Sự nghiệp đổi mới và yêu cầu giáo dục đạo đức mới cho sinh viên hiện

Một phần của tài liệu Pháp luật với việc xây dựng đạo đức mới cho sinh viên các trường đại học ở Hà Nội hiện nay (Trang 38)

viên hiện nay

Tiếp bước truyền thống lịch sử vẻ vang của dân tộc, nhiệm vụ của thế hệ trẻ Việt Nam ngày nay phải tiếp nối sự nghiệp của lớp người đi trước, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa Đất nước mở ra trang sử mới cho non sông Việt Nam vinh quang sánh vai cùng các dân tộc khác trên thế giới.

Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ vẻ vang đó, mỗi sinh viên phải đáp ứng được những yêu cầu sau:

Một là: Mỗi sinh viên phải có lòng yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc, cùng với lòng kính trọng đối với nhân dân, đối với Tổ quốc. Từ đó hình thành tình cảm đạo đức, trở thành niềm tin, trở thành sức mạnh, vốn là những giá trị, những phẩm chất không thể thiếu được trong mỗi con người Việt Nam yêu nước, trong nhân cách sinh viên Việt Nam. Từ đó mỗi sinh viên tự ý thức ra sức học tập, rèn luyện phấn đấu để xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, đem lại hạnh phúc thực sự cho con người.

Hai là: Ở mỗi sinh viên phải có hoài bão, ước mơ và niềm tin hướng tới tương lai.

Sinh viên là một tầng lớp xã hội đặc thù, là một bộ phận thanh niên, nên họ cũng có những đặc điểm của thanh niên như: trẻ, khá nhạy cảm với cái mới, họ có những đặc điểm phát triển đạo đức riêng gắn liền với đặc trưng tâm lý lứa tuổi, các phẩm chất tốt và xấu, tích cực và tiêu cực..., đan xen nhau, cùng song song tồn tại với nhau. Họ là những chủ nhân tương lai của đất nước, là những người trực tiếp tham gia vào sự nghiệp đổi mới đất nước. Đổi mới là qua trình cải biến cách mạng, mà đặc thù của quá trình này là chủ thể phải thay đổi chính bản thân mình, phải xóa bỏ những lực cản trong xã hội, và trong chính bản thân con người. Đối với thanh niên, sinh viên chính công cuộc đổi mới vừa qua đã khơi dậy bầu nhiệt huyết của họ một luồng sinh

34

lực mới, xóa đi những trì trệ và lạc hậu lâu dài mà nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp để lại.

Ba là: Phải giáo dục cho sinh viên những giá trị đạo đức mới, trên cơ sở phát huy những giá trị đạo đức truyền thống và tiếp thu những tinh hoa đạo đức nhân loại.

Đạo đức không nảy sinh từ đạo đức mà là phản ánh đời sống xã hội. Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, đạo đức đang biến đổi theo cả khuynh hướng tích cực và tiêu cực. Các giá trị đạo đức truyền thống cũng đang biến đổi, bổ sung, phát triển cho phù hợp với điều kiện mới. Bên cạnh đó, những chuẩn mực đạo đức mới đang hình thành, nhưng còn non yếu chưa đủ sức xác lập tính phổ biến trong hiệu lực định hướng nhân cách. Tiếp đó, do yêu cầu của hội nhập kinh tế, giao lưu văn hóa dẫn đến việc du nhập những giá trị, những chuẩn mực đạo đức ngoại lai. Trong những chuẩn mực này, có cái cần thiết đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhưng có cái lại thể hiện như là những yếu tố phản giá trị cần hết sức đề kháng, sàng lọc và loại bỏ nó. Sự đan xen giữa giá trị và phản giá trị trong những chuẩn mực đạo đức hiện nay làm cho nhân cách khó khăn trong việc xác định phương hướng, lựa chọn, thực hiện hành vi đạo đức. Vì vậy, để chủ động xây dựng nhân cách đạo đức cho sinh viên trong điều kiện hiện nay, cần xác lập một hệ chuẩn mực đạo đức mới, hiện đại phù hợp với yêu cầu của xã hội hiện đại.

Như vậy, sự biến đổi sâu sắc trong lĩnh vực đời sống vật chất xã hội trong thời kỳ đổi mới ở nước ta do Đảng khởi sướng và lãnh đạo từ Đại hội VI đến nay đã dẫn đến nhiều biến đổi trong đời sống tinh thần của xã hội nói chung và đời sống của sinh viên các trường đại học nói riêng.

Nhân loại đang ở thập niên đầu của thế kỷ mới, thế kỷ của văn minh trí tuệ dẫn đến nhiều thay đổi phi thường trong lực lượng sản xuất, mở ra một thời kỳ mới trong cách sống, nếp suy nghĩ, lối cống hiến và hưởng thụ của

35

con người. Tuy vậy, những khát vọng muôn đời về ấm no hạnh phúc… vẫn chi phối hành vi của con người trên hành trình này, trong đó có sinh viên - lực lượng năng động nhất trong xã hội. Sinh viên Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cần được giáo dục đạo đức một cách bài bản và kỹ lưỡng, phải vừa kế thừa được những giá trị đạo đức truyền thống của cha ông lại vừa tiếp thu được những giá trị đạo đức tiên tiến của nhân loại, để trở thành những trí thức mới “vừa hồng vừa chuyên”, đáp ứng đòi hỏi của công cuộc đổi mới.

Sinh viên nói riêng và thế hệ trẻ Việt Nam nói chung ngày nay đang đứng trước những thời cơ và thách thức to lớn cùng với những bước hội nhập của đất nước. Trước đây, trong cảnh “nước mất, nhà tan” vì vậy, phải lựa chọn “chết vinh hay sống nhục”… muốn không sống nhục thì đi làm cách mạng dưới ngọn cờ của Đảng, không còn con đường nào khác. Giờ đây, để dân tộc nghèo, dốt là nhục. Đi làm cách mạng để bản thân và dân tộc thoát khỏi cái nhục nghèo dốt, bây giờ đây lại diễn ra dưới những hình thức rất đời thường như: đi học, lao động trên đồng ruộng hay ở các công ty, cơ quan, xí nghiệp…

Từ sự so sánh trên đây để chúng ta nhận ra rằng, việc giáo dục đạo đức cho sinh viên hiện nay vừa có nội dung khác biệt lại vừa có nội dung tương đồng với đạo đức truyền thống của các thế hệ đi trước.

Một phần của tài liệu Pháp luật với việc xây dựng đạo đức mới cho sinh viên các trường đại học ở Hà Nội hiện nay (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)