Nhân tố bên ngoài

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng kinh doanh xuất khẩu cà phê nhân của các doanh nghiệp tỉnh Đăk Lăk vào thị trường Đức và một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu đến năm 2020 (Trang 39)

- Nhân tố chính trị, pháp luật

Tình hình chính trị chung của Việt Nam ổn định, được nhiều nhà đầu tư nước ngoài đánh giá là nơi đầu tư và kinh doanh an toàn.

Tình chính trị của Đức tương đồi ổn định, ít biến động thêm vào đó Việt Nam và Đức có mối quan hệ về chính trị tốt đẹp. Chính vì vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê nhân vào Đức, cũng như các doanh nghiệp đối tác của ta tại Đức sẽ yên tâm tiền hành các hoạt động thươmg mại hai chiều.

Trong xuất khẩu cà phê, doanh nghiệp chịu nhiều tác động của luật về thuế, giá cả. Đáng chú ý là tại Đức áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với cà phê và các sản phẩm cà phê nhập khẩu ( theo mức thuế chung của EU). Điều này sẽ tác động trực tiếp tới giá cà phê Việt Nam xuất khẩu qua thị trường này.

- Nhân tố văn hóa, xã hội

Tập quán mua bán và văn hóa kinh doanh của thương nhân Đức: Tại Đức, cà phê được phân phối bởi tập đoàn lớn, như: Neumann Gruppe, Kraft, Tchibo,… Trong kinh doanh thì các thương nhân Đức không thích mặc cả, họ muốn có giá tốt ngay từ đầu, đồng thời luôn làm việc nguyên tắc và cụ thể. Các tập đoàn này thường tiến hành hoạt động kinh doanh ngay tại cảng Hamburg (Đức).

Thị hiếu, thói quen, hành vi và xu hướng tiêu dùng: Đối với người dân Đức, cà phê là thức uống phổ biến hàng ngày. Ở đây cũng hình thành văn hóa uống cà phê giống như nhiều quốc gia khác trong EU. Trong thời kì suy thoái kinh kinh tế hiện nay, nhu cầu về cà phê cũng không giảm nhiều, họ có xu hướng uống tại nhà thay vì uống ở ngoài. Đồng thời, Đức là thị trường tiêu thụ thực phẩm hữu cơ lớn, tiêu thụ cà phê hữu cơ chiếm tỷ lệ khá ổn định, khoảng 2%- 3% tổng lượng tiêu cà phê.

- Nhân tố kinh tế

Cơ cấu kinh tế của Đức: Đức là có nền kinh tế phát triển mạnh. Cơ cấu kinh tế của Đức nghiêng hẳn về dịch vụ, cụ thể: Công nghiệp chiếm 29,1%, nông nghiệp 0,9% và dịch vụ 70%10. Nhìn vào cơ cấu ta nhận thấy Đức là một thị trường lớn.

Thu nhập và mức sống của người dân: GDP của Đức đạt 2,89 nghìn tỷ USD (2006), GDP theo đầu người: 31.400 USD (2006) 11, thu nhập cao nên mức sống của người dân cao, kèm theo đó sẽ yêu cầu về chất lượng của sản phẩm ngày càng cao. Chính vì vậy, các nhà xuất khẩu phải cung cấp cà phê nhân sạch, đảm bảo an toàn sức khỏe.

- Nhân tố cạnh tranh trên thị trường

Trước tiên các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê của tỉnh Đăk Lăk gặp phải sự cạnh tranh từ các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu khác từ các tỉnh sản xuất và kinh doanh xuất khẩu cà phê từ các tỉnh khác trong Việt Nam, như : Lâm Đồng, Gia Lai, Đăk Nông, Bình Phước, Sơn La.

Tại thị trường Đức: Mặc dù không trồng được cà phê nhưng Đức là thị trường tiêu thụ cà phê lớn nên thị trường kinh doanh mặt hàng này diễn ra sôi động. Có tới hơn 55 quốc gia xuất khẩu cà phê vào thị trường này. Chính vì vậy các doanh nghiệp tham gia thị trường gặp sự cạnh tranh quyết liệt cả về chất lượng ngày và giá cả với các nhà xuất khẩu cà phê của các nước sản xuất cà phê lớn trên thế giới, như Brazil, Honduras, Colombia, Indonesia, Ấn Độ, Ethiopia, Guatemala,…

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng kinh doanh xuất khẩu cà phê nhân của các doanh nghiệp tỉnh Đăk Lăk vào thị trường Đức và một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu đến năm 2020 (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w