Chương 1. Vai trò của pháp luật đối với việc xây dựng đạo đức mới cho sinh viên Việt Nam hiện nay
1.2. Tầm quan trọng của pháp luật đối với việc xây dựng đạo đức mới cho sinh viên hiện nay
1.2.2. Nội dung giáo dục đạo đức mới
Sự phát triển nhân cách đạo đức, suy cho cùng phải được thể hiện thông qua những hành vi thực tế. Hành vi đạo đức là hành vi được thực hiện bởi sự điều tiết của ý thức đạo đức mà trong đó các chuẩn mực đạo đức giữ vai trò trung tâm. Với tính cách là quá trình cải biến xã hội sâu sắc, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đòi hỏi và tất yếu sẽ nảy sinh ra một hệ thống chuẩn mực đạo đức mới thích hợp hơn với sự vận hành của cơ chế thị trường và sự biến đổi của xã hội hiện đại. Việc tiếp nhận, và cải biến các
36
chuẩn mực đạo đức mới để thích ứng với cơ chế thị trường, biến nó thành sức mạnh đạo đức bên trong của con người chính là chỉ báo về sự phát triển đạo đức.Hiện nay, sự quá độ về đạo đức gây ra những khó khăn trong việc xây dựng và phát triển nhân cách. Nhiều chuẩn mực cũ đã lỗi thời nhưng trong nhiều trường hợp vẫn được ngộ nhận như là giá trị. Bên cạnh đó những chuẩn mực mới hình thành chưa đủ sức xác lập tính phổ biến trong hiệu lực định hướng nhân cách. Thực tiễn xã hội với nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, giao lưu văn hóa đã dẫn đến việc du nhập văn hóa. Tất nhiên có những giá trị đạo đức cần thiết đối với sự nghiệp đổi mới của đất nước hiện nay, nhưng cũng có những cái lại thể hiện như là phản giá trị cần phải lọc bỏ. Do đó, việc đẩy mạnh công tác giáo dục đạo đức và ý thức pháp luật để sinh viên có bản lĩnh nhất định tự mình “miễn dịch” những yếu tố phản giá trị, đồng thời phát huy những giá trị văn hoá đạo đức cao đẹp. Muốn vậy, đòi hỏi chúng ta phải xác định được những nội dung đạo đức mới cần giáo dục cho sinh viên cho phù hợp với điều kiện mới như sau:
Thứ nhất: Giáo dục lòng yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc.
Lòng yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc là sợi chỉ đỏ xuyên suốt lịch sử cách mạng Việt Nam đã được cha ông ta dày công vun đắp suốt quá trình dựng nước và giữ nước, được nâng lên thành: Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam.
Chủ nghĩa yêu nước là tinh thần đối với đất nước, là lòng trung thành đối với Tổ quốc, với nhân dân, có khát vọng đem lại lợi ích cho nhân dân và dân tộc mình. Được biểu hiện cụ thể đó là: Lòng dũng cảm, trí thông minh, ý chí bất khuất, kiên cường chống giặc ngoại xâm và tinh thần hăng hái, tích cực góp sức vào công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước.
Để sinh viên nhận thức được chủ nghĩa yêu nước là bậc thang cao nhất trong giá trị đạo đức Việt Nam, phương pháp hữu hiệu nhất là giáo dục lòng yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc.Ở đây chúng ta phải giáo dục làm sao để họ biết chuyển giá trị đạo đức ấy từ yêu cầu bên ngoài trở thành nhu cầu tất
37
yếu bên trong đối với mỗi nhân cách sinh viên. Giúp cho sinh viên biết tiếp thu và cải biến những giá trị, phẩm chất đạo đức ấy thành những nét, những giá trị nhân cách bền vững trong họ, giúp họ biến những tri thức đạo đức trong sách vở thành những hành vi đạo đức trong cuộc sống.
Trước xu thế hội nhập thế giới hiện nay, đặt ra cho sinh viên những thời cơ và thách thức lớn. Kẻ thù đang tìm mọi cách chống phá chủ nghĩa xã hội và công cuộc đổi mới của nhân dân ta. Trong khi đó, trình độ nhận thức và giác ngộ chính trị của sinh viên còn rất hạn chế. Trước tình hình đó, việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc trong mỗi sinh viên có ý nghĩa vô cùng to lớn, giúp sinh viên rèn luyện ý chí vươn lên mạnh mẽ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ những thành quả cách mạng mà các thế hệ trước đã phải đổi bằng xương máu.
Thứ hai: Giáo dục cho sinh viên biết sống có lý tưởng, ước mơ và hoài bão lớn.
Sinh viên là lớp người trẻ tuổi, là người sẽ kế tục sự nghiệp đổi mới đất nước. Nếu như họ sống không có lý tưởng và niềm tin, không có ước mơ, hoài bão lớn lao, thì không thể có đức hy sinh và lòng dũng cảm, không dám nghĩ, dám làm, không dám đối mặt với khó khăn nguy hiểm… Điều đó có nghĩa là ở họ không thể hình thành và phát triển những phẩm chất đạo đức.
Do đó, phải giáo dục cho sinh viên lý tưởng sống cao đẹp để họ có tinh thần học tập và vươn lên. Sống có hoài bão, lý tưởng, cuộc sống của con người sẽ có ý nghĩa gấp đôi.
Lý tưởng không phải là ảo tưởng xa rời thực tiễn, lý tưởng luôn bắt nguồn từ cuộc sống. Lý tưởng của sinh viên hiện nay là là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; là tích cực học tập và rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp. Phấn đấu xây dựng nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đây là lý tưởng rất cao đẹp và khoa học. Việc giáo
38
dục những lý tưởng này chỉ có ý nghĩa khi sinh viên biết biến lý tưởng trở thành hiện thực.
Có thể nói, lý tưởng, hoài bão trong cuộc sống là động lực cơ bản thúc đẩy sinh viên biết vươn lên trong quá trình học tập và xứng đáng là chủ nhân tương lai của Đất nước.
Thứ ba: Giáo dục những giá trị đạo đức mới trong học tập.
Thế giới ngày nay đang đứng trước những biến động to lớn, đòi hỏi mỗi quốc gia, mỗi dân tộc phải tự vươn lên, nếu không muốn trở thành những quốc gia nghèo nàn, lạc hậu. Trong hoàn cảnh đó, trí thức càng trở thành vốn quý của các dân tộc. Khi trí tuệ là tài nguyên quý giá của mỗi dân tộc thì nhiệm vụ học tập, không ngừng nâng cao kiến thức, tay nghề với mỗi sinh viên càng trở nên cấp thiết. Đối với sinh viên, học tập là yêu cầu của xã hội.
Họ không chỉ học để có trong tay một cái nghề để sống mà bên cạnh việc tiếp thu những tri thức nghề nghiệp họ còn phải trau dồi, rèn luyện cả những phẩm chất đạo đức của con người mới xã hội chủ nghĩa. Do đó, học tập còn trở thành nghĩa vụ đạo đức, là nhu cầu tự thân của lớp trẻ nhằm hướng vào bản thân mình để thay đổi chính bản thân mình, giáo dục đạo đức mới trong quá trình học tập của sinh viên là hướng hoạt động học tập của họ theo đúng mục tiêu giáo dục đào tạo đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước. Ở đây công tác giáo dục đòi hỏi phải chủ động định hướng các giá trị đạo đức mới cho sinh viên đáp ứng yêu cầu của công cuộcđổi mới đất nước, cụ thể là:
Tư tưởng yêu nước là giá trị đạo đức hàng đầu xuyên suốt trong quá trình lịch sử dân tộc Việt Nam từ khi dựng nước đến nay. Ngày nay, yêu nước là yêu nhân dân, yêu chủ nghĩa xã hội. Không chỉ yêu nhân dân nước mình mà còn quý trọng yêu nhân dân nước khác. Yêu nước phải gắn với ý chí tự lực tự cường, sáng tạo trong lao động, học tập, khai thác mọi tiềm năng của đất nước, chiến thắng đói nghèo, lạc hậu, từng bước nâng cao đời sống nhân dân.
39
Tính tập thể ngày càng phải đặt trong bối cảnh mới, cần có sự đánh giá lại mối quan hệ giữa các cá nhân với tập thể và xã hội. Giáo dục đạo đức cá nhân cần chú ý đến quan hệ hài hòa, sự thống nhất giữa lợi ích cá nhân và xã hội.
Lòng nhân ái là một truyền thống quý báu của dân tộc, là cội nguồn của đạo đức cần phát huy. Ngày nay, những vấn đề nhân đạo cấp bách như: Ngăn chặn cái ác, khuyến khích cái thiện, đoàn kết thương yêu con người, quý trọng của công, quan tâm đến nỗi bất hạnh của con người, chống chiến tranh, chống ma túy và bệnh AIDS, chống nạn đói và mù chữ, bảo vệ môi trường sinh thái…
Giáo dục đạo đức mới bao hàm cả nội dung giáo dục chủ nghĩa nhân đạo cộng sản cho sinh viên. Vì đây là một nội dung hết sức cơ bản, là bản chất của đạo đức mác xít, là một trong những nhân tố, giá trị nền tảng của nhân cách con người.
Thực chất của giáo dục chủ nghĩa nhân đạo cộng sản là giúp sinh viên nhận thức được tình thương yêu giữa con người với con người, là đấu tranh cho tự do, hạnh phúc của nhân loại, giải phóng con người ra khỏi mọi sự tha hóa. Giáo dục cho họ biết đấu tranh không khoan nhượng với mọi bất công và tiêu cực diễn ra trong xã hội.
Ngoài những phẩm chất đạo đức đã được trình bày ở trên, còn một số phẩm chất đạo đức khác cũng được đưa vào nội dung giáo dục đạo đức mới cho sinh viên như: ý thức trách nhiệm của công dân, có bản lĩnh nhân cách vững vàng, một lối sống văn minh,giáo dục tình cảm, tình bạn, tình yêu, đoàn kết giúp đỡ nhau trong học tập và trong cuộc sống. Thực tiễn đã cho thấy, một lối sống đẹp mang tính nhân bản và nhân văn sâu sắc, tính khoa học và thẩm mỹ cao, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, đã góp phần to lớn trong việc khắc phục lối sống thực dụng, chạy theo nhu cầu vật chất bất chấp những giá trị chung của xã hội.
40
1.2.3. Tác động của pháp luật đối với việc xây dựng đạo đức mới cho sinh viên hiện nay
Để giáo dục đạo đức mới cho sinh viên các trường đại học hiện nay có rất nhiều phương pháp. Ở đây, việc tự rèn luyện bản thân của mỗi sinh viên là phương pháp quan trọng. Song, thông qua sự tác động của pháp luật để giáo dục đạo đức cũng là một phương pháp quan trọng và hiệu quả đối với việc rèn luyện đạo đức. Khẳng định điều đó là do:
Thứ nhất: Pháp luật là một trong những phương thức để bảo vệ và giữ gìn trật tự xã hội, khẳng định những giá trị đạo đức truyền thống, hạn chế đi đến loại bỏ những chuẩn mực đạo đức lạc hậu. Đây là những yếu tố quan trọng để xây dựng chuẩn mực đạo đức mới cho thanh niên nói chung và sinh viên nói riêng.
Pháp luật không chỉ tác động đến sự hình thành, hỗ trợ những điều kiện thuận lợi cho sự hình thành những quan điểm, chuẩn mực đạo đức mới,mà còn loại bỏ dần những quan điểm, chuẩn mực đạo đức cũ, lỗi thời.
Với tư cách là sự biểu hiện tập trung mối quan hệ giữa người với người trong cuộc sống, pháp luật nước ta hiện nay và đạo đức cách mạng, tự bản thân chúng luôn thống nhất với nhau. Pháp luật tự nó đã bao hàm ý nghĩa đạo đức cao cả và đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ nền đạo đức xã hội.
Pháp luật ghi nhận những nguyên tắc, những chuẩn mực, những quan điểm đạo đức theo nhiều cách thức khác nhau, tùy thuộc vào đặc điểm các quan hệ xã hội mà các ngành luật khác nhau điều chỉnh. Có thể là sự ghi nhận trực tiếp (thường thấy trong các quy phạm luật hôn nhân và gia đình, luật dân sự, hiến pháp, luật hành chính…). Cũng có thể là sự ghi nhận gián tiếp thông qua việc quy định những dấu hiệu của hành vi vi phạm pháp luật (thường thấy trong luật hình sự, trong các quy phạm pháp luật hành chính liên quan đến xử lý vi phạm hành chính).
41
Trong bối cảnh hiện nay, bên cạnh những tác động tích cực thì còn có những tác động tiêu cực đến lực lượng thanh niên, sinh viên. Nền kinh tế thị trường ít nhiều ảnh hưởng đến tư duy của con người, làm cho không ít sinh viên có tư tưởng tiêu cực trong cuộc sống cũng như trong thi cử, thương mại hóa trong thi cử, lười nhác ỷ lại vào cha mẹ có chức có quyền… Vấn đề này cho thấy việc tăng cường vai trò của pháp luật trong giáo dục đạo đức cho sinh viên hiện nay là rất cần thiết. Chỉ khi nào sinh viên được giáo dục và nắm bắt có hệ thống những quy định của pháp luật thì khi đó sinh viên mới tiếp nhận tốt các phẩm chất đạo đức xã hội. Đây là cơ sở để sinh viên biết cách xử lý các mối quan hệ xã hội, đảm bảo lợi ích hợp pháp của mình và của mọi người trong xã hội. Chỉ có pháp luật xã hội chủ nghĩa mới tạo điều kiện cho đạo đức mới xã hội chủ nghĩa tồn tại và phát triển một cách bền vững.
Thứ hai: Pháp luật xã hội chủ nghĩa đảm bảo công bằng xã hội, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhân dân, góp phần to lớn và quá trình dân chủ hóa xã hội. Trong qúa trình đó, đạo đức sinh viên được giáo dục, rèn luyện để phát triển toàn diện, vững chắc.
Như vậy, để xã hội phát triển hài hòa và công bằng, để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhân dân và chính bản thân mình, sinh viên - những người chủ tương lai của Đất nước phải trang bị cho mình kiến thức pháp luật đầy đủ, có tinh thần trách nhiệm cao trong thi hành pháp luật, làm gương cho những người xung quanh góp phần tích cực vào việc xây dựng xã hội mới, con người mới. Pháp luật chính là cơ sở vững chắc đảm bảo cho toàn bộ hoạt động thực tiễn của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Thứ ba: Pháp luật là phương tiện để thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng được cụ thể hóa trở thành những quy tắc bắt buộc chung đối với mọi công dân trong xã hội, trở thành quyền lực của Nhà nước được thực hiện một cách trực tiếp, chính xác và thống nhất trong cả nước. Pháp luật thể hiện ý chí chung của giai cấp công nhân và nhân dân lao động nhằm xây dựng xã