0
Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty Cổ phần Phát triển Thủ đô

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN THỦ ĐÔ (Trang 44 -44 )

- Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty (Sơ đồ 1 1– Phụ lục 01)

3.2. xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty Cổ phần Phát triển Thủ đô

của Công ty Cổ phần Phát triển Thủ đô

Giải pháp 1: Nâng cao hiệu quả huy động vốn

- Lý do của giải pháp:

Hiện nay, nguồn vốn huy động từ bên ngoài của công ty chủ yếu từ các ngân hàng và lợi nhuận để lại. Để công ty có thể mở rộng quy mô kinh doanh của mình với số lượng vốn cũng phải tăng lên. Công ty cần xác định nguồn tài trợ vốn hợp lý, mở rộng các nguồn vốn vay để có chi phí sử dụng vốn thấp nhất.

- Nội dung của giải pháp:

 Xác định chính xác nhu cầu vốn tối thiểu cần thiết cho hoạt động SXKD, đặc biệt là nhu cầu mua hàng hóa, công cụ dụng cụ, nguyên vật liệu. Từ đó có các biện pháp tổ chức và huy động nhằm cung ứng vốn một cách kịp thời và đầy đủ, tránh tình trạng gây lãng phí hoặc thiếu vốn gây ảnh hưởng xấu tới hoạt động kinh doanh của công ty.

 Thiết lập mối quan hệ với các đơn vị tài chính, ngân hàng để có nguồn vốn ổn định.

 Liên kết thực hiện dự ác với công ty khác trong cùng ngành nhằm tăng quy mô về vốn.

 Công ty cũng có thể huy động nguồn vốn nhàn rỗi của chính cán bộ công nhân viên trong công ty. Khi đó nhân viên sẽ có trách nhiệm với công việc của mình để sử dụng đồng vốn có hiệu quả hơn.

Việc thiết lập các kế hoạch sử dụng và huy đông vốn nhât thiết phải dựa vào sự phân tích, tính toán các chỉ tiêu kinh tế tài chính của kỳ trước làm cơ sở, cùng với dự định về sản xuất kinh doanh của công ty trong kỳ kế hoạch và ngân sách dự kiến về biến động tài chính của mình sao cho hiệu quả hơn.

Giải pháp 2: Nâng cao năng lực thu hồi công nợ

- Lý do của giải pháp:

Từ kết quả ở Bảng 2.6 ta nhận thấy rằng lượng vốn bị chiếm dụng chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng số VLĐ và tổng nguồn vốn của công ty. Điều này chứng tỏ VLĐ bị ứ đọng trong khâu lưu thông là rất lớn, lượng vốn này không sinh lãi mà còn làm giảm vòng quay vốn lưu động. Như vậy, để tăng vòng quay của VLĐ, công ty phải có các biện pháp thích hợp để đẩy nhanh tốc độ thanh toán thu hồi công nợ hay rút ngắn kỳ thu hồi các khoản nợ để từ đó tiết kiệm được rất nhiều vốn.

 Khi ký kết các hợp đồng, công ty cần phải tìm hiểu rõ thực trạng tình hình tài chính của đối tác, bởi vì các công trình khác nhau, đối tác khác nhau các ảnh hưởng rất lớn tới tiến độ thực hiện và thanh quyết toán.

 Trong nội dung ký kết hợp đồng, công ty cần chú ý tới các điều khoản liên quan tới vấn đề thanh toán, ứng trước, mức phát quy định khi đối tác thanh toán chậm so với thời hạn quy định đã thỏa thuận, thông thường thì mức phạt sẽ là 5- 10% giá trị khoản thanh toán.

 Công ty cần xem xét lại khả năng thanh toán các chủ đầu tư khi cùng một lúc thực hiện nhiều hợp đồng. Ưu tiên dứt điểm thực hiện dự án đó trước nhưng vẫn đảm bảo tiến độ thực hiện các dự án khác.

 Để thu hồi các khoản nợ, công ty cần chuẩn bị đầy đủ các chứng từ cần thiết đối với các khoản nợ sắp đến hạn, thực hiện kịp thời các thủ tục và đôn đốc khách hàng thanh toán nợ đến hạn. Công ty cũng có thể điều chỉnh lại thời hạn thanh toán cho khách hàng, chủ động áp dụng các biện pháp thích hợp để thu hồi công nợ quá hạn:

 Giảm giá cho khách hàng thường xuyên của công ty

 Giảm giá cho khách hàng thanh toán bằng tiền mặt và thanh toán đúng thời hạn

 Cử cán bộ đi đôn đốc thu hồi công nợ, có chế độ khen thưởng theo tỷ lệ số tiền đòi được

 Chấp nhận phương thức đòi nợ băng cách chiết khấu dần đối với các khoản nợ khó đòi

 Ngoài ra, công ty có thể thu hồi công nợ bằng cách bán cho bên thứ ba, có thế là ngân hàng hoặc một công ty tài chính. Tuy nhiên thực hiện theo phương pháp này sẽ chịu một khoản chi phí bằng phần chênh lệch ghi trên hóa đơn thu nợ và phần công ty có được sau khi bán nợ.

 Để phòng ngừa thực tế phát sinh các khoản phải thu khó đòi, công ty cung phải lập dự phòng cho các khoản phải thu khó đòi, việc lập dự phòng có thể xác định theo những tỷ lệ phần trăm nhất định trên từng loại khoản phải thu.

Giải pháp 3: Tăng cường công tác quản lý và sử dụng hàng tồn kho

- Lý do của giải pháp:

HTK chiếm tỷ lệ rất lớn trong tổng VLĐ của công ty. Do vậy,việc quản lý và sử dụng hiệu quả HTK có ý nghĩa quan trọng đối với hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Qua phân tích cho thấy HTK qua các năm tăng lên, doanh thu và lợi nhuận

làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động. HTK có khối lượng lớn, đa dạng về chủng loại vì vậy cần có những biện pháp bảo vệ để tránh mất mát, hao hụt gây lãng phí không cần thiết. Mặt khác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm HTK, đúng yêu cầu kỹ thuật của nhà sản xuất thì chất lượng công trình sẽ tăng mà còn hạ giá thành.

- Nội dung phương pháp:

 Trong quá trình thiết kế kỹ thuật phải có phương án sử dụng HTK hợp lý, đặc biệt là hàng hóa và nguyên vật liệu có giá thành hạ nhưng vẫn đảm bảo chất lượng công trình. Sử dụng nguyên vật liệu gần công trình để giảm chi phí vận chuyển.

 Trong quá trình lập dự toán phải xác định được nguồn cung ứng nguyện vật liệu, xây dựng được hệ thống định mức, tiết kiệm chi phí, hạ giá thánh nguyên vật liệu trong khi thực hiện dự án. Có các biện pháp để xác định dự trữ hàng tối thiểu để tiết kiệm được tối đa chi phí HTK.

 Trong quá trình thực hiện dự án, HTK phải được bảo quản hợp lý nhằm tránh hao hụt, mất mát, chất lượng bị giảm sút.

Khi chi phí HTK được quản lý tốt sẽ giúp cho giảm thiểu chi phí kinh doanh, góp phần tăng lợi nhuận, tăng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty.

Giải pháp 4: Tăng cường mở rộng thị trường, xây dựng hình ảnh của công ty

- Lý do của giải pháp:

Mở rộng thị trường và xây dựng hình ảnh của công ty dẫn tới số lượng các dự án sẽ tăng lên, doanh thu sẽ tăng làm cho hiệu suất sử dụng vốn cũng tăng. Kết quả của cuộc phỏng vấn cho thây công ty chưa thực sự chú trọng tới vấn đề xây dựng hình ảnh, mở rộng thị trường. Vì vậy, trong thời gian tới công ty cần đẩy mạnh hoạt động kinh doanh hiện có, nghiên cứu thị trường để tiến hành kinh doanh các mặt hàng mới phải xây dựng được nhiều dự án đầu tư mới để tăng doanh thu và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty.

- Nội dung của giải pháp:

 Mạnh dạn khai thác, đầu tư, mở rông thị trường. Chú trọng hơn nữa hoạt động tư vấn, mở rộng liên doanh, liên kết với các đơn vị trong và ngoài nước để thêm vốn.

 Xây dựng bộ máy Marketing theo dõi, hiệu quả, nắm bắt nhanh nhu cầu thị trường, tiến hành lập dự kiến về giá cả, mạng lưới tiêu thụ, tăng cường công tác quảng bá hình ảnh của công ty.

Thực hiện được giải pháp này, cần có sự phối hợp chặt chẽ các phòng ban trong công ty. Công ty cầu đầu tư kinh phí cho việc quảng bá hình ảnh, xây dựng đội ngũ marketing có trình độ chuyên môn, làm việc có hiệu quả.

Giải pháp 5: Giảm thiểu chi phí kinh doanh

- Lý do của giải pháp:

Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh không những doanh thu phải tăng lên mà chi phí cũng phải giảm xuống khi đó lợi nhuận mới tăng lên được. Kết quả phỏng vấn nhân viên công ty cho thấy công ty chưa thực sự quan tâm tới vấn đề này để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.

- Nội dung của giải pháp:

 Có những dự báo về chi phí kinh doanh từ đó nắm bắt được tình hình biến động của chi phí thực tế so với mục tiêu đề ra và có những biện pháp tiết kiệm chi phí tốt hơn.

 Có kế hoạch về sử dụng chi phí kinh doanh cho từng dự án cụ thể, quy trinh thực hiện các biện pháp tiết kiệm chi phí

 Nâng cao ý thức tiết kiệm chi phí kinh doanh cho người lao động

Để thực hiện được giải pháp này thì các phòng ban công ty có những biện pháp hướng dẫn cụ thể đến từng nhân viên trong công ty để nhân viên nắm được kế hoạch cụ thể cũng như cách thức thực hiện những biện pháp tiết kiệm chi phí.

Giải pháp 6: Tổ chức đánh giá và trích khấu hao TSCĐ hợp lý

- Lý do của giải pháp:

Các năm qua, công ty đã có sự đầu tư về máy móc, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. TSCĐ của công ty đều tăng lên qua các năm nhưng qua kết quả điều tra thì công ty chưa thực sự chú trọng tới việc nâng cao hiệu quả vốn cố dịnh. Hơn nữa, công ty áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng dẫn đến khả năng thu hồi VCĐ chậm hơn trong khi sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật thay đổi nhanh chóng.

- Nội dung của giải pháp:

Công ty phải đánh giá đúng giá trị còn lại của TSCĐ bao gồm các máy móc, trang thiết bị, công cụ dụng cụ dùng tại văn phòng của công ty, tạo điều kiện thuận lợi để phản ánh chính xác và kịp thời tình hình biến động của VCĐ.

 Xác định đúng thời gian sử dụng của TSCĐ để xác định đúng mữc khấu hao thích hợp, không để mất vốn và hạn chế tối đa ảnh hưởng bất lợi của hao mòn tài sản vô hình.

thanh lý các TSCĐ không cần dùng hoặc đã hư hỏng, không dự trữ quá mức TSCĐ chưa dùng.

 Thực hiện tốt chế độ bảo dưỡng, sửa chữa, dự phòng TSCĐ không để xảy ra trường hợp tài sản bị hư hỏng trước thời hạn hoặc hư hỏng bất thường gây ra tình trạng công ty phải ngừng sản xuất.

 Thường xuyên nhắc nhở người lao động trong việc đảm bảo an toàn lao động cũng như phải có trách nhiệm trong việc bảo quản tài sản của công ty.

Giải pháp 7: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

- Lý do của giải pháp:

Đối với công tác quản lý nhân sự của công ty, công tác đào tạo nhân viên trong công ty chưa được chú trọng làm ảnh hưởng đến năng suất lao động của mỗi nhân viên và chất lượng cũng như tiến độ thực hiện của mỗi dự án. Hơn nữa vẫn đề đãi ngộ nhân viên có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lao động, từ đó ảnh hưởng gián tiếp tới hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty.

- Nội dung của giải pháp:

 Công ty có chính sách tuyển dụng hợp lý: Việc tuyển dụng phải dựa trên cơ sở năng lực, trình độ thực sự của cá nhân, có như vậy mới thu hút được nhân tài, nâng cao chất lượng lao động của công ty.

 Tổ chức công tác bồi dưỡng, đào tạo cán bộ, công nhân viên, nâng cao nghiệp vụ cho đỗ ngũ Marketing và phát triển thị trường.

 Cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên, thực hiện đúng chế độ của nhà nước về tiền lương, có chính sách khen thưởng, kỷ luật rõ ràng vừa để phát huy hơn nữa sức sáng tạo của từng cá nhân vừa hạn chế tiêu cức.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN THỦ ĐÔ (Trang 44 -44 )

×