- Kết chuyển chiphí NCTT để tính giá thành sản phẩm Kết chuyển chi phí NCTT vượt trên mức bình thường
TỔNG CÔNG TY CP MAY
2.2.1.2. Phân loại chiphí sản xuất
Tại Tổng Công ty May 10, căn cứ vào tình hình thực tế của công ty và quy định thống nhất của ngành dệt may và chế độ kế toán hiện hành đã phân loại CPSX theo các khoản mục chi phí như sau:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí NVL trực tiếp được chia thành 2 loại:
- Chi phí NVL chính: gồm vải, bông các loại có tác dụng tạo nên thực thể sản phẩm. Những NVL này thường do khách hàng mang đến nên rất phong phú đa dạng về chủng loại, tính năng, tác dụng. Do vậy đối với NVL do khách hàng mang đến thì công ty chỉ theo dõi về mặt số lượng còn về mặt giá trị thì công ty chỉ hạch toán chi phí vận chuyển, bố dỡ từ cảng về kho… cho nên khoản mục chi phí NVL chính chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng CPSX phát sinh trong kỳ.
- Chi phí vật liệu phụ: như chỉ, nhãn mác, cúc, bìa cổ…. có tác dụng đi kèm với NVL chính để hoàn thiện sản phẩm. Thông thường mỗi đơn đặt hàng sẽ có yêu cầu riêng đối với sản phẩm nên vật liệu phụ thường được khách hàng gửi đi kèm với NVL chính. Khi có nhu cầu thì công ty mới mua thêm. Vì vậy công ty chỉ hạch toán phần chi phí nguyên vật liệu mua ngoài còn đối với nguyên vật liệu phụ do khách hàng đem đến thì công ty chỉ theo dõi về số lượng.
Chi phí nhân công trực tiếp
Bao gồm toàn bộ tiền lương chính, lương phụ và các khoản phụ cấp có tính chất tiền lương và các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN) của công nhân trực tiếp sản xuất.
Đây là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng CPSX trong kỳ. Đối với khoản thuê ngoài gia công thì tính kết chuyển thẳng vào TK 154 chứ không tính
vào chi phí NCTT.
Chi phí sản xuất chung
Bao gồm các khoản chi phí phát sinh liên quan đến hoạt động tổ chức quản lý sản xuất ở phân xưởng, xí nghiệp, tổ, đội sản xuất:
- Chi phí nhân viên phân xưởng: là tiền lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp có tính chất tiền lương của nhân viên quản lý phân xưởng, xí nghiệp,…và các khoản trích theo lương được tính vào CPSX như BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN của nhân viên phân xưởng, xí nghiệp….
- Chi phí phụ tùng thay thế: là giá trị phụ tùng xuất cho các phân xưởng, xí nghiệp, tổ, đọi như bugi, công tơ, kim quay, ốc vít, cuaroa…
- Chi phí công cụ, dụng cụ: là giá trị vật liệu, công cụ, dụng cụ xuất cho quản lý phân xưởng, xí nghiệp.
- Chi phí khấu hao TSCĐ: là khoản khấu hao tài sản cố định (máy móc, thiết bị nhà xưởng…) phục vụ cho sản xuất trực tiếp ở các phân xưởng, xí nghiệp.
- Các chi phí SXC khác: là các khoản chi phí phát sinh phục vụ cho sản xuất ở phân xưởng ngoài các khoản trên như chi phí sửa chữa, cải tạo………….
Ở Tổng công ty CP May 10, công tác kế toán CPSX được thực hiện trên máy bởi các chương trình phần mềm độc lập với nhau. Do sự phân công nên các khoản phải trả công nhân viên được thực hiện ở phòng tổ chức nghĩa là việc tính toán tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp và các khoản trích theo lương phải trả cho cán bộ công nhân viên do phòng tổ chức thực hiện. Sau đó, phòng tổ chức chuyển bảng thanh toán tiền lương và BHXH, bảng tổng hợp tiền lương cho kế toán tiền lương thực hiện tính toán phân bổ chi phí nhân công để tập hợp CPSX và giá thành sản phẩm. Vì vậy, phần kế toán chí NCTT được làm thủ công. Phần kế toán NVLTT được thực hiện hoàn toàn bằng phần mềm kế toán. Kế toán NVL chỉ cần nhập dữ liệu sau đó máy sẽ tự động tính toán, đưa ra các bảng biểu và sổ sách theo yêu cầu.
Cuối tháng, kế toán tiền lương tính toán, phân bổ chi phí NCTT cùng với kế toán NVL và các kế toán khác chuyển các bảng biểu, sổ sách liên quan đến các
khoản chi phí SXC sang cho kế toán giá thành sản xuất chính đồng thời căn cứ vào các báo cáo về chi phí SXC tập hợp được ở dưới các phân xưởng, xí nghiệp gửi lên thì kế toán giá thành sản xuất chính tiền hành tính toán phân bổ CPSX, đánh giá sản phẩm dở dang để tổng hợp chi phí, tính giá thành sản phẩm. Vì vậy, phần kế toán chi phí SXC và giá thành sản phẩm một phần được thực hiện bằng kế toán máy.