Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Tổng Công ty Cổ phần May 10 (Trang 41)

- Kết chuyển chiphí NCTT để tính giá thành sản phẩm Kết chuyển chi phí NCTT vượt trên mức bình thường

1.3.4. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ

Sản phẩm làm dở (sản phẩm dở dang) là sản phẩm, công việc còn đang trong giai đoạn của quy trình công nghệm hoặc đã hoàn thành một vài quy trình chế biến nhưng vẫn còn phải gia công chế biến mới trở thành thành phẩm. Đánh giá sản phẩm dở dang là tính toán xác định phần chi phí sản xuất mà sản phẩm dở dang cuối kì phải chịu. Tùy thuộc đặc điểm về tổ chức sản xuất và kinh doanh, tỷ trọng và mức độ thời gian của các chi phí vào sản xuất sản phẩm và trình độ quản lý của doanh nghiệp mà vận dụng một trong các phương pháp sau:

Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc theo chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp

Phương pháp này được áp dụng trong trương hợp doanh nghiệp có chi phí nguyên vật liệu, vật liệu chính trực tiếp (hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp) chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất, khối lượng sản phẩm làm dở ít và tương đối ổn định giữa các kì.

Theo phương pháp này thì chỉ tính cho sản phẩm dở dang phần chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp (hoặc chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp), còn các chi phí khác được tính hết cho sản phẩm hoàn thành trong kì. Chi phí sản phẩm làm dở cuối kì được tính theo công thức sau:

Giá trị sản phẩm dở dang cuối kì = Giá trị SP dở dang đầu kì + Chi phí NVL (chính) phát sinh trong kì x Số lượng sản phẩm dở dang cuối kì Số lượng SP hoàn thành trong kì

+ Số lượng SP dở dang cuối kì

Trường hợp doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu chế biến liên tục thì chi phí sản xuất dở dang của giai đoạn công nghệ sau được xác định theo giá thành nửa thành phẩm giai đoạn trước chuyển sang. Công thức như sau:

Giá trị SPDD cuối giai đoạn i = Giá trị SPDD đầu kì GĐ i-1 chuyển sang

+ Giá thành NTP giai đoạn i-1 chuyển sang x Số lượng SPDD cuối giai đoạn i Số lượng SP hoàn thành giai đoạn i + Số lượng SPDD cuối giai đoạn

Ưu điểm của phương pháp này là xác định được giá trị sản phẩm làm dở cuối kì một cách nhanh chóng do việc tính toán đơn giản, dễ làm khối lượng tính toán ít.

Nhược điểm của phương pháp này là tính toán giá trị sản phẩm làm dở lại kém chính xác đặc biệt là khi tỷ trọng của chi phí khác ngoài chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp chiếm tỷ trọng càng lớn trong tổng chi phí sản xuất.

Phương pháp này áp dụng đối với doanh nghiệp có chi phí vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng không lớn trông tổng chi phí sản xuất, khối lượng sản phẩm dở dang lớn và không ổn định giữa các kì, đánh giá được mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang.

Nội dung của phương pháp này là sẽ tính cho sản phẩm làm dở cuối kì cả chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và các chi phí sản xuất khác, khối lượng sản phẩm dở dang cuối kì được quy đổi thành khối lượng hoàn thành tương đương theo mức độ chế biến hoàn thành của sản phẩm dở dang.

Khối lượng tương đương của khối lượng dở dang cuối kì (Q’dck) là khối lượng dở dang căn cứ trên tỷ lệ hoàn thành của từng khoản mục so với thành phẩm của phân xưởng đó.

Q’

dck = Qdck x mc

Trong đó: mc là mức độ hoàn thành của sản phẩm dở cuối kì

Khối lượng tương đương của khối lượng dở dang đầu kì (Q’dđk)là khối lượng qui đổi cần phải tiếp tục hoàn thiện để hoàn thành khối lượng dở dang đó thành thành phẩm theo từng khoản mục.

Q’dđk = Qdđk x ( 1- mđ )

Trong đó: mđ là mức độ hoàn thành của sản phẩm dở đầu kì

Khối lượng tương đương gồm khối lượng hoàn thành trong kì và khối lượng hoàn thành tương đương của khổi lượng dở cuối kì.

Qtương đương = Qht + Q’dck

Trong đó: Qtương đương là khối lượng sản phẩm tương đương Qht là khối lượng sản phẩm hoàn thành

Q’dck là khối lượng tương đương của SPDD cuối kì

Ưu điểm của phương pháp này là giá trị sản phẩm dở dang cuối kì được tính toán chính xác vì được tính đầy đủ tất cả khoản mục. Nhưng phương pháp này lại tính toán phức tạp khối lượng tính toán lớn, hơn nữa việc xác định mức độ chế biến hoàn thành của sản phẩm dở dang là một công việc phức tạp mang nặng tính chủ quan.

Phương pháp đánh giá sản phẩm dở theo chi phí sản xuất định mức có thể áp dụng cho các doanh nghiệp đã xây dựng được hệ thống định mức và dự toán chi phí cho từng loại sản phẩm hợp lí hoặc áp dụng phương pháp tính giá thành sản phẩm theo định mức.

Theo phương pháp này, kế toán căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang, mức độ hoàn thành của sản phẩm dở ở từng công đoạn sản xuất và định mức từng khoản mục chi phí ở các công đoạn sản xuất để tính ra giá trị sản phẩm dở theo chi phi định mức. Công thức xác định như sau:

Giá trị SPDD cuối kì = Số lượng SPDD cuối kì x Chi phí định mức đơn vị

Ưu điểm của phương pháp này là tính toán nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu thông tin mọi thời điểm.

Nhược điểm là kết quả tính toán có độ chính xác không cao, khó áp dụng và rất khó xây dựng định mức chuẩn xác.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Tổng Công ty Cổ phần May 10 (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w