Các cơ quan thanh tra giám sát

Một phần của tài liệu Thực trạng pháp luật về kiểm soát ô nhiễm không khí ở việt nam hiện nay (Trang 30)

2. Thực trạng áp dụng pháp luật về kiểm soá tô nhiễm không khí.

2.3.Các cơ quan thanh tra giám sát

Theo Điều 92 Bộ Luật Tố tụng hình sự thì thẩm quyền điều tra tội phạm môi trường thuộc cơ quan điều tra của lực lượng cảnh sát nhân dân. Bên cạnh đó, một số cơ quan khác cũng có thẩm quyền điều tra ban đầu trong phạm vi quyền hạn và chức năng của mình như Kiểm lâm, Kiểm ngư, Bộ đội biên phòng, Thanh tra môi trường và một số cơ quan khác thuộc lực lượng an ninh, cảnh sát, quân đội, và mới nhất là lực lượng Cảnh sát môi trường. Những cơ quan này tuy không được toàn quyền điều tra vụ án về môi trường, song đều có vị trí luật định trong quá trình điều tra, trong đó nhiệm vụ hoàn thành hồ sơ ban đầu (các vụ vi phạm) và chuyển sang cơ quan điều tra chuyên trách, đề xuất truy tố.

Cảnh sát môi trường là một lực lượng mới, được thành lập và hoạt động từ tháng 11/2006. Bộ máy cảnh sát môi trường hiện đã có mặt ở hầu hết các tỉnh, thành phố theo Quyết định số 1081/2007/QĐ-BCA ngày 7/9/2007 của Bộ Công an về thành lập Phòng Cảnh sát môi trường tại Công an các tỉnh.

Gần đây, ngày 19/3/2009, theo Pháp lệnh Tổ chức Điều tra Hình sự (sửa đổi) đã trao thêm quyền điều tra cho lực lượng cảnh sát môi trường . Khi phát hiệu dấu hiệu vi phạm pháp luật về BVMT, cảnh sát môi trường có quyền tự tiến hành điều tra mà không cần chuyển giao cho đơn vị điều tra chuyên trách thực hiện như trước đây. Pháp lệnh này bắt đầu có hiệu lực từ

ngày 01/7/2009.

Công tác thanh tra , kiểm tra và xử lý các vụ việc vi phạm đã từng bước được củng cố và tăng cường qua các năm.Tuy nhiên công tác thanh tra môi trường ở các cấp vẫn còn gặp nhiều khó khăn.Lực lượng thanh tra chuyên ngành môi trường có số lượng ít ( hiện nay tỉ lệ 1 thanh tra viên môi trường quản lý 1400 doanh nghiệp), năng lực chuyên môn của một số cán bộ thanh tra còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ.

3.Xử lý vi phạm pháp luật về kiểm soát ô nhiễm không khí

Ở nước ta, các vi phạm về gây ô nhiễm không khí chưa vụ nào bị khởi tố. Việc chưa có vụ vi phạm nào bị xử lý hình sự khiến nhiều doanh nghiệp coi thường pháp luật. Tình trạng này là do chế tài xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật về BVMT còn hạn chế. Đã có những qui định về xử lý vi phạm hành chính , nhưng các qui định về tội phạm hình sự còn khó thực thi do chưa có những hướng dẫn cụ thể cũng như chưa có cơ chế xác định rõ chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về ô nhiễm không khí.

Năm 2007, Cục bảo vệ môi trường đã kiểm tra tổng cộng 384 cơ sở, 47 KCN và 7 làng nghề trên địa bàn 41 tỉnh/thành phố trên phạm vi toàn quốc bao gồm Lào Cai, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, TP HCM, Bà Rịa Vũng tàu, Cà Mau, Sóc Trăng... Qua kiểm tra, đã phát hiện 69 cơ sở gây ô nhiễm môi trường và 47 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Hầu hết các cơ sở có phát sinh khí thải mà không có hệ thống xử lý khí này; nếu có thì lại không đạt tiêu chuẩn.

Đoàn kiểm tra đã lập biên bản xử phạt hành chính với các đơn vị vi phạm nghiêm trọng, gồm: KCN trên địa bàn Phú Thọ (hơn 184 triệu đồng), các cơ sở phá dỡ tàu của Hải Phòng (66 triệu đồng), các cơ sở thuộc các tỉnh/ thành phố khu vực sông Nhuệ - Đáy (480 triệu đồng).

Một phần của tài liệu Thực trạng pháp luật về kiểm soát ô nhiễm không khí ở việt nam hiện nay (Trang 30)