Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại công ty.

Một phần của tài liệu Thực trạng và phương hướng nâng cao hiệu quả công tác kế toán nguyên vật kiệu tại công ty Dệt May Hà Nội (Trang 48)

II. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và bộ sổ kế toán tại công ty dệt may hà nộ

1.Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại công ty.

Bộ máy kế toán trong doanh nghiệp có thể hiện như một tập hợp những cán bộ nhân viên kế toán cùng với trang thiết bị kỹ thuật phương tiện ghi chép tính toán, cung cấp thông tin phục vụ cho công tác quản lý trong doanh nghiệp.

Sơ đồ bộ máy kế toán tại công ty Dệt may Hà Nội

Kế toán trưởng (Trưởng phòng) Phó phòng kế toán (kế toán tổng hợp) Thủ quỹ K ế toán thanh toán công nợ Kế toán thanh toán Kế toán TSCĐ v à XDCB Kế toán tập hợp chi phí và tính giá Kế toán th nhà phẩm và tiêu thụ th nhà Kế toán tiền lương v cácà khoản BH Kế toán NVL

49 | P a g e

Các nhân viên kinh tế

- Phòng kế toán tài chính của Công ty gồm 21 người: kế toán trưởng, phó phòng kế toán kiêm kế toán tổng hợp, 18 nhân viên kế toán, 1 thủ quỹ, nhiệm vụ được phân công như sau:

+ Kế toán trưởng: là người trực tiếp phụ trách phòng tài chính Công ty, chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên và giám đốc Công ty về các vấn đề có liên quan đến tình hình tài chính, công tác kế toán của Công ty, có nhiệm vụ quản lý và điều hành thựchiện kế toán tài chính theo hoạt động chức năng chuyên môn, chỉ đạo công tác quản lý sử dụng vật tư, tiền vốn trong toàn Công ty theo đúng chế độ tài chính mà nhà nước ban hành.

+ Phó phòng kế toán tài chính (kiêm kế toán tổng hợp) có nhiệm vụ hàng tháng căn cứ vào nhật ký chứng từ, bảng kê, bảng phân bổ (do kế toán nguyên vật liệu, kế toán thanh toán, kế toán tiền lương, kế toán tổng hợp CT và tính giá thành chuyển lên) để vào sổ tổng hợp cân đối thu chi và các khoản, lập bảng cân đối sau đó vào sổ cái các tài khoản có liên quan lập báo cáo tài chính theo đúng quy định của nhà nước. Phó phòng kế toán tài chính có trách nhiệm cùng với kế toán trưởng quyết toán cũng như thanh tra kiểm tra công tác kế toán của Công ty.

- Kế toán nguyên vật liệu: hàng ngày căn cứ vào phiếu nhập kho, phiếu xuất kho vật liệu, công cụ dụng cụ để vào sổ chi tiết vật tư. Cuối tháng tổng hợp lên sổ tổng hợp xuất, lập bảng kê số 3, bảng tính giá thực

tế vật liệu và công cụ dụng cụ và từ các hoá đơn (hoặc hoá đơn kiêm phiếu xuất kho) của bên bán để vào sổ chi tiết thanh toán với người bán lên nhật ký chứng từ số 5.

- Kế toán TSCĐ và XDCB: tổ chức ghi chép phản ánh số liệu chất lượng hiện trạng và giá trị TSCĐ, tình hình mua bán và thanh lý TSCĐ.

- Kế toán tiền lương: có nhiệm vụ căn cứ vào bảng tổng hợp thanh toán lương và phụ cấp do các tổ nghiệp vụ các nhà máy các phòng ban chức năng, lập bảng phân bổ và các khoản bảo hiểm

Tổ chức công tác kế toán theo lĩnh vực này, mọi công việc của hạch toán kế toán đều được thực hiện tại phòng kế toán đều được thực hiện tại phòng kế toán doanh nghiệp. Do đó giúp cho lãnh đạo doanh nghiệp nắm được kịp thời toàn bộ thông tin.

- Kế toán chi phí và tính giá thành căn cứ vào bảng phân bổ vật liệu CC-DC bảng tổng hợp vật liệu xuất dùng, bảng phân bổ lương và các nhật ký chứng từ có liên quan để ghi vào sổ tổng hợp chi phí sản xuất (có chi tiết cho từng nhà máy) phân bổ chi phí sản xuất và tính giá thành cho từng mặt hàng cụ thể.

- Kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm: có nhiệm vụ thực hiện tình hình nhập xuất kho thành phẩm, tình hình tiêu thu, theo dõi công nợ của khách hàng. Mở sổ chi tiết bán hàng cho từng loại hàng. Mở thẻ theo

dõi nhập xuất tồn thành phẩm sau đó theo dõi vào sổ chi tiết bán hàng cho từng loại.

- Kế toán thanh toán: Theo dõi tình hình thu chi sử dụng quỹ tiền mặt tiền gửi ngân hàng của Công ty, mở sổ theo dõi chi tiết tiền mặt mặt hàng ngày đối chiếu số chi trên tài khoản của Công ty ở ngân hàng coi số ngân hàng, theo dõi tình hình thanh toán của Công ty với các đối tượng như: khách hành, nhà cung cấp, nội bộ Công ty.

- Thủ quỹ: Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc như phiếu thu, phiếu chi thủ quỹ xuất tiền mặt hoặc nhập quỹ, ghi sổ quỹ phần thu, phần chi cuối ngày đối chiếu với kế toán tiền mặt nhằm phát hiện sai sót và sửa chữa kịp thời khi có yêu cầu của cấp trên, thủ quỹ cùng các bộ phận có liên quan tiến hành kiểm kê quỹ tiền mặt hiện có chịu trách nhiệm về mọi trường hợp thừa thiễu quỹ tiền mặt của công ty.

- Các nhân viên kinh tế nhà máy: Chịu sự chỉ đạo ngành dọc của phòng kế toán tài chính của Công ty.

Qua mô hình trên ta thấy: Công ty tổ chức hạch toán kế toán theo hình thức tập chung phòng kế toán là trung tâm thực hiện toàn bộ công tác kế toán từ khâu đầu đến khâu cuối cùng, thu nhận chứng tù, luân chuyển sổ ghi kế toán chi tiết tổng hợp và lập các báo cáo kế toán phân tích hoạt động kinh tế và hướng dẫn kiểm tra kế toán trong toàn đơn vị, thông báo số liệu kế toán thống kê cần thiết cho các đơn vị trực thuộc. Các nhân viên

kinh tế ở các nhà máy thành viên có nhiệm vụ thu thập chứng từ kiểm tra, xử lý sơ bộ chứng từ, định kỳ lập báo cáo thống kê, tài chính theo sự phân công, dưới sự chỉ đạo giám sát của kế toán trưởng. Với đặc điểm đó Công ty đã thực hiện hình thức kế toán nhật ký chứng từ và hạch toán tình hình biến động của tài sản theo phương pháp kê khai thường xuyên.

Hình thức này có ưu điểm là giảm nhẹ khối lượng ghi sổi, đối chiếu số liệu tiến hành thường xuyên kịp thời, cung cấp các số liệu cho việc tập hợp các chỉ tiêu kinh tế tài chính lập bảng báo cáo kế toán. Về hoạt động kinh tế của doanh nghiệp từ đó thực hiện sự kiểm tra và chỉ đạo sát sao, kịp thời các hoạt động của toàn doanh nghiệp. Sự chỉ đạo công tác kế toán được thống nhất, chặt chẽ, tổng hợp số liệu và thông tin kinh tế kịp thời tạo điều kiện trong phân công lao động nâng cao trình độ chuyên môn hoá lao động hạch toán

Một phần của tài liệu Thực trạng và phương hướng nâng cao hiệu quả công tác kế toán nguyên vật kiệu tại công ty Dệt May Hà Nội (Trang 48)