2. Thực trạng áp dụng pháp luật về kiểm soá tô nhiễm không khí.
2.2.1. Kiểm soát các nguồn thải tĩnh.
Nguồn thải tĩnh được xem là nguồn thải chủ yếu dẫn đến nguyên nhân gây ô nhiễm không khí. Chính vì vậy trong Luật bảo vệ môi trường năm 2005 Pháp luật chủ yếu tập chung điều chỉnh các hành vi của các tổ chức, cá nhân có phát sinh ra khí thải từ những hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình . Điều này được quy định cụ thể tại các quy định ở các văn bản pháp luật khác nhau.
Theo số liệu từ Sở Xây dựng Hà Nội, trung bình mỗi tháng, TP có trên 1.000 công trình xây dựng, cải tạo nhà cửa không phép, các dự án cải tạo hạ tầng đô thị, nhưng do quản lý chưa được chặt chẽ, đang trở thành nguyên nhân gây ra bụi tại đô thị. Tiếp đến là các điểm kinh doanh buôn bán vật liệu xây dựng (trên 300 điểm) đều không đủ các điều kiện kinh doanh, đảm bảo vệ sinh môi trường như diện tích nhỏ hẹp không thể che chắn vật liệu, sử dụng lòng đường, vỉa hè làm nơi tập kết.
Tại nhiều tuyến đường, kế hoạch thu dọn ngay lượng đất, rác thải phát sinh trong ngày cũng bị xem nhẹ. Việc rửa đường và các thiết bị quét hút, thậm chí rửa lá cây, hạ tầng đô thị (dải phân cách, lan can, biển báo) cũng chỉ mang tính làm có lệ.
Tại Hải phòng, trong thời gian gần đây Sở Tài nguyên và Môi trường đã
tiến hành 2 đợt thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về bảo vệ môi trường tại 7 doanh nghiệp thép đang đóng trên địa bàn. Kết quả cho thấy nồng độ các chất độc hại có trong không khí như SO2, CO... đều vượt
gấp 2 - 3 lần tiêu chuẩn cho phép. Cụ thể ngày 4-3-2010, tại Trường THCS Quán Toan có hiện tượng ô nhiễm khói bụi dẫn đến một số học sinh bị ho khan, khó thở. Kết quả đo đạc không khí của tổ công tác của Phòng Cảnh sát môi trường cho thấy: một số chỉ tiêu về khí (SO2, H2S, NOx…) đều vượt quá quy chuẩn cho phép. Tại vị trí lấy mẫu ở hành lang phòng máy tính của trường, chỉ số NOx vượt 23,5 lần, chỉ số SO2 vượt 12,8 lần.