Chiều cao cuối cùng của cây được tính từ gốc tới đỉnh sinh trưởng của cây khi cây ngừng sinh trưởng.Chiều cao cây là yếu tố di truyền đặc trưng của mỗi giống đồng thời nó cũng chịu tác động mạnh mẽ của các yếu tố ngoại cảnh ( ánh sáng, nhiệt độ, nước, phân bón, biện pháp kỹ thuật chăm sóc…). Chiều cao cây là yếu tố quan trọng để xác định loại hình sinh trưởng của cây. Thông qua chiều cao cây biết được loại hình sinh trưởng của cây từ đó có được những biện pháp kỹ thuật chăm sóc hợp lý ( làm giàn, tỉa cành…) để cây có thể phát huy tối đa tiềm năng sẵn có của giống. Mặt khác người sản xuất có thể thong qua chiều cao cây để biết cách hạn chế những ảnh hương xấu của thời tiết, các yếu tố ngoại cảnh cũng như những nhược điểm của giống gây ra.
Nhìn chung, toàn bộ thời gian sinh trưởng và phát triển của cà chua ở hai vụ Thu Đông và Xuân Hè cũng đều có những thuận lợi và khó khan nhất định. Song ở vụ Thu Đông, nhiệt độ, ẩm độ vẫn thuận lợi hơn vụ Xuân Hè. Do vây chiều cao cây cuối cùng ở vụ Thu Đông so với vụ Xuân Hè bao giờ cũng cao hơn.
Chúng tôi đã tiến hành kiểm tra theo dõi trên ruộng sản xuất qua hai vụ và thu được kết quả ghi trong bảng 4.3 và 4.4.
nhau thì chiều cao cây cuối cùng cũng khác nhau, các tổ hợp lao khác nhau cũng có chiều cao cây cuối cùng khác nhau. Nguyên nhân là do dặc tính di truyền của từng tổ hợp lai và do điều kiện ngoại cảnh cũng như chăm sóc, nhiệt độ, độ ẩm ở các thời vụ khác nhau.
Vụ Thu Đông, tổ hơp lai T16 có chiều cao cây thấp nhất là 103,13 cm, tiếp đến là T15 (103,80 cm), T17 (108,57 cm). Tổ hợp lai cao nhất là T12 có chiều cao là 117,10 cm. Giống đối chứng có chiều cao cây cuối cùng là 116,87 cm. Vụ Xuân Hè tổ hợp lai có chiều cao thấp nhất là T21 cao 92,10 cm, tổ hợp lai có chiều cao cây cao nhất là T10 cao 105,73 cm. Giống đối chứng có chiều cao cây cuối cùng tương đối thấp là 99,30 cm.
Hình 4.3. Chiều cao cây cuối cùng của các tổ hợp lai vụ Thu Đông 2011