- Các chính sách của Trung ương về sản xuất, xuất khẩu cà phê.
Từ sau năm 1986, Ủy ban Nhân dân tỉnh Đăk Lăk đã xác định và xây dựng, hoàn thiện chiến lược mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực số1 của tỉnh.
Bên cạnh đó, Ủy ban Nhân dân tỉnh Đăk Lăk đã kết hợp với hiệp hội Cà phê- Ca cao Việt Nam đã đề xuất lên Bộ Tài chính và các bộ ngành có liên quan xem xét việc giảm mức lệ phí cho cà phê cuất khẩu tử 0,5USD/ tấn xuống 0,2USD/ tấn.
Ủy ban Nhân dân tỉnh đã là việc với các ngân hàng thương mại trên địa bàn cung ứng vốn vay cho công tác thu mua của các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất khẩu cà phê để đảm bảo nguồn cung hàng và kịp thời xuất bán những lúc giá cà phê tăng mạnh. Trong niên vụ 2008- 2009 các ngân hàng đã cung ứng cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh số vốn vay 877,38 tỷ đồng.
Những chính sách nêu trên sẽ tạo nhiều thuận lợi tăng năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu cà phê của tỉnh.
- Nguồn nhân lực các doanh nghiệp trong tỉnh
Trong chế biến: năm 2009, toàn tỉnh Đăk Lăk có 112 đơn vị chế biến cà phê nhân, trong đó có 18 doanh nghiệp nhà nước do Trung ương quản lý, 8 doanh nghiệp
nhà nước do tỉnh quản lý, 3 doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, 4 công ty chi nhánh ngoài tỉnh và 79 doanh nghiệp tư nhân.
Trong kinh doanh xuất khẩu: Hiện nay trong tỉnh có 14 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu cà phê nhân, trong đó có: 1 doanh nghiệp trung ương ( công ty cổ phần đầu tư và xuất nhập khẩu ( XNK) cà phê Tây Nguyên) , 6 doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc tỉnh ( công ty XNK 2-9 Đăk Lăk, công ty cổ phần Đầu tư XNK Đăk Lăk, Công ty Cà phê Phước An, công ty Cà phê Thắng Lợi, công ty Cà phê Tháng 10 và Công ty Cà phê EaPôk), 4 doanh nghiệp tư nhân ( công ty TNHH Anh Minh, Công ty TNHH Thương mại Trúc Tâm, Công ty TNHH thương mại Nam Nguyệt, công ty XNK Đức Nguyên), 2 doanh nghiệp liên doanh nước ngoài ( công ty Liên doanh chế biến Cà phê XNK Man- Buôn Ma Thuột, công ty TNHH Cà phê Hà Lan- Việt Nam) và 1 chi nhánh của doanh nghiệp Tp. Hồ Chí Minh ( chi nhánh công ty cổ phần INTIMEX- Buôn Ma Thuột).
- Khả năng tài chính của các doanh nghiệp trong tỉnh
Nhìn chung, khả năng năng tài chính của các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu khá ổn định. Tuy nhiên, vào một số thời điểm nguồn cung hoặc cầu về cà phê nhân tăng mạnh thì các doanh nghiệp khó xoay kịp vốn. Nhưng trong những năm gần đây, các doanh ngiệp đã được các ngân hành thương mại cung ứng vốn vay kịp thời theo sự chỉ đạo của UBND tỉnh.
- Hệ thống cơ sở vật chất- kĩ thuật
Các doanh nghiệp chế biến và doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu trên địa bàn đã có sẵn cơ sở máy móc, thiết bị sản xuất cà phê nhân quy mô. 25 doanh nghiệp có nhà máy chế biến cà phê nhân theo công nghệ chế biến ướt, năng lực chế biến chiếm 20% sản lượng cà phê toàn tỉnh với tổng công suất chế biến hàng năm trên 300.000 tấn cà phê/ năm. Bên cạnh đó, công ty TNHH một thành viên Xuất nhập khẩu 2/ 9 đã xây dựng khu tổng kho và nhà máy tại khu công nghiệp Hòa Phú- Thành phố Buôn Ma Thuột với tổng trị giá 13 tỉ đồng. Đầu năm 2009, công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu cà phê Tây Nguyên cũng đã khởi công xây dựng kho ngoại quan tại khu công nghiệp Hòa
Phú với tong nguồn vốn đầu tư 160 tỉ đồng. Những doanh nghiệp khác trên địa bàn tỉnh, như: Công ty cà phê Việt Thắng, Công ty cà phê Tháng 10, Công ty liên doanh chế biến cà phê xuất khẩu Man- Buôn Ma Thuột,… đang tiếp tục đầu tư nguồn vốn trên 70 tỉ đồng để xây dựng hệ thống sân phơi, nhà xưởng, dây chuyền chế biến ( ướt, khô), sàng phân loại, hệ thống bắn màu, máy sấy,… theo công nghệ hiện đại để chế biến cà phê nhân xuất khẩu.
- Điều kiện tự nhiên của tỉnh
Như đã phân tích ở phần trên, điều kiện t ự nhiên với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, lượng mưa khá cao và ổn định vào mùa mưa, cùng diện tích đất đỏ Bazan lớn trên hai cao nguyên Buôn Ma Thuột và M’Đrăk bằng phẳng đã tạo ra một lợi thế so sánh rất lớn về năng suất, chất lượng và hương vị đặc biệt cho sản phẩm của cà phê nhân Vối