Bất cập trong chính sách lãi suất

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động của Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam và các bất cập về chính sách vĩ mô trong hoạt động cho vay vốn bảo vệ môi trường của quỹ Bảo Vệ Môi Trường Việt Nam (Trang 41)

. Việc đổi mới công nghệ thông tin đã có nhiều cố gắng, bắt đầu tin học hoá tại một số khâu như kế toán – tài chính, theo dõi hổ sơ, theo dõi cấp

2.1.Bất cập trong chính sách lãi suất

2. Bất cập trong chính sách tiền tệ

2.1.Bất cập trong chính sách lãi suất

- Việc hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, doanh nghiệp, và dự án đầu tư trong hoạt động bảo vệ môi trường là tín hiệu tích cực. Tuy nhiên, tỷ lệ lãi suất vẫn còn cao, chưa khuyến khích được các nhà đầu tư, đầu tư vào hoạt động này.

Điều hành lãi suất là một hành động quan trọng của ngân hàng trung ương đối với ổn định và tăng trưởng kinh tế. Mặc dù có những thành công

trong việc điều hành hệ thống ngân hàng đem lại tăng trưởng và ổn định cho nền kinh tế, cách thức điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vẫn cho thấy một vài điểm chưa hoàn thiện. Người ta luôn chứng kiến trong vài năm gần đây tình trạng lúc thừa, lúc thiếu thanh khoản, hay tình trạng căng thẳng trong lãi suất trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Một trong những lý do giải thích những hiện tượng đó, có thể, bắt nguồn từ cách tiếp cận không hợp lý trong việc ra quyết định lãi suất của NHNN.

Việt Nam đang phải liên tục chứng kiến những biến động trái triều trong lãi suất và thanh khoản của hệ thống ngân hang. Có lẽ hiện tượng này bắt nguồn từ cách điều hành lãi suất thường chậm so với diễn biến thực tế. Một đặc trưng hay yêu cầu cơ bản của điều hành chính sách tiền tệ chính là tính chất đi trước, dẫn dắt, và định hướng. Trong khi đó, ở Việt Nam người ta dễ dàng nhận thấy hiện tượng chính sách chỉ được đề ra khi mà có quá nhiều phàn nàn từ thực tế, hoặc bản thân các nhà làm chính sách không thể không nhận thấy sức ép quá lớn từ thực tế. Và họ nhận thấy không làm sẽ phải đối mặt với những hậu quả to lớn và hết sức nghiêm trọng.

Chính đặc trưng ra quyết định chính sách như thế làm cho kinh tế vĩ mô luôn bị biến động. Và khi kinh tế vĩ mô biến động thì việc ra quyết định chính sách vẫn theo nếp chậm cũ, chờ tới khi ai cũng thấy sức ép lớn mới tiến hành lại càng làm cho sự biến động trở nên rất khó lường.

Có thể liệt kê nhiều ví dụ.

Năm 2008, sau nhiều tháng các ngân hàng lâm vào tình trạng thiếu thanh khoản nặng nề, NHNN mới chấp nhận nâng lãi suất cơ bản (lên 14%).

Và trong năm 2009, hết quý III thì các chỉ số kinh tế trong nước đã cho thấy sự phục hồi khá chắc chắn sau chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ. Đặc biệt, những số liệu về việc làm đã cho thấy tình trạng thất nghiệp ở Việt Nam đã thuyên giảm. Biến công việc làm (thất nghiệp) là biến được

xem là chậm nhất trong kinh tế. Khi biến này đã thay đổi tích cực thì đó chính là thời điểm phải rút bớt các chính sách kinh tế. Tuy nhiên, chính sách hỗ trợ lãi suất đã được bãi bỏ quá chậm.

Lẽ ra chính sách hỗ trợ lãi suất nên được rút lại kể từ tháng 10/2009 (sớm hơn dự kiến 3 tháng) khi những tình hình cho thấy chiều hướng phục hồi đã xuất hiện, thậm chí sự phục hồi còn khá chắc chắn. Tuy nhiên, vào thời điểm đó có lẽ vì có quá nhiều lời phàn nàn từ phía doanh nghiệp là họ vẫn chưa tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi và vì thế có nhiều người suy ra rằng sự phục hồi là chưa chắc, nên Chính phủ vẫn tiếp tục duy trì chính sách hỗ trợ lãi suất. Thậm chí, còn tai hại hơn, nhiều thông điệp lúc đó được đưa ra cho rằng chính sách hỗ trợ sẽ còn được kéo dài đến hết quý I năm 2010.

Với những thông điệp như vậy, khu vực doanh nghiệp tìm mọi cách khai thác hết lợi thế nguồn vốn ưu đãi, đặc biệt là vào thời điểm quý IV khi mà ai cũng nhìn thấy triển vọng làm ăn tốt. Kết quả là sản xuất được mở rộng một cách nhanh chóng trong thời gian ngắn. Đây chính là một lý do giải thích tại sao tăng trưởng tín dụng trong những tháng cuối năm 2009 lại tăng mạnh như vậy.

Đến lượt mình, nhiều dự án được triển khai mới và mở rộng như vậy sẽ cần một lượng tiền cực lớn để duy trì hoạt động. Hệ quả, hệ thống ngân hàng cảm thấy thiếu tiền cho vay căng thẳng như những tháng đầu năm nay. Do đó, lãi suất lại bị đẩy lên cao ngay lập tức và kéo dài cho đến bây giờ.

Dường như, việc ra quyết định về lãi suất của NHNN Việt Nam là luôn chậm vì không chú trọng đủ mức vào những dấu hiệu vĩ mô phản ánh khuynh hướng của nền kinh tế.

Trái lại, NHNN dường như thường hay lại dựa vào những thông tin vi mô để đưa ra quyết định. Hiện tượng căn cứ vào lời kêu ca thiếu vốn làm ăn của doanh nghiệp là không thích hợp trong việc ra quyết định về lãi suất. Trong bất kỳ trường hợp nào được hưởng ưu đãi (lãi suất), các doanh nghiệp

được hưởng rồi sẽ vẫn kêu thiếu chẳng ai nói đủ rồi bao giờ, còn những doanh nghiệp chưa được tiếp cận lại càng kêu to. Do cách tiếp cận như vậy, việc kéo dài chính sách ưu đãi lãi suất là tất yếu. Và hành động này là không hợp lý, nó giống bạn giữ chân ga quá lâu khi xe đã lên đỉnh dốc, làm cho xe quá đà, khó kiểm soát sau đó.

Có thể nói cách tiếp cận trong việc ra quyết định chính sách lãi suất như vậy là cách tiếp cận mang tính vi mô. Trong khi đó, chính sách lãi suất phải là chính sách mang tính khuynh hướng vĩ mô. Chính cách tiếp cận như vậy, chúng ta luôn có cảm giác là những chính sách lãi suất ở Việt Nam thường bị chậm so với những diễn biến của thực tế, và mang tính đối phó nhiều hơn là dẫn dắt thực tế.

Hậu quả, nền kinh tế lại đang phải chịu đựng tình trạng khan hiếm vốn do mở rộng quá mức lúc trước đó. Chưa kể là những dự án triển khai trong thời kỳ hưởng ưu đãi có thể là những dự án cần rất nhiều vốn trong khi có mức quay vòng chậm (do nhiều dự án lớn thuộc lĩnh vực bất động sản) cũng là một nguyên nhân của tình trạng khan hiếm vốn như hiện nay.

Từ những phân tích ở trên có thể đi đến một vài gợi ý hay kiến nghị đối với việc ra quyết định chính sách lãi suất của ngân hàng trung ương như sau:

Thứ nhất, việc ra quyết định về chính sách lãi suất nên theo cách tiếp cận khuynh hướng vĩ mô tổng thể và có hành động sớm hơn dựa trên những dữ liệu phản ánh khuynh hướng, thay vì dựa trên những thông tin vi mô và chậm tới khi cảm nhận thấy sức ép mới thay đổi.

Theo cách tiếp cận này, NHNN nên tập trung xem xét và chỉ xem xét những động thái vĩ mô để đi đến nhận định về khuynh hướng của nền kinh tế vĩ mô mà thôi trong việc ra quyết định sẽ làm gì sắp tới với lãi suất. Tất cả những thông tin từ cấp vi mô và cục bộ cần phải bỏ qua bất chấp những lời phàn nàn từ thực tế.

Có những phát ngôn rất chính thức là sẽ không thay đổi trong lãi suất/tỷ giá sau đó sự việc lại trái ngược

Thứ hai, cần thay đổi chiến thuật truyền thông điệp vào nền kinh tế. Tránh hiện tượng che dấu thông tin hoặc đưa thông tin thiếu chính xác. Chúng ta đã chứng kiến đôi khi có những phát ngôn rất chính thức là sẽ không có thay đổi trong lãi suất (hay cả tỷ giá nữa) rồi ngay sau đó không lâu sự việc lại xảy ra trái ngược.

Cách thay đổi là nên có thông tin định kỳ với báo chí nói rõ những phân tích và xem xét của ngân hàng trung ương về hiện trạng nền kinh tế và dự báo những thay đổi trong chính sách lãi suất có thể trong tương lai. Hành động này sẽ có tác dụng lớn trong việc định hướng kỳ vọng của dân chúng và giới kinh doanh. Cải cách được việc này sẽ giúp tránh được sự thống trị của tin đồn, và hành động đầu cơ làm cho tình hình ngày càng trở nên rối ren.

Thứ ba, để thực hiện một hướng chính sách lãi suất nên chia nhỏ thành nhiều bước lãi suất nhằm truyền tín hiệu tới thị trường một cách từ từ, mềm mại; thay vì đưa ra những mức thay đổi lớn và đột ngột.

Chẳng hạn việc nâng hay hạ lãi suất nên chia nhỏ thành nhiều lần trong một khoảng thời gia thay vì chỉ một hoặc hai lần với biên độ lớn cũng trong khoảng thời gian đó.

Tất nhiên, hành động này phải phù hợp với định hướng mà các thông điệp được đưa ra cho công chúng và giới kinh doanh. Hành động này có thể giúp làm cho chính sách mềm mại, nhịp nhàng với sự biến đổi của nền kinh tế và thị trường, là những thứ cần phải có thời gian điều chỉnh.

Trong trường hợp cảm thấy chưa cần thiết, NHNN có thể lùi lại một hay đẩy nhanh lên một bước nhỏ một cách dễ dàng mà không làm tổn hại đến sự ổn định của khu vực kinh doanh và của nền kinh tế

Thông tư 93/2003/TT-BTC hướng dẫn thực hiện chế độ quản lý tài chính đối với Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam. Theo đó, Quỹ cho vay các dự án bảo vệ môi trường không quá 70% tổng chi phí của dự án. Đồng thời, lãi suất không quá 50% lãi suất cho vay thương mại và lãi suất trần do Bộ Tài chính quy định. Trường hợp các dự án trả nợ không đúng hạn, chủ dự án phải chịu nợ quá hạn bằng 200% lãi suất đã vay.

Chủ đầu tư các dự án bảo vệ môi trường vay vốn ngân hàng thì chỉ được nhận hỗ trợ lãi suất đối với số vốn vay trong phạm vi tổng mức đầu tư cua dự án mà không được hỗ trợ lãi suất đối với các khoản nợ quá hạn. Quỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ lãi suất khi dự án đã hoàn thành, đưa vào sử dụng và hoàn trả được vốn vay cho các tổ chức tín dụng. Hàng năm, tổng số tiền Quỹ hỗ trợ lãi suất vay vốn không được vượt quá 20% vốn bổ sung hàng năm của Quỹ không kể vốn điều lệ ngân sách cấp.

Quỹ cũng được phép tài trợ cho các dự án bảo vệ môi trường tối đa bằng 50% chi phí thực hiện nhiệm vụ. Hàng năm tổng số tiền tài trợ không được vượt quá 30% vốn bổ sung hàng năm của Quỹ. Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam ban đầu được ngân sách Nhà nước cấp 200 tỷ đồng làm vốn điều lệ. Quỹ có trách nhiệm bảo hoàn vốn và bù đắp chi phí, được miễn nộp thuế và nộp ngân sách đối với các hoạt động trong lĩnh vực môi trường. Ngoài vốn điều lệ, vốn hoạt động của Quỹ còn bao gồm tiền đền bù thiệt hại về môi trường của các tổ chức, cá nhân; 50% tiền thu phí bảo vệ môi trường hàng năm; 10% kinh phí ngân sách hàng năm dành cho hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường...

Tuy trong những năm gần đáy ,Chính Phủ quan tâm hơn trong vấn đề bảo vệ môi trường bằng viêc bổ sung và tăng nguồn vốn cho quỹ bảo vệ môi trường. Song nguồn quỹ vẫ còn quá khiêm tốn nếu không muốn nói là ít ỏi. Lãi suất cho vay có ưu đãi hơn so với lãi xuẩt thương mại tuy nhiên vẫn còn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chưa hợp lý,chưa khuyến khích được các doanh nghiệp đầu tư mua sắm công nghệ sử lý chất thải. Việc hỗ trợ các dự án vệ sinh môi trường ở một số khu vực nông thôn, các khu vực gây ô nhiễm ,các dự án trống rừng còn quá ít so với thực tiễn và nhu cầu hiện tại.Từ đó yêu cầu đặt ra là cân cải cách hơn nữa chính sách về lãi xuất, tạo nguồn vốn rồi rào, cơ chế cho vay linh hoạt, thông thoáng đối với việc bảo vệ môi trường.

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động của Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam và các bất cập về chính sách vĩ mô trong hoạt động cho vay vốn bảo vệ môi trường của quỹ Bảo Vệ Môi Trường Việt Nam (Trang 41)