Hoàn thiện việc ghi sổ chi tiết thanh toán với người bán.

Một phần của tài liệu Thực trạng và phương hướng nâng cao hiệu quả công tác kế toán nguyên vật kiệu tại công ty Dệt May Hà Nội (Trang 110)

II. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hạch toán vật liệu tại công ty Dệt May Hà Nộ

8.Hoàn thiện việc ghi sổ chi tiết thanh toán với người bán.

Vật liệu nhập kho của công ty chủ yếu từ nguồn thu mua bên ngoài. Hiện nay công ty đang sử dụng hình thức sổ nhật ký chứng từ để

hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu. Nhìn chung, các sổ sách mà công ty sử dụng theo hình thức sổ này là phù hợp, nhưng riêng sổ chi tiết thanh toán với người bán em thấy là chưa hợp lý. Sổ chi tiết này dùng để ghi chép các nghiệp vụ phát sinh trong quan hệ mua bán với từng người bán hoặc người đi mua. Thực tế mẫu sổ mà công ty đang sử dụng không phản ánh được các khoản sau: Khoản công ty còn phải trả và nhãng khoản mà công ứng trước cho người bán, do đó gây khó khăn cho việc theo dõi những khoản công nợ và những khoản mà công ty còn phải thu, phải trả.

Để đảm bảo cho việc cung cấp nguyên vật liệu được liên tục làm cho quá trình sản xuất không bị gián đoạn là công việc quan trọng hàng đầu, do vậy việc tìm nguồn vật tư cung cấp thường xuyên cho sản xuất với chất lượng tốt sẽ là mối quan tâm của công ty. Bên cạnh đó, phải theo dõi tình hình thanh toán, phương thức thức thanh toán để có những biện pháp thích hợp nhằm thúc đẩy mối quan hệ mua bán.

Sổ chi tiết thanh toán với người bán mở từ khi phát sinh quan hệ mua bán tới khi thanh toán xong tiền hàng. Số liệu trên sổ chi tiết thanh toán với người bán vừa làm cơ cở đêr ghi nhật ký chứng từ số 5, vừa theo dõi có hệ thống thanh toán dứt điểm trọn vẹn với người bán. Do đó, để phù hợp với yêu cầu theo dõi một cách thuận lợi, liên tục, có hệ thống, kế toán nên mở sổ chi tiết tài khoản 331 theo các mẫu sau:

Kết cấu: Biểu 1.2 111 | P a g e

Cơ sở số liệu: Sổ chi tiết thanh toán với người bán của tháng trước, hoá đơn phiếu nhập khi mua hàng và các chứng từ thanh toán

Phương pháp ghi

- Cột số dư đầu tháng: Lấy số liệu ở cột số dư cuối tháng của số này tháng trước.

Số dư nợ: Phản ánh số tiền công ty ứng trước cho người bán của tháng trước

Số dư co: Phản ánh số tiền công ty còn nợ người bán của tháng trước - Số phát sinh

+ Phần ghi Có TK331, ghi Nợ các TK...

Căn cứ vào phiếu nhập kho, hoá đơn kế toán ghi theo định khoản Nợ TK 152 (Chi tiết)

Nợ TK 133 (1331): Phương pháp khấu trừ Có TK331:

Nếu hoá đơn theo phương pháp VAT trực tiếp thì ghi: Nợ TK 152 (Chi tiết):

Có TK 331:

Số tiền hàng: Ghi vào cột TK 152 phần giá trị thực tế

Tiền thuế VAT ghi vào cột TK 133 + Phần ghi Nợ TK331, ghi có các TK...

Khi thanh toán cho người bán tuỳ theo phương thức hạch toán ghi vào các cột TK tương ứng

- Số dư cuối tháng:

Số dư nợ: Phản ánh số tiền công ty ứng trước cho người bán nhưng đến cuối tháng chưa lấy hàng

Số dư có: Phản ánh số tiền cuối tháng công ty còn nợ người bán Từ số liệu dòng tổng cộng của số chi tiết thanh toán với ngưòi bán được lập theo mẫu mới ta đưa vào nhật ký chứng từ số 5 sẽ dễ dàng, theo từng tài khoản số liệu rõ ràng, không bị sai sót nhầm lẫn

(Mẫu Sổ chi tiết thanh toán với người bán được trích ở trang sau )

Kết luận

Sau một thời gian thực tập tại Công ty Dệt may Hà Nội được làm quen với thực tế hạch toán nguyên vật liệu cùng với phần lý thuyết được nghiên cứu em đã học hỏi rất nhiều điều bổ ích để củng cố thêm những kiến thức về lý luận mà em đã được học ở trường. Đồng thời đợt thực tập này cũng giúp em nắm bắt được tầm quan trọng của kế toán nguyên vật liệu đối với việc quản lý vật liệu và quản lý của công ty thấy được những mặt mạnh cần phát huy và những điểm còn tồn tại để khắc phục nhằm góp phần nhỏ bé hoàn thiện hơn công tác kế toán vật liệu ở công ty Dệt may Hà Nội. Chuyên đề đã đề xuất những định hướng cơ bản cũng như một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện hơn công tác kế toán vật liệu nói riêng cũng như công tác kế toán nói chung .

Do trình độ lý luận và thời gian thực tập còn hạn chế, chuyên đề mới chỉ đưa ra được ý kiến bắt đầu chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận được các ý kiến đóng góp của cô gíáo hướng dẫn, các thầy cô giáo và bạn đọc để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn về mặt lý luận cũng như thực tiến .

Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn Nguyễn Tô Phượng cùng các cô chú, anh chị trong phòng kế toán của Công ty Dệt may Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp của mình .

Một phần của tài liệu Thực trạng và phương hướng nâng cao hiệu quả công tác kế toán nguyên vật kiệu tại công ty Dệt May Hà Nội (Trang 110)