Bất cập trong chính sách chi tiêu công

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động của Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam và các bất cập về chính sách vĩ mô trong hoạt động cho vay vốn bảo vệ môi trường của quỹ Bảo Vệ Môi Trường Việt Nam (Trang 38)

. Việc đổi mới công nghệ thông tin đã có nhiều cố gắng, bắt đầu tin học hoá tại một số khâu như kế toán – tài chính, theo dõi hổ sơ, theo dõi cấp

1. Bất cập trong chính sách tài khóa

1.2. Bất cập trong chính sách chi tiêu công

Mặc dù trong thời gian gần đây hoạt động BVMT đã được chính phủ quan tâm hơn, tuy nhiên ngân sách giành cho hoạt động này vẫn còn hạn chế. So với các nước trong khu vực và trên thế giới, đầu tư cho bảo vệ môi trường

ở Việt Nam còn rất thấp. Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên&Môi trường cho biết chi cho sự nghiệp môi trường ở Việt Nam mới đạt 1% tổng chi ngân sách từ năm 2006, trong khi Trung Quốc và các nước ASEAN đầu tư cho môi trường trung bình hàng năm chiếm 1% GDP; ở các nước đang phát triển chiếm từ 3%– 4%. Về quan điểm và nhận thức, chúng ta thực sự chưa coi môi trường và bảo vệ môi trường phải gắn kết hữu cơ, không thể tách rời với phát triển kinh tế vì vậy công tác bảo vệ môi trường có nhiều lúc bị xem nhẹ.

Việt Nam đã dành nguồn chi thường xuyên riêng cho hoạt động bảo vệ môi trường (chi sự nghiệp môi trường) nhưng do tính chất là nguồn chi thường xuyên nên kinh phí từ nguồn này không thể bố trí để đầu tư giải quyết triệt để các vấn đề môi trường bức xúc ngày càng gia tăng. Kinh phí chi sự nghiệp môi trường ở các bộ, ngành, địa phương chưa được bố trí đủ, đúng với nội dung chi, tập trung vào các vấn đề môi trường trọng tâm, trọng điểm (hầu hết các địa phương đã bố trí từ 80%- 90% tổng chi sự nghiệp môi trường cho thu gom, vận chuyển chất thải sinh hoạt, dẫn tới việc không còn kinh phí để thực hiện các nội dung quản lý môi trường khác theo quy định của luật).

Ở trung ương, việc sử dụng kinh phí ở một số bộ, ngành còn dàn trải chưa tập trung vào giải quyết các vấn đề môi trường bức xúc thuộc phạm vi bộ, ngành chủ trì. Không ít địa phương, nhất là các địa phương có nguồn thu không đủ bù chi, chưa bố trí đủ 1% chi ngân sách cho bảo vệ môi trường.

Nhiều địa phương khác bố trí một số nội dung chi không đúng theo hướng dẫn của Luật Bảo vệ Môi trường và thông tư liên tịch số 114/2006/TTLT-BTC-BTNMT (nay là thông tư liên tịch số 45/2010/TTLT- BTC-BTNMT).

“Quy hoạch bảo vệ môi trường sẽ là cơ sở quan trọng để các địa phương thực hiện các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với các yêu cầu bảo vệ môi trường, giảm thiểu tối đa những tác động xấu tới chất lượng môi trường lưu vực”, .

Báo cáo cũng cho biết nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản chưa chú trọng khâu đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng về bảo vệ môi trường, đầu tư xây dựng các công trình xử lý chất thải thuộc khu vực công ích chưa tương xứng với mức độ gia tăng chất thải dẫn đến mức độ ô nhiễm môi trường có xu hướng gia tăng.

Nguồn chi thường xuyên của ngân sách nhà nước cho hoạt động sự nghiệp môi trường còn ít, chưa đáp ứng yêu cầu thực tế. Các doanh nghiệp chưa chú ý đầu tư thay đổi công nghệ, thiết bị, công trình xử lý chất thải rắn nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Về vấn đề chi tiêu công liên quan đến bảo vệ môi trường, trong cuộc họp gần đây của quốc hội, một số đại biểu của Quốc Hội đã thẳng thắn cho ý kiến. , gần đây đại biểu các tỉnh thành đã nhất trí đề nghị Chính phủ nên sớm tăng ngân sách cho bảo vệ môi trường (BVMT) và điều chỉnh lại cơ sở phân phối, sử dụng để bảo đảm có hiệu quả nhất. Theo đó, đến năm 2015, cố gắng tỷ lệ dành cho sự nghiệp môi trường bảo đảm ở mức 2% tổng chi ngân sách. Ngoài ra, đề nghị các cấp chính quyền địa phương tăng biên chế cán bộ quản lý môi trường cấp quận, huyện, phường, xã. Đặc biệt, thường xuyên coi trọng công tác thanh tra và kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường; sớm hình thành hệ thống quan trắc môi trường có tính quốc gia, đáp ứng các yêu cầu theo dõi, đánh giá đúng mọi diễn biến môi trường, phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về môi trường; tăng cường cơ chế liên kết và phối hợp tốt, trong đó có sự chia sẻ trách nhiệm và quyền hạn giữa các cơ quan trung ương với nhau, giữa các cơ quan trung ương và các địa phương và giữa các địa phương có liên quan để giải quyết triệt để tình trạng chồng chéo trong thanh kiểm tra; tiếp tục tạo hành lang pháp lý và các điều kiện cần thiết để đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường.

trước hết Bộ TN-MT sẽ xây dựng cơ chế khuyến khích chuyển giao công nghệ, đầu tư sản xuất trang thiết bị xử lý ô nhiễm môi trường. Trong đó, thực hiện ưu đãi sử dụng thiết bị và công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường được sản xuất ở trong nước.

Đồng thời, kiến nghị Chính phủ quan tâm, ban hành các chính sách khuyến khích phát triển công nghệ môi trường, hỗ trợ chuyển giao công nghệ môi trường, đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong hoạt động nghiên cứu khoa học, công nghệ về môi trường; ban hành các chính sách khuyến khích về giá đối với năng lượng được làm ra từ việc xử lý chất thải.

Đối với chất thải rắn y tế, cần hạn chế biện pháp đốt để tránh phát sinh ô nhiễm không khí thứ cấp và nhanh chóng chuyển sang các công nghệ thân thiện với môi trường như khử khuẩn các chất thải lây nhiễm sau đó chôn lấp theo đúng xu hướng quốc tế hiện nay.

Đối với việc xử lý chất thải nguy hại cần phải nghiên cứu theo hướng xử lý tập trung quy mô lớn và có thu hồi năng lượng theo các vùng, miền của Việt Nam và cần lựa chọn công nghệ xử lý chất thải phù hợp điều kiện của Việt Nam theo hướng ưu tiên tái chế. Trong giai đoạn 2006 – 2010, Việt Nam đã thu hút 20 dự án hợp tác quốc tế về môi trường, với tổng kinh phí lên tới 64 triệu USD.

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động của Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam và các bất cập về chính sách vĩ mô trong hoạt động cho vay vốn bảo vệ môi trường của quỹ Bảo Vệ Môi Trường Việt Nam (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w