Ngân hàng có thể sử dụng hợp đồng quyền chọn để phòng tránh rủi ro về sự biến động giá của tài sản( bởi các yếu tố tỷ giá, giá chứng khoán, v.vv...) đồng thời NH cũng bán quyền chọn cho các DN có nhu cầu trong nước, giúp DN bảo hiểm tài sản hoặc thực hiện mục đích đầu cơ của mình.
1.1. Bảo hiểm rủi ro
Bảo hiểm tài sản cho chính ngân hàng
Với mỗi nhận định khác nhau trong tương lai mỗi NH sẽ có những chiến lược khác nhau để tự bảo vệ mình:
- Nếu NH nhận định trong tương lai tỷ giá hoặc giá chứng khoán tăng mạnh, khi ấy NH sẽ mua quyền chọn mua từ một ngân hàng khác ( hoặc cũng có thể sử dụng hợp đồng tương lai mua ngoại tệ hoặc chứng khoán)
- Nếu NH nhận định trong tương lai tỷ giá hoặc giá chứng khoán giảm, NH sẽ mua quyền chọn bán ( hoặc sử dụng hợp đồng tương lai để bán)
- Cần lưu ý, vì phí quyền chọn thường khá lớn, có thể lên đến vài % giá trị hợp đồng nên hợp đồng quyền chọn sẽ chỉ được sử dụng khi NH dự đoán tỷ giá hoặc giá sẽ có sự biến động mạnh, khi ấy lợi nhuận thu được từ quyền chọn mới đủ bù đắp chi phí đã bỏ ra để mua quyền chọn, hơn nữa khi mà NH chỉ biết rằng tỷ giá hoặc giá các loại CK sẽ có sự biến động mạnh mà không rõ xu hướng đi lên hay giảm xuống thì có thể kết hợp cả hai quyền chọn mua và bán để bảo vệ nguồn vốn của mình.
Bảo hiểm tài sản cho các DN khác:
- Các doanh nghiệp có các nghiệp vụ kinh doanh liên quan tới ngoại tệ sẽ phải đối mặt với vấn đề tỷ giá, và khi đó họ có thể mua các hợp đồng quyền chọn mua bán ngoại tệ từ các NH cung cấp.
- Không chỉ vấn đề tỷ giá, các doanh nghiệp là tổ chức đầu tư hay các doanh nghiệp bất kỳ mà có khoản mục đầu tư chứng khoán trong danh mục đầu tư của họ cũng có thể mua hợp đồng quyền chọn từ các NH để phòng ngừa rủi ro trong các mảng đầu tư đó.
- Trong các trường hợp trên thì NH đóng vai trò là người bảo hiểm cho các doanh nghiệp khác và NH sẽ thu phí từ việc bán quyền.
1.2. Cung cấp một công cụ tài chính cho mục đích đầu cơVí dụ: Ví dụ:
Khách hàng dự đoán tỷ giá EUR/USD ba tháng nữa sẽ tăng giá và hi vọng có thể kiếm lời từ thị trường ngoại hối. Khách hàng có thể đầu cơ bằng cách mua 100.000 EUR, giữ trong 3 tháng và bán ra khi EUR lên giá. Tuy nhiên, giấc mơ đầu cơ này của khách hàng không thể thành sự thật nếu trong tay khách hàng không thể có ngay số USD lớn cần thiết hiện tại, mà thời cơ không chờ đợi.
Tạo điều kiện cho khách hàng có thể thử thời vận cũng như vận dụng hiểu biết của mình, ngân hàng ACB đã chào một hợp đồng quyền chọn mua EUR 3 tháng. Như vậy, chỉ với một khoản phí, khách hàng có quyền mua EUR 3 tháng sau với một giá thực hiện cố định và chờ đợi sự tăng giá của EUR.
Tương tự khi khách hàng dự đoán EUR giảm giá, ngân hàng ACB sẽ chào một hợp đồng quyền chọn bán EUR.
1.3. Cân đối lợi nhuận từ cung ứng hợp đồng quyền chọn
Là bên bán quyền chọn, ngân hàng nhận khoản lãi tối đa là phí quyền nhưng khoản lãi của khách hàng lại chính là khoản lỗ của ngân hàng. Khi đó, ngân hàng có thể bù đắp phần lỗ này bằng việc mua hợp đồng quyền chọn đối ứng từ một ngân hàng khác.
Với giao dịch bán quyền chọn mua:
ACB sau khi bán quyền chọn mua EUR cho khách hàng sẽ mua lại quyền chọn mua đó từ ngân hàng Bepielle. ACB có thể chào chi phí bán quyền chọn cho khách hàng cao hơn chi phí mua quyền chọn từ Bepielle.
Khi EUR lên giá so với USD, khách hàng thực hiện quyền chọn mua để kiếm lợi nhuận thì ACB sẽ thực hiện quyền chọn mua đó với khách hàng, sau đó ACB thực hiện quyền chọn mua lại đối với ngân hàng Bepielle để bù đắp phần lỗ mà ngân hàng đã trả cho khách hàng.
Nếu EUR không lên giá so với USD, khách hàng không thực hiện quyền chọn mua thì ACB cũng không thực hiện quyền với đối tác. ACB chỉ đơn giản là
lấy phí quyền chọn mua thu từ khách hàng trang trải cho phí mua quyền chọn từ Bepielle. ACB không những không mất gì mà còn được hưởng chênh lệch phí do phí bán quyền cao hơn phí mua quyền.
Quy trình ngược lại đối với việc ACB bán một quyền chọn bán