Quan niệm nguyên âm ba

Một phần của tài liệu Khảo sát tình hình trình bày ngữ âm trong giáo trình dạy tiếng Việt ở Trung Quốc giai đoạn 2000-2010 (Trang 55)

1. Nguyên âm

1.3.1Quan niệm nguyên âm ba

Trong 8 cuốn giáo trình, có 2 cuốn (cuốn 1 và cuốn 5) trình bày tới quan niệm nguyên âm ba; ngòai ra, còn có 2 cuốn (cuốn 3, cuốn 8) có khái niệm “ nguyên âm ghép ba” giống quan niệm nguyên âm ba trong cuốn 1 và cuốn 5. Theo hai quan niệm âm vị học và hình thức chữ quốc ngữ đã trình bày ở chƣơng I đều không có khái niệm nguyên âm ba hoặc nguyên âm ghép ba. Cho nên, 4 cuốn này không theo cả hai quan niệm về ngữ âm tiếng Việt. Cũng giống nguyên âm đôi đã phân tích trong phần trên, “nguyên âm ba” là một cách quan niệm lẫn lộn hai quan niệm “nguyên âm” và “chữ viết nguyên âm”

Những tổ hợp có chữ viết nhƣ “iêu, uôi, ƣơi, ƣơu, oai(uai), oao(uao), oay(uay), oau(uau), uây, oeo(ueo), uêu, uiu(uyu) uya v.v…” chỉ có thể coi là tổ hợp“ ba chữ nguyên âm” chứ không phải là nguyên âm ba. Sau đây là kết quả phân tích những tổ hợp ba chữ nguyên âm theo ngữ âm tiếng Việt.

Chữ viết Phát âm Chữ viết Phát âm iêu /iew/ ƣơi /ɯəj/ ƣơu /ɯəw/ oai(uai) /waj/

oao(uao) /waw/ oay(uay) /wăj/ uây /wâj/ oeo /wɛw/ uêu /wew/ uiu /wiw/

uya /wie/ uôi /ouj/ oau(uau) /waw/

Trong kết quả phân tích những tổ hợp trên, không có một tổ hợp nào là do ba nguyên âm cấu thành. Trong những tổ hợp trên, có hai lọai cấu trúc, cấu trúc thứ nhất là chỉ có một nguyên âm, ví dụ nhƣ tổ hợp chữ viết “oai” đƣợc phân tích theo ngữ âm là [waj] và chỉ có một nguyên âm đơn dài là [a]; lại nhƣ tổ hợp “oay” đƣợc phân tích theo ngữ âm làn [wăj] và chỉ có một nguyên âm đơn ngắn [ă]; sơ đồ thứ hai có một nguyên âm đôi, ví dụ nhƣ [ƣơi] đƣợc theo ngữ âm là [ɯəj] và “ƣơu” đƣợc theo ngữ âm là [ɯəw], hai tổ hợp này có một nguyên âm là nguyên âm đôi [ɯə], ngòai ra, các tổ hợp chữ viết “uya, uôi” cũng thuộc lọai hình này.

Nhƣ vậy, tiếng Việt không có khái niệm nguyên âm ba. Những khái niệm nguyên âm đôi và nguyên âm ba trong giáo trình (cuốn 1, cuốn 3, cuốn 5 và cuốn 8) là sự nhầm lẫn khái niệm “chữ” và “âm”. Không phù hợp đặc trƣng ngữ âm của âm tiết tiếng Việt.

Một phần của tài liệu Khảo sát tình hình trình bày ngữ âm trong giáo trình dạy tiếng Việt ở Trung Quốc giai đoạn 2000-2010 (Trang 55)