Nguyên âm đôi hay nguyên âm ghép đôi

Một phần của tài liệu Khảo sát tình hình trình bày ngữ âm trong giáo trình dạy tiếng Việt ở Trung Quốc giai đoạn 2000-2010 (Trang 51)

1. Nguyên âm

1.2Nguyên âm đôi hay nguyên âm ghép đôi

+ nguyên âm đôi theo quan niệm âm vị học

Về nguyên âm đôi, trong 8 cuốn giáo trình có ba quan niệm khác nhau. 4 cuốn theo quan niệm âm vị học cho rằng tiếng Việt chỉ có 3 nguyên âm đôi (cuốn 2, cuốn 4, cuốn 6 và cuốn 7)

nguyên âm đôi phân biệt có những hình thức chữ viết nhƣ sau:

ia uô /ie/ iê /uo/ ua ya yê /ɯə / ƣơ

ƣa

Theo 4 cuốn giáo trình này, nguyên âm đôi là một nguyên âm mà âm sắc của nó do sự thay đổi dần dần vị trí của cơ quan cấu âm, có sự thay đổi trong quá trình phát âm đến mức ngƣời ta nghe nhƣ ban đầu là một nguyên âm, kết thúc là một nguyên âm khác.

+ Quan niệm nguyên âm đôi không theo cả hai quan niệm về ngữ âm tiếng Việt.

Hai cuốn (cuốn 1,cuốn 5) cho rằng tiếng Việt có hơn 20 nguyên âm đôi. Còn lại 2 cuốn (cuốn 3 và cuốn 8) cho rằng tiếng Việt không có nguyên âm đôi, thay thế bằng khái niệm này là khái niệm nguyên âm ghép đôi (二合元 音). Cũng giống nhƣ hai cuốn trên, hai giáo trình này cho rằng tiếng Việt có hơn 20 nguyên âm ghép đôi.

Trong các giáo trình còn lại các tác giả cho rằng có 23 hoặc 24 nguyên âm đôi hoặc nguyên âm ghép đôi. Họ định nghĩa cho nguyên âm đôi nhƣ sau: “lại đƣợc gọi là nguyên âm ghép đôi, khi phát âm là từ một nguyên âm đi đến một nguyên âm khác” (又称二合元音,发音时从一个向另一个元音滑动).

Trong các giáo trình này, nhƣ vậy, những tổ hợp hai chữ viết nguyên âm nhƣ

ai, ao, eo, êu, ia, iu, ơi, oi, ôi, ui, ưi, ưa ay, au, ây, âu, oa, oe, ua, uê, uy, ươ, ưu là thuộc khái niệm nguyên âm đôi hay gọi là nguyên âm ghép đôi.

Trong những cuốn giáo trình khác, lại có hơn 20 nguyên âm đôi hay gọi là nguyên âm ghép đôi. Đây là một cách quan niệm lẫn lộn hai khái niệm “nguyên âm” và “chữ viết nguyên âm”.

Chúng tôi phân tích theo ngữ âm cho những tổ hợp chữ viết nguyên âm này (nguyên âm đôi hoặc nguyên âm ghép đôi trong giáo trình) nhƣ sau:

Chữ viết Phát âm Chữ viết Phát âm ai /aj/ ao /aw/ eo /ɛw/ êu /ew/ ia /ie/ iu /iw/ ơi / əj/ oi /ɔj/ ôi /oj/ ui /uj/

ƣi /ɯj/ ƣa /ɯə /

ay /ăj/ au /ăw/ ây / ɤ̆j/ âu / ɤ̆w/

oa /wa/ oe /wɛ/

ua /uo/ uê /we/ uy /wi/ ƣơ /ɯə /.

ƣu /ɯw/

Theo những phân tích nhƣ trên, chúng ta rõ ràng thấy, tổ hợp hai chữ viết nguyên âm không nhất định là nguyên âm đôi, ví dụ nhƣ “ai” đƣợc phân tích theo ngữ âm thành [aj], nó chỉ có một nguyên âm đơn dài [a] và bán nguyên âm làm âm cuối [j]; lại nhƣ tổ hợp “ay” đƣợc phân tích theo ngữ âm thành [ăj], chỉ có một nguyên âm đơn ngắn là [ă] và bán nguyên âm làm âm cuối [j]. Trong những tổ hợp trên, chỉ có 4 tổ hợp chữ viết: ia, ƣa, ƣơ, ua là nguyên âm đôi. Còn lại những tổ hợp chỉ có thể gọi là “hai chữ viết nguyên âm”, không thể gọi là nguyên âm đôi hoặc “nguyên âm ghép đôi ” đƣợc. Hai khái niệm trong những giáo trình ấy là một khái niệm sai lầm, không phân biệt âm và chữ.

Trong cuốn 1 còn có hai nguyên âm đôi “oo” và “ôô”. Theo quan niệm âm vị học, tiếng Việt có 9 nguyên âm đơn, trong đó có 4 nguyên âm đơn có đối lập dài - ngắn: /ɔ/ và /ɔ/, /ə/ và /â// hay /ɤ̆/, /a/ và /ă/, /ε/ và /ε/. Nhƣ vậy, tổ hợp “oo” là chữ viết của nguyên âm đơn dài [ɔ]. Và tổ hợp “ôô” thì không phải chữ viết của nguyên âm dài [o], nguyên âm [ o] không có nguyên âm đối lập dài ngắn, cho nên, không thể coi “ôô” là nguyên âm đôi. Sở dĩ giáo trình coi hai tổ hợp này là nguyên âm đôi, cũng là quan niệm lẫn lộn âm và chữ.

Cho nên, tiếng Việt chỉ có 3 nguyên âm đôi: /ie/ /uo/ /ɯə /. Những khái niệm có hơn 3 nguyên âm đôi là khái niệm sai lầm, không phân biệt âm và chữ. Những tổ hợp này chỉ chó thể gọi là tổ hợp hai chữ nguyên âm.

Một phần của tài liệu Khảo sát tình hình trình bày ngữ âm trong giáo trình dạy tiếng Việt ở Trung Quốc giai đoạn 2000-2010 (Trang 51)