Bất cập trong chính sách thuế

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động của Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam và các bất cập về chính sách vĩ mô trong hoạt động cho vay vốn bảo vệ môi trường của quỹ Bảo Vệ Môi Trường Việt Nam (Trang 35)

. Việc đổi mới công nghệ thông tin đã có nhiều cố gắng, bắt đầu tin học hoá tại một số khâu như kế toán – tài chính, theo dõi hổ sơ, theo dõi cấp

1. Bất cập trong chính sách tài khóa

1.1. Bất cập trong chính sách thuế

Mức thu thuế, đánh thếu đối với các hoạt động gây ô nhiễm chưa hợp lý, chưa đủ điều kiện ràng buộc và có tính kiên quyết nên chính sách này còn chưa khả thi và chưa hiệu quả.

Dự thảo Luật Thuế Bảo vệ Môi trường với nội dung hiện có, tuy đã đáp được nâng cấp nhiều, nhưng vẫn chưa đáp ứng tốt kỳ vọng đem lại tác động tích cực cho công tác bảo vệ môi trường, chưa góp phần thay đổi hành vi sản xuất của doanh nghiệp và hành vi của người dân theo hướng tích cực thông qua nộp thuế. Cách tính thuế và xác định mặt hàng chịu thuế còn thiếu cơ sở khoa học và tính thuyết phục.Việc thu thuế theo Dự thảo không đảm bảo đạt được các mục tiêu đã định, gây khó khăn cho sự nghiệp xóa đói giảm nghèo, không khuyến khích được việc áp dụng sản xuất sạch hơn và các công nghệ thân thiện môi trường, không khuyến khích, thay đổi hành vi theo hướng quan tâm môi trường.

Hiện nay Việt Nam chưa có luật thuế môi trường độc lập, đồng bộ. Các quy định về phí môi trường hiện hành mới chỉ dừng lại ở mục tiêu huy động đóng góp một phần của những đối tượng xả thải, hỗ trợ làm sạch môi trường. Trong khi các sắc thuế có liên quan như thuế tiêu thụ đặc biệt, thu nhập DN, xuất nhập khẩu, mục tiêu bảo vệ môi trường chỉ là lồng ghép, còn phân tán, chưa rõ ràng. Việc ban hành Luật Thuế môi trường là cần thiết, cấp bách để đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, khuyến khích phát triển kinh tế đi liền với giảm ô nhiễm MT; nâng cao ý thức bảo vệ MT của toàn xã hội, góp phần

thay đổi nhận thức của nhân dân trong sản xuất và tiêu dùng. Đồng thời, luật này sẽ giúp tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ MT; thực hiện cam kết của Chính phủ với cộng đồng quốc tế...

Sau khi dự thảo Luật thuế môi trường được thông qua vào tháng 5/2010, nhiều tổ chức và cá nhân băn khoăn, thắc mắc và không khỏi lo ngại về tính thực thi của điều luật bởi có một số quy định chưa thật sự phù hợp… Các ý kiến chỉ ra rất nhiều lỗ hổng trong dự thảo cần chỉnh sửa chính xác hơn mới có thể trình ra Quốc hội.

Cần phải chỉnh sửa từ những thiếu sót về từ ngữ, như việc tại sao dự thảo lại đổi từ “Luật thuế bảo vệ môi trường” thành “Luật thuế môi trường”, trong khi đây là thuế áp dụng với sản phẩm gây ô nhiễm, góp phần bảo vệ môi trường, chứ không phải đánh vào môi trường.

Các ý kiến đều cho rằng chủ thể sẽ phải chịu thuế là vấn đề chưa được làm rõ trong Luật Thuế môi trường khi chỉ quy định“người nộp thuế là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất hàng hóa và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế môi trường”.

Ngoài ra, rất nhiều ý kiến băn khoăn rằng việc xăng dầu, than thuộc đối tượng chịu thuế nhưng đều là nguyên liệu đầu vào nên việc tăng giá thành sẽ tác động rất mạnh đến nền kinh tế. Hiện nay cử tri Tây Nam Bộ đã than phiền sản xuất lúa không có lãi vì nguyên liệu đầu vào quá cao. Giờ tăng giá xăng dầu, than, thuốc bảo vệ thực vật thì rõ ràng tác động về mắt kinh tế của dự luật thuế này là không nhỏ.

Có thể thấy, dự luật này chủ yếu hướng vào mục đích giảm khí thải khi đưa xăng, dầu và than đá và môi chất làm lạnh vào diện chịu thuế. Trong khi đó, việc gây ô nhiễm nguồn nước, nhất là nước thải công nghiệp, mới là vấn đề nổi cộm và bức xúc nhất hiện nay, thì gần như chưa được đề cập tới trong dự thảo. Theo giải thích trong tờ trình của Chính phủ, sở dĩ đối tượng này

không được đưa vào diện điều chỉnh của dự luật, là do người sản xuất đã phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải và chất thải rắn. Đồng thời, người sản xuất cũng phải có trách nhiệm xử lý chất thải theo quy định. Thế nhưng, cơ quan soạn thảo lại thừa nhận: “Các loại phí hiện nay có tính pháp lý thấp, mức thu thấp nên tác dụng còn chưa mạnh. Vì vậy cần thiết phải xây dựng chính sách thuế riêng để thu vào các sản phẩm gây ô nhiễm…”. Bên cạnh đó, dù luật lệ hiện hành buộc người sản xuất phải xử lý chất thải trước khi thải ra môi trường, nhưng do quy định về chế tài, xử phạt còn quá nhẹ, chủ yếu là phạt hành chính, nên hiệu quả rất hạn chế.

Một trong những mục tiêu của dự luật thuế này là khuyến khích phát triển kinh tế đi đôi với giảm ô nhiễm môi trường, nhưng lại không đưa các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu vào đối tượng điều chỉnh, vì lo ngại ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh. Rõ ràng, quy định loại trừ chẳng những không thể ngăn ngừa, mà còn gián tiếp mở đường cho các doanh nghiệp hoạt động trong những lĩnh vực sản xuất gây ô nhiễm nặng sử dụng Việt Nam làm địa bàn sản xuất hàng xuất khẩu, để lại gánh nặng về môi trường cho cộng đồng địa phương, mà Vedan là một trong những ví dụ điển hình.

Với xăng, dầu, mức thuế thấp nhất trong khung dự thảo tương đương với phụ phí xăng, dầu hiện nay và cao nhất đối với xăng là 4.000 đồng/lít và dầu là 2.000 đồng/lít. Khi luật thuế này có hiệu lực, thì các phụ phí sẽ được bãi bỏ. Vấn đề đặt ra là nếu áp dụng thuế theo mức sàn, thì tác dụng của luật chẳng có gì khác so với hiện nay, nhưng nếu đánh thuế cao, nhất là với sản phẩm dầu diesel, sẽ làm tăng cước phí vận tải hiện đã rất cao. Ngoài ra, đánh thuế nặng có thể thúc đẩy các doanh nghiệp chuyển từ dầu sang sử dụng than làm nhiên liệu đốt. Khi đó, ô nhiễm do khí thải chẳng những không giảm, mà còn trở nên nặng nề hơn.

30.000 đồng/tấn, nhưng việc áp đặt loại thuế này có nguy cơ gây ra những phản ứng phụ bất lợi cho nền kinh tế. Ngành điện đang là khách hàng tiêu thụ than lớn nhất và nhu cầu than của ngành này còn tăng mạnh trong tương lai. Hiện nay, giá thành của nhiệt điện chạy than khá cao, còn giá bán điện lại bị khống chế, nên chưa thu hút được vốn đầu tư của nước ngoài. Nếu than tiếp tục bị đánh thuế môi trường, chắc chắn ảnh hưởng xấu đến hiệu quả đầu tư của nhiệt điện chạy than và việc thu hút đầu tư vào phát triển loại nguồn điện này sẽ càng khó khăn hơn, từ đó tác động xấu đến khả năng đáp ứng nhu cầu điện cho nền kinh tế.

Ngoài ra, mục tiêu kích thích tiết kiệm, sử dụng năng lượng có hiệu quả mà dự luật đưa ra cũng khó mà đạt được, do cách tính thuế ít nhiều còn mang tính cào bằng. Đương nhiên, những doanh nghiệp nào sử dụng nhiều xăng, dầu, than hơn thì phải nộp thuế nhiều hơn, nhưng rõ ràng việc đánh thuế lên tất cả đối tượng tiêu dùng, bất kể hiệu quả cao hay thấp, sẽ làm giảm tác dụng khuyến khích đổi mới công nghệ, tái cơ cấu theo hướng giảm dần các ngành, công nghệ tiêu tốn nhiều năng lượng, vốn đang là một trong những bất cập lớn của nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Vì vậy, cần đưa vào dự luật những quy định về chính sách miễn giảm thuế đối với những trường hợp có hiệu quả sử dụng năng lượng cao, ít nhất là đối với một số ngành sử dụng nhiều than, xăng dầu. Chỉ khi doanh nghiệp thấy lợi ích mang lại từ việc đầu tư công nghệ hiện đại vượt trội so với mua những máy móc, công nghệ rẻ tiền nhưng tiêu tốn nhiều năng lượng, thì Việt Nam mới có hy vọng giải quyết được tình trạng sử dụng năng lượng lãng phí, kém hiệu quả như hiện nay.

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động của Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam và các bất cập về chính sách vĩ mô trong hoạt động cho vay vốn bảo vệ môi trường của quỹ Bảo Vệ Môi Trường Việt Nam (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w