- Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty (Sơ đồ 1 1– Phụ lục 01)
2.2.2. Kết quả phân tích dữ liệu thứ cấp
2.2.2.1. Phân tích tình hình vốn kinh doanh tại công ty
• Phân tích tình hình biến động và cơ cấu tổng vốn kinh doanh
Bảng 2.3:Phân tích cơ cấu và sự biến động tổng vốn kinh doanh năm 2011-2012
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2012/2011 Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TL (%) TT (%) 1 2 3 4 5 6 7 8 1.Vốn CSH 317,333,554,253 64.35 392,087,970,902.5 55.33 74,754,416,650.5 23.56 -9.02 2.Vốn vay 175,785,868,583 35.65 316,567,837,036 44.67 140,781,968,453 80.09 9.02 Tổng VKDBQ 493,119,422,836 100 708,655,807,937.5 100 215,536,385,101.5 43.71 -
Nguồn: BCĐKT-Báo cáo tài chính của công ty năm 2011-2012
Qua bảng 2.3 ta có nhận xét sau:
Tổng VKD bình quân của công ty năm 2012 so với năm 2011 tăng 215,536,385,101.5 đồng, tỉ lệ tăng 43.71%. Trong đó:Vốn chủ sở hữu bình quân năm 2012 so với năm 2011 tăng 74,754,416,650.5 đồng, tỷ lệ tăng tương ứng là 23.56%. Vốn vay bình quân so với năm 2011 tăng 140,781,968,453 đồng, tỷ lệ tăng tương ứng là 80.09%. Như vậy, tổng VKD bình quân của công ty tăng lên chủ yếu là do vốn vay bình quân tăng lên.
Xét về mặt tỷ trọng: Vốn chủ sở hữu bình quân năm 2012 có tỷ trọng là 55.33%, sơ với năm 2011 (64.35%), giảm 9.02%. Vốn vay bình quân năm 2012 có tỷ trọng là 44.67%, so với năm 2011 (35.65%), tăng 9.02%
Như vậy, sau một năm hoạt động quy mô của công ty có sự tăng lên. Trong 2 năm 2011 và 2012 vốn chủ sở hữu có tỷ trọng lớn hơn nhưng có xu hướng giảm đi, còn vốn vay có tỷ trọng nhỏ hơn nhưng có xu hướng tăng lên. Cơ cấu này cho thấy khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp giảm đáng kể, điều này là tương đối hợp lý trong điều kiện nhà nước đang có nhiều chính sách để khuyến khích cho DN vay vốn với lãi suất thấp, chi phí đi vay sẽ giảm xuống đáng kể. Tuy nhiên sẽ là không hợp lý nếu trong các năm tiếp theo vốn chủ sở hữu vẫn tiếp tục giảm, khi đó khả năng tự chủ về tài chính của DN thấp, DN sẽ không thể đối phó được khi biến cố thị trường xảy ra. Vì vậy, Công ty cần có các biện pháp để điều chỉnh lại cơ cấu vốn cho hợp lý, nhằm tăng doanh thu và lợi nhuận, mở rộng sản xuất kinh doanh trong các kỳ tiếp theo.
Bảng 2.4:Phân tích cơ cấu và sự biến động tổng vốn kinh doanh năm 2011-2012
Đơn vị tính: Đồng
Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2012/2011
Số tiền (%)TT Số tiền (%)TT Số tiền (%)TL (%)TT
2.VCĐ 77,161,219,03015.65 152,788,353,537 21.56 75,627,134,507 98.01 5.91
TổngVKDBQ 493,119,422,836 100 708,655,807,937.5 100 215,536,385,101.5 43.71 -
Nguồn: BCĐKT-Báo cáo tài chính của công ty năm 2011-2012
Qua bảng 2.4 ta có nhận xét sau:
Tổng VKD bình quân của công ty năm 2012 so với năm 2011 tăng 215,536,385,102 đồng, tỉ lệ tăng 43.71%. Trong đó, VLĐ năm 2012 tăng 139,909,250,594.5 đồng, tỷ lệ tăng tương ứng là 33.64%; VLĐ tăng 75,627,134,507 đồng, tỷ lệ tăng tương ứng là 98.01%. Như vậy, trong trường hợp này, VKD bình quân của Công ty tăng chủ yếu do VLĐ tăng.
Xét về mặt tỷ trọng, VLĐ năm 2012 có tỷ trọng là78.44% so với năm 2011 (84.35%) giảm 5.11%; VCĐ năm 2012 chiếm tỷ trọng là 21.56% so với năm 2011 (15.65%) tăng 5.11%.
• Phân tích cơ cấu và sự biến động vốn cố định
Bảng 2.5:Phân tích cơ cấu và sự biến động vốn cố định năm 2011 -2012
Đơn vị tính: Đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2012/2011
Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TL (%) TT (%) 1 2 3 4 5 6 7 8 1.TSCĐ BQ 72,789,041,739 94.33 135,532,021,495.5 88.71 62,742,979,756.50 86.20 5.63- 2.Các khoản ĐTTC DH 2,250,000,000 2.92 2,250,000,000 1.47 0.00 0.00 1.44- 3.TSDH khác BQ 2,122,177,291 2.75 15,006,322,041.5 9.82 12,884,154,750.50 607.12 7.07 Tổng VCĐ BQ 77,161,219,030 100 152,788,353,537 100 75,627,134,507.00 98.01 0
Nguồn: BCĐKT-Báo cáo tài chính của công ty năm 2011-2012
Theo bảng 2.5:
Tổng vốn cố định bình quân của công ty năm 2012 so với năm 2011 tăng 75,627,134,507 đồng, tỷ lệ tăng 98.01%. Trong khi đó doanh thu thuần năm 2012 tăng 206,674,333,118 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 23.92%, lợi nhuận kinh doanh năm 2012 so với năm 2011 tăng 33,953,300,835 đồng, tỷ lệ tăng là 37.22%. Nhận thấy rằng, việc quản lý và sử dụng VCĐ ở công ty là chưa tốt. Mặc dù quy mô của VCĐ tăng, doanh thu bán hàng và lợi nhuận kinh doanh đều tăng nhưng tỷ lệ tăng của tổng VCĐ cao hơn tỷ lệ tăng của doanh thu bán hàng và lợi nhuận kinh doanh.
- TSCĐ bình quân năm 2012 so với năm 2011 tăng 62,742,979,756.5 đồng, tỷ lệ tăng 86.2%
- Các khoản đầu tư tài chính dài hạn không có sự thay đổi về mặt giá trị so với năm 2011.
- TSDH khác bình quân năm 2012 so với năm 2011 tăng 12,884,154,750.5 đồng, tỷ lệ tăng 607.12%
Phân tích kết cấu tỷ trọng các khoản mục vốn cố định:
- TSCĐ chiếm tỷ trọng chủ yếu trong vốn cố định và tỷ trọng tài sản cố định bình quân năm 2012 giảm 5.63% so với năm 2011.
- TSDH khác chiếm tỷ trọng nhỏ hơn, năm 2012 tăng 7.07% so với năm 2011. - Các khoản đầu tư tài chính dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ nhất, năm 2012 giảm 1.44 so với năm 2011.
Như vậy, cơ cấu tài sản dài hạn của doanh nghiệp chưa hợp lý. Công ty đã đầu tư vào TSCĐ tuy nhiên doanh thu chưa thể bù đắp phần tăng lên của vốn cố định đó. Điều này cho thấy Công ty chưa có những chính sách quan tâm đến vốn cố định (kể cả ở kết quả phiếu điều tra cũng cho thấy điều đó). Mặc dù công ty hoạt động trong lĩnh vực thương mại nhưng vốn cố định cũng giữ một vai trò hết sức quan trọng góp phần làm cho quá trình kinh doanh diễn ra thường xuyên và có hiệu quả hơn. Trong các năm tới, công ty cần có các chính sách đầu tư, phân bổ tài sản hợp lý như: Tiến hành bảo dưỡng, tu sửa các trang thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải, các thiết bị lắp ráp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.
• Phân tích cơ cấu và sự biến động vốn lưu động
Bảng 2.6: Phân tích cơ cấu và sự biến động vốn lưu động năm 2011 – 2012
Đơn vị tính: Đồng
Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2012/2011
Số tiền (%)TT Số tiền (%)TT Số tiền (%)TL (%)TT
1 2 3 4 5 6 7 8
1. Tiền và tương
đương tiền BQ 17,251,097,721 4.15 36,154,447,619 6.50 18,903,349,898 109.58 2.36 2.Các khoản
3.Các khoản
PTNH BQ 241,400,828,921 58.03 252,979,259,638 45.51 105,095,905,247 43.54 -12.52 4..HTK BQ 152,127,813,139 36.57 257,223,718,386 46.27 105,095,905,247 69.08 9.70 5.TSNH khácBQ 4,485,464,026 1.08 8,743,028,758 1.57 4,257,564,732 94.92 0.49
Tổng VLĐBQ 415,958,203,806 100 555,867,454,401 100 139,909,250,594.5 33.64 0
Nguồn: BCĐKT-Báo cáo tài chính của công ty năm 2011- 2012
Dựavào bảng 2.6:
Tổng VLĐ bình quân năm 2012 so với năm 2011 tăng lên 139,909,250,594.5 đồng, tỷ lệ tăng 33.64%. Trong khi đó doanh thu thuần năm 2012 tăng 206,674,333,118 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 23.92%, lợi nhuận kinh doanh năm 2012 so với năm 2011 tăng 33,953,300,835 đồng, tỷ lệ tăng là 37.22%. Như vậy, đánh giá chung việc quản lý, sử dụng VLĐ của công ty là chưa tốt, mặc dù VLĐ tăng, doanh thu bán hàng tăng, lợi nhuận kinh doanh cũng tăng nhưng tốc độ tăng của VLĐ bình quân lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu và lợi nhuận kinh doanh.
Phân tích chi tiết từng khoản mục ta thấy:
- Tiền và tương đương tiền bình quân tăng 18,903,349,898 đồng, tỷ lệ tăng 109.58%
- Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn tăng 74,000,000 đồng, tỷ lệ tăng 10.68% - Các khoản phải thu NH bình quân tăng 105,095,905,247 đồng, tỷ lệ tăng 43.54%
- Hàng tồn kho bình quân tăng 105,095,905,247 đồng, tỷ lệ tăng 69.08% - TSNH khác bình quân giảm 4,257,564,732 đồng, tỷ lệ giảm 94.92%
Như vậy, vốn lưu động của công ty tăng chủ yếu là do các khoản phải thu ngắn hạn bình quân và hàng tồn kho bình quân, các khoản tiền và tương đương tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và tài sản ngắn hạn khác cũng tăng nhưng ít hơn.
Phân tích tỷ trọng các khoản mục ta thấy:
Các khoản phải thu ngắn hạn bình quân có tỷ trọng cao nhất nhưng lại giảm 12.52% so với năm 2011. Khoản mục hàng tồn kho có tỷ trọng lớn thứ hai và tỷ trọng này tăng 9.7% so với năm 2011. Tỷ trọng các khoản Tiền và tương đương tiền tăng 2.36%. Tỷ trọng các tài sản ngắn hạn khác tăng 0.49%. Trong khi đó, tỷ trọng các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn giảm 0.03% so với năm 2011.
Như vậy, có thể thấy quy mô VLĐ của công ty đang ngày càng được mở rộng. Sự gia tăng giá trị VLĐ là do hầu hết giá trị của các khoản mục TSNH đều tăng lên, trừ các khoản phải thu ngắn hạn và TSNH khác giảm. Về cơ cấu phân bổ VLĐ của công ty năm 2012 được coi là hợp lý hơn năm 2011. Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn nhất đảm bảo cung cấp kịp thời hàng hóa khi khách yêu cầu. Tuy nhiên việc hàng tồn kho chiếm tỷ trọng quá lớn có thể dẫn tới ứ đọng vốn nếu không bán được hàng. Do đó công ty nên có những biện pháp nhằm đặt hàng tối ưu, tránh dự trữ hàng tồn kho quá nhiều hoặc quá ít không đáp ứng được nhu cầu. Bên cạnh đó, tỷ trọng các khoản phải thu ngắn hạn năm 2012 lại giảm đi so với năm 2011. Điều này sẽ là một thuận lợi cho công ty nếu như các khoản nợ phải thu thu hồi được, công ty sẽ có thêm vốn để mở rộng SXKD. Trong năm tiếp theo, công ty cần có các biện pháp để tiếp tục giảm các khoản nợ phải thu ngắn hạn, đồng thời có giải pháp để nâng cao giá trị các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn.
2.2.2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng tổng vốn kinh doanh tại công ty
Bảng 2.7: Phân tích hiệu quả sử dụng tổng vốn kinh doanh năm 2011-2012
Các chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2012/2011
Chênh lệch TL (%) 1 2 3 4 5 1. DTT (Đồng) 864,044,472,023 1,070,718,805,141 206,674,333,118 23.92 2. LNKD (Đồng) 91,229,316,974 125,182,617,809 33,953,300,835 37.22 3. Tổng VKD BQ (Đồng) 493,119,422,836 708,655,807,938 215,536,385,102 43.71 4. Vốn CSH BQ (Đồng) 317,333,554,253 392,087,970,902.5 74,754,416,649.5 23.56 5. Hệ số DT/VKD BQ (lần) 1.752 1.511 -0.241 -13.77 6. Hệ số LN/VKD BQ (lần) 0.185 0.177 -0.008 -4.52 7. Hệ số LNVCSH BQ (lần) 0.287 0.319 0.032 11.06
Nguồn: BCĐKT, BCKQKD - Báo cáo tài chínhcủa công ty năm 2011-2012
Từ bảng 2.7 ta có nhận xét về sự biến động các Hệ số phản ánh hiệu quả sử dụng vốn:
Từ những số liệu phân tích ở biểu trên ta thấy rằng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty năm 2012 so với năm 2011 giảm. Cụ thể:
- Hệ số doanh thu trên vốn kinh doanh bình quân năm 2012 giảm 0.241 lần so với năm 2011 tỷ lệ giảm 13,77%.
- Hệ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân năm 2012 tăng 0.032 lần so với năm 2011, tỷ lệ tăng 11.06%.
So sánh với sự biến động của doanh thu thuần ta thấy, doanh thu thuần năm 2012 tăng 206,674,333,118 đồng, tỷ lệ tăng là 23.92%, LNKD tăng 33,953,300,835 đồng, tỷ lệ tăng là 37.22%, trong khi đó, vốn kinh doanh của công ty năm 2012 tăng 215,536,385,102 đồng, tỷ lệ tăng là 43.71%. Tỷ lệ tăng của vốn kinh doanh cao hơm tỷ lệ tăng của DTT và LNKD cho thấy hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty còn chưa tốt. Điều này cho thấy công ty sử dụng chưa hiệu quả VKD, vốn đầu tư ngày càng nhiều nhưng hiệu quả lại giảm sút.
Như vậy, trong trường hợp này hệ số doanh thu trên vốn kinh doanh giảm là không tốt vì mặc dù công ty có mở rộng quy mô kinh doanh, doanh thu tăng nhưng tỷ lệ tăng của doanh thu nhỏ hơn tỷ lệ tăng của vốn kinh doanh. Điều này chứng tỏ công ty chưa sử dụng có hiệu quả vốn kinh doanh. Mặc dù hệ số lợi nhuận trên doanh thu tăng nhưng tỷ lệ tăng nhỏ hơn tỷ lệ giảm của hệ số doanh thu trên vốn kinh doanh, làm cho hệ số lợi nhuận trên vốn kinh doanh giảm. Điều này cho thấy một đồng vốn kinh doanh bỏ ra ở năm 2012 sẽ tạo ra ít lợi nhuận hơn một đồng vốn kinh doanh bỏ ra ở năm 2011. Hiệu quả sử dụng vốn của công ty chưa tốt.
2.2.3.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Bảng 2.8: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động năm 2011-2012
Các chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012
So sánh 2012/2011 Chênh lệch TL (%) 1 2 3 4 5 1.DTT (Đồng) 864,044,472,023 1,070,718,805,141 206,674,333,118 23.92 2.Giá vốn hàng bán(Đồng) 596,068,780,115 663,666,372,174 67,597,592,059 11.34 3. LNKD (Đồng) 91,229,316,974 125,182,617,809 33,953,300,835 37.22 4.Tổng VLĐ BQ (Đồng) 415,958,203,806 555,867,454,401 139,909,250,595 33.64 5. Nợ NH phải trả BQ (Đồng) 172,102,171,641 298,448,082,427 126,345,910,786 73.41 6. Hàng tồn kho BQ (Đồng) 152,127,813,139 257,223,718,385.5 105,095,905,246.5 69.08 7.Hệ số DT/VLĐ BQ (lần) 2.077 1.926 -0.151 -7.27 8. Hệ số LN/VLĐ BQ (lần) 0.219 0.225 0.006 2.68 9. Số vòng quay VLĐ (vòng) 1.433 1.194 -0.239 -16.68 10.Số ngày 1 v.quay (ngày) 251.221 301.525 50.304 20.02
11. Hệ số KNTT NH (lần) 2.417 1.863 -0.554 -22.94
12. Hệ số KNTT nhanh (lần) 1.533 1.001 -0.532 -34.73
13.Vòng quay HTK (vòng) 3.918 2.580 -1.338 -34.15
14. Mức tiết kiệm (l.phí)VLĐ 149,616,573,494.35
Nguồn: BCĐKT, BCKQKD-Báo cáo tài chính của công ty năm 2011- 2012
Dựa vào số liệu tổng hợp trên bảng 2.8, ta có:
Hệ số doanh thu trên vốn lưu động bình quân năm 2012 là 1.926 lần, giảm 0.151 lần so với năm 2011 (2.077 lần), tỷ lệ giảm 7.27%.
Hệ số lợi nhuận trên vốn lưu động bình quân năm 2012 là 0.225 lần, tăng 0.006 lần so với năm 2011 (0.219 lần), tỷ lệ tăng 2.68%.
Số vòng quay vốn lưu động năm 2012 giảm 1.239 vòng, tương ứng giảm 16.18% và số ngày một vòng quay tăng 50.304 ngày, tỷ lệ tăng 20.02%
Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn năm 2012 là 1.863 lần, giảm 0.554 lần so với năm 2011 (2.417 lần), tỷ lệ giảm 22.94%.
Hệ số khả năng thanh toán nhanh năm 2012 là 1.001 lần, giảm 0.532 lần so với năm 2011 (1.533 lần), tỷ lệ giảm 34.73 %.
Vòng quay hàng tồn kho năm 2012 là 2.58 vòng, giảm 1.338 vòng so với năm 2011 (3.918 vòng), tỷ lệ giảm 34.15%.
Năm 2012 công ty đã lãng phí 149,616,573,494.35 đồng vốn lưu động.
Như vậy, qua phân tích ta thấy hầu hết các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty năm 2012 đều giảm so với năm 2011. Riêng hệ số lợi nhuận trên vốn lưu động bình quân là tăng. Khả năng thanh toán ngắn hạn và khả năng thanh toán nhanh của công ty giảm đi chứng tỏ công ty đang gặp khó khăn về tiền mặt, sẽ chưa thể thanh toán các khoản nợ một cách kịp thời. Đây sẽ là khó khăn đối mà công ty sẽ phải đối mặt trong khi huy động vốn từ các nguồn bên ngoài. Đơn vị quản lý và sử dụng VLĐ chưa hiệu quả, gây thất thoát, lãng phí.
2.2.3.3. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định
Bảng 2.9: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty năm 2011-2012
Các chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 So sánh
Chênh lệch TL (%) 1 2 3 4 5 1.DTT (Đồng) 864,044,472,023 1,070,718,805,141 206,674,333,118 23.92 2.LNKD (Đồng) 91,229,316,974 125,182,617,809 33,953,300,835 37.22 3.Tổng VCĐ BQ (Đồng) 77,161,219,030 152,788,353,537 75,627,134,507 98.01 4. NG TSCĐ BQ (Đồng) 133,699,811,818 220,524,770,085.5 86,824,958,267.5 64.94 5. HMLK TSCĐ BQ 67,351,657,032 91,914,708,533 24,563,051,501 36.47 6.Hệ số DT/VCĐ BQ (lần) 11.198 7.008 -4.190 -37.42 7.Hệ số LN/VCĐ BQ (lần) 1.182 0.819 -0.363 -30.70 8. Hệ số HM TSCĐ BQ (lần) 0.504 0.417 -0.087 -17.26
Nguồn: BCĐKT, BCKQKD-Báo cáo tài chính của công ty năm 2011-2012
Từ bảng 2.8, ta có một số nhận xét như sau:
Hệ số doanh thu trên vốn cố định bình quân năm 2012 là 7.008, giảm 4.19 lần so với năm 2011 (11.198 lần), tỷ lệ giảm 37.42%.
Hệ số lợi nhuận trên vốn cố định bình quân năm 2012 là 0.819 lần, giảm 0.363 lần so với năm 2011 (1.182lần), tỷ lệ giảm 30.7 %.
Hệ số hao mòn của TSCĐ năm 2012 là 0.417 lần, giảm 0.087 lần so với năm 2011 (0.504 lần), tỷ lệ giảm 17.26%. Điều này cho thấy năng lực sản xuất của tài