Sự tương đồng và khác biệt về bản chất giữa đạo đức và pháp luật

Một phần của tài liệu Pháp luật với việc xây dựng đạo đức mới cho sinh viên các trường đại học ở Hà Nội hiện nay (Trang 26)

Pháp luật và đạo đức đều là những phạm trù thuộc kiến trúc thượng tầng, được quy định bởi kinh tế và chịu sự tác động của nhiều yếu tố thuộc hạ

22

tầng cơ sở. Pháp luật là đạo đức mang tính pháp lý, là phương tiện chủ yếu, rất quan trọng để nhà nước quản lý xã hội. Còn đạo đức là toàn bộ những quy tắc nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người với con người trong xã hội.

Đạo đức và pháp luật là hai phạm trù có mối quan hệ chặt chẽ tác động lẫn nhau. Đạo đức và pháp luật ra đời đều có vai trò quan trọng trong việc quản lý xã hội. Mối quan hệ khăng khít đó thể hiện trước hết là chúng có cùng mục đích và nhiệm vụ là nhằm điều chỉnh, đánh giá tất cả những hành vi, hoạt động của con người, giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với xã hội, với tự nhiên và cả với chính bản thân mình. Có thể nói, đạo đức và pháp luật có chung một đích là chống cái ác, làm điều thiện đem lại cuộc sống hạnh phúc, thanh bình cho cá nhân và xã hội.

Song, cơ chế vận hành đi đến mục đích của pháp luật và đạo đức có những đặc điểm khác nhau:

Thứ nhất: Khác nhau về cách thức điều chỉnh hành vi.

Pháp luật điều chỉnh, đánh giá thái độ, hành vi, cách ứng xử của con người bằng một hệ thống luật định do nhà nước ban hành, được cụ thể hóa bằng văn bản, đạo luật, với sức mạnh cưỡng chế, bắt buộc, bắt buộc của các tổ chức chức năng và chính quyền, buộc tất cả các thành viên trong cộng đồng, trong xã hội phải tuân thủ, không theo ý riêng muốn hay không muốn của cá nhân nhằm đảm quyền lợi, nghĩa vụ của người công dân trong một quốc gia. Bộ máy để thực thi pháp quyền của xã hội được tổ chức chặt chẽ từ Trung ương đến địa phương.

Đạo đức điều chỉnh hành vi con người bằng dư luận xã hội để đánh giá cái thiện, cái ác theo cách khen ngợi hay chê trách. Pháp luật quy định chi tiết các hành vi được phép làm và hành vi bị cấm đoán. Cụ thể, các phương án xử lý những hình phạt vi phạm mô tả cụ thể. Đạo đức không có quy định cụ thể nào về trách nhiệm mà người vi phạm quy tắc đạo đức phải chịu. Hiệu lực của

23

quy phạm đạo đức là sức mạnh của dư luận, sự lên án, khen chê của cộng đồng. Còn pháp luật chỉ áp dụng chế tài đối với những trường hợp gây hậu quả xấu, làm thiệt hại về vật chất và tinh thần xã hội.

Pháp luật điều chỉnh quan hệ xã hội bằng các quy phạm pháp luật theo các quy định quyền và nghĩa vụ. Còn đạo đức điều chỉnh, đánh giá thái độ, hành vi, cách ứng xử của cá nhân nhờ ý thức tự giác về trách nhiệm, nghĩa vụ, tình cảm mà cá nhân đã nhận thức được do tác động của thực tiễn đời sống xã hội, bao gồm cả những kinh nghiệm trong phong tục, tập quán truyền thống của dân tộc. Cơ sở để hình thành, phát triển ý thức tự giác thực hiện các quy tắc, chuẩn mực của đạo đức đó là dư luận xã hội.

Dư luận khen, chê, khâm phục hay coi thường của xã hội có tác động rộng rãi, lâu dài đối với sự ghi nhận, đánh giá đạo đức trong nhân cách. Vì vậy, mà nó có ý nghĩa rất to lớn, mạnh mẽ thúc đẩy động cơ đạo đức, làm cho cá nhân phải cảnh tỉnh trong hành vi và cách ứng xử của mình. Dân gian đã khẳng định:

“Trăm năm bia đá thì mòn

Nghìn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ”.

Các nguyên tắc, chuẩn mực pháp luật được thay đổi trên cơ sở sự điều hành, quản lý của nhà nước, mang tính phổ cập, là những tiêu chuẩn tối thiểu để cho mọi công dân thực hiện được dễ dàng. Ngược lại, những quy tắc, chuẩn mực đạo đức thường là những chuẩn mực cao của xã hội, mà muốn thực hiện được nó cá nhân phải có một trình độ nhận thức nhất định, do đó luôn luôn đòi hỏi mỗi người phải tự bồi dưỡng, tự rèn luyện mình.

Thứ hai: Khác biệt về quá trình thực hiện.

Việc thực hiện luật pháp, về mặt nhận thức nhiều khi không cần có sự hiểu biết cặn kẽ ý nghĩa của nó, tuy nhiên vẫn phải thể hiện một cách đầy đủ theo những quy định sẵn có. Nhưng đối với đạo đức thì việc thực hiện các nguyên tắc, chuẩn mực hành vi đạo đức chủ yếu dựa trên cơ sở hoàn toàn tự

24

giác, nghĩa là hiểu rõ được việc mình cần làm do những cảm xúc cao đẹp, do lương tâm thúc giục, do trách nhiệm, nghĩa vụ đối với xã hội và người khác. Vì vậy, trong thực tế có thể xảy ra những trường hợp luật pháp không trừng phạt nhưng bị dư luận đạo đức lên án, hoặc ngược lại đạo đức không lên tiếng nhưng luật pháp lại trừng phạt. Thang bậc đánh giá của luật pháp theo khuôn khổ luật định từ thấp lên cao, từ bé đến lớn, tùy theo hậu quả của hành vi, từ việc ăn cắp con gà, con chó đến tài sản lớn hoặc xâm hại đến tính mạng của người khác; Theo những khuôn luật có giới hạn nhất định thể hiện ý chí dứt khoát bằng mệnh lệnh “phải làm” - “không được làm”, không có phạm vi tự do ý thức của cá nhân. Những thang bậc đánh giá của đạo đức rộng hơn nhiều. Bất cứ một hành vi, hành động nào cũng chỉ có ranh giới đạo đức và phi đạo đức, dù chỉ là ăn cắp một con gà hay ăn cắp hẳn chiếc ô tô. Từ tự ý thức, tự giác đến việc lựa chọn hành vi, hành động của cá nhân nằm trong chuẩn mực “nên làm” - “không nên làm”, nghĩa là không có sự áp đặt, cưỡng bức của bất kỳ một cơ quan nào của Nhà nước, mà tùy thuộc vào trình độ tự nhận thức về trách nhiệm, nghĩa vụ, lương tâm của chủ thể đạo đức. Chẳng hạn, trong đời sống xã hội có những người giàu có “nứt đố đổ vách”, họ có thể giúp đỡ hay không giúp đỡ những người nghèo khổ là hoàn toàn tự nguyện, tùy tâm, pháp luật không trừng phạt họ, nhưng đạo đức có thể phê phán, chê trách, lương tâm có thể bị cắn rứt…

Với ý nghĩa ấy, người ta cho rằng “Pháp luật chỉ là đạo đức tối thiểu còn đạo đức mới là pháp luật tối đa”. Yêu cầu tối thiểu của pháp luật chung quy lại không được làm hại ai cả. Yêu cầu tối đa của đạo đức không chỉ dừng lại “không được làm hại ai cả” mà còn cao hơn là tự nguyện hết lòng giúp đỡ mọi người, tích cực làm điều thiện, đem lại lợi ích cho người khác.

Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, pháp luật và đạo đức đều nhằm bảo vệ lợi ích của mọi công dân và lợi ích chung của xã hội. Vì thế pháp luật ở đây tự bản thân nó đã bao hàm những yếu tố đạo đức. Trong nhiều trường hợp, sự

25

vi phạm pháp luật, ở một mức độ nào đó có thể coi là vi phạm pháp luật, ở một mức độ nào đó có thể coi là vi phạm đạo đức. Do vậy, thực hiện pháp luật một cách tự giác mong muốn góp phần vào cuộc sống bình yên của xóm làng, hạnh phúc của dân tộc cũng chính là sự thể hiện những phẩm chất đạo đức chân chính.

Đạo đức còn là cơ sở, là môi trường để tiếp thu, cảm nhận và thực hiện pháp luật. Trong khi thi hành pháp luật, những quan điểm, những chuẩn mực đạo đức được sử dụng để giải thích các quy phạm pháp luật các vấn đề pháp lý cụ thể nảy sinh trong đời sống.

Thứ ba: Khác nhau về quá trình thay đổi các quy định.

Những quy định của pháp luật được thay đổi trên cơ sở quản lý điều hành của Nhà nước, còn những quy tắc, chuẩn mực về đạo đức được hình thành và thay đổi theo sự phát triển tự nhiên của xã hội.

Những quy tắc, chuẩn mực đạo đức chưa hẳn là chuẩn mực pháp luật. Nhưng là những nguồn gốc quan trọng của những quy tắc, chuẩn mực pháp luật. Còn những chuẩn mực pháp luật đều là chuẩn mực đạo đức, là những tiêu chuẩn tối thiểu của đạo đức. Những quy tắc, chuẩn mực pháp luật có vai trò bảo vệ và định hướng cho chuẩn mực đạo đức và được đảm bảo thực hiện dựa trên sức mạnh cưỡng chế của các cơ quan quyền lực Nhà nước. Những quy tắc chuẩn mực đạo đức thường là những tiêu chuẩn cao của xã hội, muốn thực hiện được cần đạt đến trình độ nhận thức nhất định và luôn đòi hỏi sự rèn luyện về nhận thức và văn hóa của từng người, được hình thành và bảo vệ trên sức mạnh của dư luận xã hội, được bảo vệ bằng lương tâm, sự phê phán, tập quán truyền thống và có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo đảm những quy tắc, chuẩn mực pháp luật không bị vi phạm. Đối tượng điều chỉnh của pháp luật và đạo đức là các quan hệ xã hội theo quan điểm của giai cấp thống trị trong từng thời kỳ phát triển khác nhau của lịch sử. Tuy nhiên, đạo

26

đức và pháp luật có sự khác nhau về nguồn gốc hình thành, hình thức biểu hiện và phương pháp bảo đảm thực hiện.

Như vậy, sự khác biệt giữa đạo đức và pháp luật, chủ yếu ở sự khác biệt về phạm vi tác động, ở hình thức khẳng định và phương tiện đảm bảo thực hiện.

Các chuẩn mực pháp luật do cơ quan có thẩm quyền Nhà nước quy định một cách rõ ràng cụ thể. Những quy định của pháp luật được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước. Pháp luật là chuẩn mực phổ biến chung cho mọi công dân trong một Nhà nước.

Nếu pháp luật thể hiện ý chí của Nhà nước thì đạo đức thể hiện ý chí của xã hội. Đạo đức được thực hiện nhờ uy tín xã hội và tập thể, khi vi phạm nó sẽ bị dư luận xã hội lên án và lương tâm cắn rứt. Tiêu chuẩn đầu tiên đánh giá hành vi đạo đức là ở tính tự giác của nó.

Đạo đức và pháp luật có những cách thức điều tiết hành vi con người khác nhau. Song đạo đức và pháp luật lại liên quan mật thiết với nhau, kết hợp và bổ sung cho nhau tạo nên sự điều tiết mạnh mẽ đối với hành vi xã hội. Pháp luật chỉ đáp ứng được việc điều chỉnh những quan hệ xã hội cơ bản và quan trọng nhất liên quan đến lợi ích và vận mệnh quốc gia. Đạo đức và các quy tắc xã hội khác sẽ bổ sung vào những quan hệ xã hội mà pháp luật còn chậm điều chỉnh hoặc chưa điều chỉnh hết được.

Kết hợp các ưu thế của pháp luật và đạo đức sẽ có tác dụng như một phương tiện kiểm tra thường xuyên hành vi của con người.

Xã hội càng phát triển, càng văn minh thì yêu cầu về pháp luật cũng như đạo đức càng trở thành vấn đề xã hội bức thiết. Pháp luật không dựa trên cơ sở một nền đạo đức tiến bộ thì việc thực hiện pháp luật cũng khó có kết quả tốt.

Pháp luật của mỗi quốc gia, chính là sự phản chiếu của lăng kính nền văn minh, giá trị văn hóa đạo đức cũng như truyền thống nhân văn của dân

27

tộc đó, quốc gia đó. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam là Nhà nước phải tiến hành quản lý xã hội bằng pháp luật, đồng thời hết sức coi trọng việc giáo dục ý thức đạo đức cho toàn dân. Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, pháp luật là nhân tố tác động mạnh mẽ đến sự hình thành và phát triển nền đạo đức mới xã hội chủ nghĩa, đạo đức lại giúp con người khả năng tự định hướng hành vi phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi cuả pháp luật. Tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật trở thành tiêu chuẩn đạo đức xã hội chủ nghĩa. Sự sai lệch và biến dạng cuả các chuẩn mực đạo đức tất yếu sẽ dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật.

Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu của chúng ta - vị lãnh tụ vĩ đại của toàn dân tộc Việt Nam, là một tấm gương sáng chói về đạo đức cách mạng để cho các thế hệ noi theo, để cho đạo đức của dân tộc ta ngày càng thêm phong phú, trong sáng, cao đẹp.

Là một nhà hoạt động thực tiễn, Người đã đề cập rất rõ vấn đề kết hợp pháp luật và đạo đức trong quản lý xã hội mà Người hầu như không dùng ngôn ngữ có tính bác học [52, tr.35]. Trong từng việc làm của mình, Người luôn là hiện thân của một bậc đạo đức cao cả, là tấm gương mẫu mực về đạo lý mà hàng triệu người đang noi theo. Bản thân Hồ Chí Minh cũng là một tấm gương sáng trong việc thực hiện và vận động mọi tầng lớp nhân dân thực hiện theo chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Chính phủ. Không một chính sách, pháp luật nào của Nhà nước mà người không trực tiếp viết bài, nói chuyện, hoặc bằng sự gương mẫu chấp hành của bản thân mình để cổ vũ, động viên đồng bào đi theo [52, tr.50].

Ngay từ khi mới giành được chính quyền, Hồ Chí Minh đã chú trọng việc giáo dục rèn luyện các cơ quan Đảng và Nhà nước, Mặt trận luôn phải biết kết hợp giữa pháp luật và đạo đức như là một trong những cách thức hoạt động chủ yếu của mình trong sự nghiệp xây dựng xã hội mới,đồng thời Người cũng đặt nền móng tư tưởng cho viêc kết hợp pháp luật và đạo đức trong tổng

28

hòa hoạt động của các thiết chế này với tính cách là cơ chế thực hiện quyền lực của nhân dân. Trong quá trình lập pháp cũng là quá trình Hồ Chí Minh đưa ra những giá trị đạo đức mới - đạo đức cách mạng vào pháp luật. Người luôn nêu cao phương châm: Cái gì có lợi cho dân thì phải hết sức làm, cái gì có hại cho dân thì phải hết sức tránh.

Theo phong cách riêng của mình, Hồ Chí Minh không đưa ra định nghĩa trực tiếp về đạo đức mà sử dụng cách đối lập giữa các sự việc, hiện tượng để nêu khái niệm đạo đức: “Đạo đức, ngày trước thì chỉ trung với Vua, hiếu với cha mẹ. Ngày nay, thời đại mới, đạo đức cũng phải mới. Phải trung với nước. Phải hiếu với dân, với đồng bào” [40, tr.199]. Người lấy sự đối lập giữa chủ nghĩa tập thể với chủ nghĩa cá nhân để định nghĩa cho đạo đức cách mạng: Đặt lợi ích của Đảng và nhân dân lao động lên trước lợi ích riêng của cá nhân mình. Hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân… [41. tr.285].

Theo Hồ Chí Minh, đạo đức có nguồn gốc từ đấu tranh xã hội, phục vụ yêu cầu cuộc sống của con người: Vì lẽ sinh tồn, cũng như mục đích cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức…Quan điểm trên đây vừa xác định tính giai cấp của đạo đức, vừa nói nên vai trò của đạo đức như là một công cụ phục vụ đấu tranh sinh tồn của nhân loại nhằm thực hiện và bảo vệ lợi ích của họ.

Mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức trong tư tưởng Hồ Chí Minh xuất phát từ những định đề sau:

Trước hết, hệ quy chiếu được Người sử dụng là cặp phạm trù lợi - hại. Pháp luật và đạo đức đều nhằm mục đích thực hiện và bảo vệ lợi ích của con người. Vấn đề là ở chỗ pháp luật và đạo đức mang lại lợi ích cho ai, cho số đông hay số ít giai cấp, tầng lớp trong xã hội và đây cũng là căn cứ để phân định bản chất của pháp luật cũ và pháp luật xã hội chủ nghĩa: “Pháp luật cũ … chỉ có lợi cho thực dân, phong kiến…”, “pháp luật của ta hiện nay bảo vệ quyền lợi cho hàng triệu người lao động” [45, tr.185-187].

29

Tiếp theo, trên cơ sở lấy lợi hại làm hệ quy chiếu, Người cũng chỉ ra

Một phần của tài liệu Pháp luật với việc xây dựng đạo đức mới cho sinh viên các trường đại học ở Hà Nội hiện nay (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)