 23,07% năm 2007; 27,59% năm 2008; 26,33% năm 2009) nhưng vẫn còn chiếm một lượng quá nhỏ đối với tổng doanh số giao ngay cũng như đối với tổng doanh số giao dịch của ngân hàng (chưa đến 0,2%).

11.709 triệu đồng. Đến quý I năm 2010, tổng giá trị của các hợp đồng mua tiền tệ mà Eximbank mua vào đạt 2.543 triệu đồng tương ứng trên bảng cân đối kế toán là 15 triệu đồng tài sản. Tổng giá trị các hợp đồng mua tiền tệ mà Eximbank bán ra đạt 2.584 triệu đồng tương ứng với 31 triệu đồng công nợ trên bảng cân đối kế toán. Ngân hàng chỉ là trung gian trong các hợp đồng quyền chọn này; thực hiện mua/bán của khách hàng và cân đối lại trên thị trường liên ngân hàng. Như vậy các giao dịch này được phòng ngừa rủi ro. Đối với các giao dịch đầu cơ, Eximbank quản lý rủi ro về các mức giới hạn của mỗi giao dịch viên; hạn mức về trạng thái ngoại hối chưa cân bằng cho từng loại ngoại tệ; hạn mức về tổng trạng thái ngoại tệ của ngân hàng theo quy định của NHNN.

Sacombank cũng thực hiện mua bán quyền chọn tiền tệ. Năm 2008, tổng giá trị các giao dịch quyền chọn mua tiền tệ của Ngân hàng bằng 2.784 triệu đồng. Giao dịch quyền chọn bán có tổng giá trị 2.411 triệu đồng. Các con số này khá giống với Eximbank. Nhìn chung các giao dịch quyền chọn tiền tệ được các ngân hàng triển khai đã bắt đầu có những kết quả đáng ghi nhận.

Một phần của tài liệu Công cụ phái sinh và sử dụng công cụ phái sinh trong bộ phận nguồn vốn Ứng dụng về giao dịch quyền chọn (Trang 33)