Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hành vi phạm pháp của trẻ em vị thành niên dưới góc độ gia đình (Trang 119)

- Trên thế giới

2. Ảnh hƣởng từ góc độ gia đình đến việc trẻ vị thành niên có hành vi phạm

2.2 Đánh giá chung

Tóm lại, chúng ta có thể kể ra 3 nguyên nhân chính dẫn tới việc trẻ em VTN có các HVPP, cụ thể:

- Về phía gia đình: Chính 58/230 em (25,2%) các em cho rằng GĐ là nguyên nhân đẩy các em vào tình trạng có HVPP [xem phụ lục cau 45]. Đây có thể là con số không chính xác và không khách quan, vì đó là suy nghĩ chủ quan của các em. Tuy nhiên chúng ta khẳng định rằng GĐ là một trong các nguyên nhân quan trọng khiến trẻ em VTN có những HVPP, thể hiện ở chỗ những ngƣời làm cha mẹ đã thiếu sự giám sát quản lý và giáo dục con cái. Họ buông lỏng hoặc quá nuông chiều, quá khắt khe trong việc quản lý con cái mình. Bên cạnh đó, cha mẹ chƣa thực sự nắm bắt đƣợc đặc điểm tâm - sinh lý của tuổi VTN nên chƣa có phƣơng pháp giáo dục phù hợp với con cái. Còn có nhiều em vói các lý do khác nhau đã không còn tôn trọng cha mẹ mình: 23/230 em (tức 10%) các em coi thƣờng bố mình; 12/230 em (tức 5,2%) các

em coi thƣờng mẹ; bên cạnh đó các em còn coi thƣờng ông bà (3%); anh chị em (2,6%) và coi thƣờng những ngƣời họ hàng trong GĐ (8,7%) [xem phụ lục câu 46.1; 46.2; 46.3; 46.4; 46.5].

Ngoài ra do một số yếu tố khác nhƣ quan hệ cha mẹ - con cái không tốt, không khí GĐ không êm ấm hoà thuận… cũng là tác nhân khiến trẻ em VTN buồn chán, thất vọng do đó dễ bị bạn bè, ngƣời xấu lôi kéo vào các HVPP. Khi con cái không may phạm pháp thì các bậc phụ huynh đã lơ là, thiếu quan tâm nên không kịp thời phát hiện ra HV sai phạm của con để giáo dục, khuyên bảo đúng - sai với con cái.

Một số trƣờng hợp khác cũng thuộc sự ảnh hƣởng của yếu tố GĐ, ví dụ nhƣ một số em có nhu cầu quá cao so với điều kiện kinh tế của GĐ, các em thƣờng đánh giá cao giá trị bản thân mình và cho phép “vung tay” tiêu xài phung phí những khoản tiền lớn mà không phải do các em làm ra. Thói quen hoang phí, sự ăn không ngồi rồi, quan niệm về giá trị lao động lệch lạc, khả năng tự chủ và tự kiềm chế kém ... mà cha mẹ các em không kịp thời phát hiện và ngăn chặn thì các em dễ mất phƣơng hƣớng, đi lầm đƣờng. Do vậy khi gặp phải những hoàn cảnh khó khăn thì các em sẽ có những hành vi phạm tội.

- Về phía nhà trường, thầy cô giáo: Trong việc này không thể không nói đến trách nhiệm của các thầy cô giáo. Với những trẻ em VTN khi đang còn ngồi trên ghế nhà trƣờng, các thầy cô đã làm tròn trách nhiệm giáo dục của mình chƣa? Các thầy cô thiếu sâu sát trong việc quản lý học sinh. Họ mới chỉ chú ý truyền đạt kiến thức cho học sinh mà chƣa quan tâm đến đời sống tinh thần, những suy nghĩ của học sinh. Việc học hành đã trở thành áp lực với một số em, làm các em sợ phải đến trƣờng do đó đã bỏ học đi lang thang và bị bạn bè xấu lôi kéo vào con đƣờng phạm pháp. Cũng có thể do phƣơng pháp giáo dục của thầy cô chƣa tốt nên không làm các em có hứng thú với việc học. Hiện nay có một số thầy cô là những tấm gƣơng xấu khi đối xử không công bằng, thiếu gƣơng mẫu… với học sinh cũng nhƣ trong cuộc sống, khiến các em thất vọng và chán nản, không muốn đi học, bỏ học.

- Về phía các tổ chức XH, các nhà chức trách: có liên quan không nhỏ đến tỷ lệ phạm pháp ngày càng nhiều của trẻ em VTN, đó là việc các cơ quan chức năng này đã không kiểm soát đƣợc các khu vui chơi giải trí, các tụ điểm giải trí thiếu lành mạnh, tình trạng văn hoá phẩm thiếu văn hoá và phản giáo dục (nhƣ sách báo đen, video đen, karaokê, sex...) còn đƣợc lƣu truyền rộng rãi trong XH…[xem phụ lục câu 41.4; 41.7; 41.8; 41.9]. Do đó, các trẻ em VTN đã có điều kiện tiếp xúc với những luồng văn hoá thiếu lành mạnh, từ đó các em học đòi, bắt chƣớc làm theo và nhanh chóng lao vào con đƣờng phạm pháp.

Hơn nữa, môi trƣờng XH trong điều kiện kinh tế thị trƣờng và mở cửa đang có những ảnh hƣởng rất lớn tới tội phạm trẻ em VTN. Chúng ta còn thiếu các cơ sở vui chơi, giải trí cho tẻ em. Bên cạnh đó, vấn đề việc làm hiện đang là vấn đề nan giải để giải quyết nghề nghiệp cho hàng chục vạn thanh thiếu niên không có việc làm và không có điều kiện học tập tại các trƣờng. Do không đƣợc học văn hóa, không có nghề nghiệp lại thiếu các cơ sở vui chơi giải trí nên tẻ em thƣờng lang thang và dễ bị bọn tội phạm ngƣời lớn lôi kéo vào con đƣờng phạm tội. Các mặt trái của XH nhƣ các HV tham nhũng, buôn lậu, mại dâm, nghiện hút và các HV phạm tội của ngƣời lớn... đã ảnh hƣởng rất lớn đến quá trình phát sinh, phát triển của tội phạm trẻ em VTN. Vì thế, các địa phƣơng cần chú trọng hơn nữa tới việc xây dựng các khu vui chơi giải trí lành mạnh cho trẻ em VTN tham gia và có những phong trào giáo dục, tuyên truyền để các em hiểu và không bị ảnh hƣởng từ các HVPP của ngƣời lớn, qua đó góp phần làm giảm tỷ lệ trẻ em VTN có HVPP.

Ngoài ra không thể không kể đến yếu tố chủ quan từ phía các em, các em không chịu học hỏi về kiến thức và tu dƣỡng đạo đức để có lối sống lành mạnh mà lại a dua, đua đòi, ham chơi và có lối sống hƣởng thụ. Các em thiếu ý chí, thiếu sự tự giác, tự chủ và không có bản lĩnh nên không tránh đƣợc những cám dỗ, những ham muốn tầm thƣờng, từ đó dễ có những sai phạm đáng tiếc. Bởi thế với câu hỏi “khi ra khỏi trƣờng, nếu nhƣ ai đó bảo em tiếp tục làm những HVPP trƣớc kia em có làm không?” Kết quả: có 5/230 em (2,2%) trả lời có; em không biết (7,8%); còn tùy thuộc vào yếu tố khác

(3,5%). Nhƣ vậy nguy cơ các em tái phạm các HVPP là 14% [xem phụ lục câu 44]. Với những em này, nếu cha mẹ, nhà trƣờng, XH không quan tâm và giáo dục các em kịp thời để các em hiểu rõ vấn đề đâu là đúng - sai, tốt - xấu thì các em lại bƣớc vào con đƣờng phạm tội cũ.

Có thể nói GĐ là một trong các yếu tố quan trọng bậc nhất, nhƣng không vì thế mà chúng ta tuyệt đối hóa vai trò của GĐ. Quan trọng hơn cả là 3 tổ chức trên phải có sự kết hợp chặt chẽ với nhau để cùng quản lý và giáo dục các em, để kịp thời phát hiện và ngăn chặn các HVPP nếu chúng diễn ra, kéo các em về với cuộc sống tốt đẹp trong vòng tay yêu thƣơng và quan tâm của GĐ và mọi ngƣời. Có làm đƣợc điều đó thì mới hy vọng số trẻ em VTN có HVPP giảm xuống.

Với đề tài này, chúng tôi chỉ đi vào phân tích một số yếu tố ảnh hƣởng của GĐ đến các HVPP của trẻ em VTN (mà chƣa có đủ điều kiện để đi vào tìm hiểu nguyện vọng từ phía môi trƣờng nhà trƣờng và XH đã tác động đến trẻ em VTN có HVPP nhƣ thế nào).

PHẦN KẾT LUẬN

1. Kết luận

1.1. Về mặt nghiên cứu lý luận cho thấy, lứa tuổi VTN là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ con sang ngƣời lớn, là giai đoạn các em có nhiều sự thay đổi về tâm - sinh lý, nhận thức, tình cảm và cấu trúc nhân cách chƣa hoàn toàn ổn định. Ở lứa tuổi các em có nhu cầu lớn về giao lƣu và học hỏi với bạn bè, thầy cô và mọi ngƣời xung quanh, nhƣng GĐ vẫn có vai trò vô cùng quan trọng đối với việc hình thành và phát triển nhân cách của các em. Các mối quan hệ trong GĐ, các kiểu quan hệ cha mẹ con cái, bầu không khí tâm lý GĐ và đặc biệt là phƣơng pháp giáo dục của cha mẹ đối với con cái có những tác động nhất định đối với việc trẻ VTN có HVPP. Các nhân tố thuộc GĐ có thể là nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp đẩy các em đến với các nhóm bạn tiêu cực và do đó các em có những hành vi phạm pháp.

Các kết quả nghiên cứu trƣớc kia cho thấy tồn tại một tỷ lệ đáng kể trẻ em VTN có HVPP. Tỷ lệ tội phạm ở lứa tuổi VTN có xu hƣớng ngày một tăng về cả quy mô và số lƣợng với những phƣơng thức gây án ngày càng tinh vi và tỷ lệ tái phạm cao. Tỷ lệ phạm tội ở trẻ em VTN tỷ lệ thuận với sự thay đổi và xuống cấp của GĐ: GĐ ly tán, ly hôn, sự xuống cấp của chức năng giáo dục GĐ, tình trạng bạo lực trong GĐ, ….

1.2. Qua kết quả nghiên cứu thực tiễn cho thấy trẻ em VTN đã gây ra hầu hết các HVPP và tệ nạn XH mà ngƣời lớn gây ra, tuy vậy các HVPP mà trẻ em VTN gây ra chủ yếu là: trộm cắp, trấn lột, gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thƣơng tích và lừa đảo chiếm đoạt tài sản công dân… Mỗi trẻ em VTN không phải chỉ có một dạng HVPP mà nhiều em có hai, ba dạng HVPP hoặc nhiều hơn nữa trong cùng một khoảng thời gian.

1.3. Một trong các nguyên nhân dẫn tới việc VTN có HVPP là sự ảnh hƣởng của các nhân tố GĐ, chẳng hạn nhƣ:

1.3.1. Tình trạng và hoàn cảnh gia đình: Trẻ em VTN sống trong những GĐ không thuận lợi, nhƣ GĐ khuyết thiếu cha, mẹ hay cả hai cha mẹ, GĐ thƣờng xuyên có mâu thuẫn và xung đột giữa cha và mẹ, GĐ ly thân, ly tán,

cha mẹ hay cãi chửi nhau, đánh nhau... có ảnh hƣởng rất lớn tới tâm lý và tình cảm của trẻ em VTN. Do đó trẻ có cảm giác thất vọng, chán nản, có cảm giác bất an và không hạnh phúc ngay trong chính GĐ của mình. Đây là nguyên nhân chính đẩy trẻ rời xa GĐ, hƣớng ra ngoài XH và tìm đến những bạn bè xấu, do đó các em bị lôi kéo vào các HV vi phạm pháp luật và HVPP.

1.3.2. Bầu không khí tâm lý gia đình: Nhiều trẻ sống và lớn lên trong GĐ có bầu không khí tâm lý không thuận lợi, nhƣ bầu không khí tâm lý lạnh giá, ngột ngạt, chiến tranh lạnh, thƣờng xuyên xảy ra cãi chửi nhau giữa bố và mẹ, bố mẹ và con cái.

Trong GĐ không có sự hòa thuận và quan tâm chăm sóc giữa cha và mẹ, cha mẹ và con cái. Trẻ em VTN cảm thấy mình không đƣợc bố mẹ yêu thƣơng, quan tâm chăm sóc, do đó GĐ không còn là tổ ấm của trẻ. Trẻ hƣớng ra môi trƣờng bên ngoài GĐ, bỏ nhà đi bụi... đến với bạn bè và các nhóm XH khác, bị lôi kéo làm những điều xấu, dần dần các em bị phụ thuộc vào nhóm đó. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi đẩy trẻ em VTN đến chỗ có những HVPP.

1.3.3. Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái: hay cách cƣ xử của cha mẹ đối với con cái trong cuộc sống hàng ngày cũng có ảnh hƣởng rất lớn đến việc trẻ em VTN có HVPP hay không. Cụ thể có 3 kiểu quan hệ cha mẹ - con cái: quan hệ tin tƣởng - bình đẳng, quan hệ bàng quan - xa cách, quan hệ nghiêm khắc - cứng nhắc. Cả 3 kiểu quan hệ này đều đƣợc các GĐ áp dụng trong việc giáo dục con cái, ở mỗi kiểu quan hệ đều có những ƣu và nhƣợc điểm nhất định, tuy nhiên tùy từng GĐ mà các bậc cha mẹ có thể áp dụng thiên về một trong ba kiểu quan hệ trên. Cụ thể:

Một số cha mẹ thờ ơ vô trách nhiệm, thiếu quan tâm, chăm sóc tới việc học tập và kết bạn của con cái làm chúng đi chệch hƣớng hay mất phƣơng hƣớng trong cuộc sống, trẻ dễ bị bạn bè xấu kích động và lôi kéo dẫn đến những HV vi phạm pháp luật. Hay một số cha mẹ khác lại đối xử với con quá hà khắc nhƣ: đánh đập dã man, dùng những lời lẽ nặng nề, thô bạo để lăng mạ và sỉ nhục các em, khiến trẻ bị tổn thƣơng và mất danh dự, sự tự trọng, dần dần trẻ trở lên chai lỳ, bất cần và dẫn tới việc lừa dối bố mẹ và đi theo bạn bè

xấu làm những điều sai trái. Ngƣợc lại, một số cha mẹ lại quá yêu thƣơng, chiều chuộng con cái cũng khiến trẻ có những cảm giác khó chịu vì bị bó buộc, mất tự do (coi các em nhƣ những con nít) nên trẻ rời GĐ đi tìm tự do, sự thoải mái và muốn thử sức mình ở bên ngoài, do đó việc mắc sai lầm của các em chỉ còn là sớm hay muộn.

1.3.4. Phương pháp giáo dục của cha mẹ: có ảnh hƣởng đặc biệt lớn đến trẻ em VTN có HVPP. Một số cha mẹ đã áp dụng những phƣơng pháp phản khoa học và phản giáo dục đối với việc giáo dục con, họ thiếu hiểu biết về tâm lý lứa tuổi VTN, nhƣ áp dụng phƣơng pháp giáo dục: mắng chửi, đánh đập con khi con phạm lỗi làm trẻ trở nên lầm lỳ, lì lợm, rạn đòn và bị tổn thƣơng. Hay một số cha mẹ khác làm ngơ trƣớc các sai phạm của con, không quan tâm dạy dỗ con cái chu đáo, trẻ không biết làm nhƣ thế nào là đúng, nhƣ thế nào là sai, họ mặc kệ trẻ muốn làm gì thì làm. Nhƣ vậy cả hai phƣơng pháp giáo dục hoặc quá nghiêm khắc, hoặc quá nuông chiều đối với con cái đều không đạt hiệu quả trong việc giáo dục con cái. Cha mẹ áp dụng phƣơng pháp giáo dục này sẽ làm trẻ nảy sinh những tiêu cực và chán nản, do đó một số em đã đi vào con đƣờng sai trái.

Để đứa trẻ lớn lên trở thành ngƣời tốt, có ích cho GĐ, XH thì ngƣời làm cha, làm mẹ, đi đôi với việc sống gƣơng mẫu còn cần phải có phƣơng pháp giáo dục con cái khoa học và đúng đắn. Ở mỗi một giai đoạn phát triển, trẻ em có những đặc điểm tâm - sinh lý riêng, cha mẹ cần phải hiểu rõ để có phƣơng pháp giáo dục thích hợp đối với con cái mình. Chúng ta cũng biết ảnh hƣởng của văn hóa GĐ đối với trẻ em VTN là rất lớn, nếu văn hóa GĐ đƣợc xây dựng trên những nền tảng vững chắc của những truyền thống tốt đẹp, thói quen lành mạnh, thì văn hóa GĐ sẽ tạo ra những đứa trẻ miễn dịch sau này với các tệ nạn XH và những điều sai trái.

1.3.5. Điều kiện kinh tế gia đình: Mỗi GĐ có một điều kiện kinh tế nhất định, nhƣ GĐ giàu có hay trung bình, hay nghèo khó... đều có ảnh hƣởng nhất định đến việc trẻ có HVPP hay không. Tuy nhiên điều kiện kinh tế không phải là nhân tố quyết định nhất, nếu cha mẹ không quan tâm, chăm sóc và tạo cho

trẻ một bầu không khí tâm lý GĐ ấm cúng thì đều khiến trẻ có cách nghĩ và cách làm sai lệch, từ đó có những HVPP.

Nhƣ vậy, GĐ nói chung, cha mẹ nói riêng có ảnh hƣởng rất lớn và là một trong số các nhân tố dẫn đến trẻ em VTN có HVPP. Đúng nhƣ giả thuyết nghiên cứu đƣa ra, ở mỗi GĐ với các yếu tố thuận lợi và bất lợi khác nhau, có ảnh hƣởng tới việc trẻ có những HVPP khác nhau. Tuy nhiên, yếu tố GĐ chỉ là một trong nhiều yếu tố tác động và ảnh hƣởng đến việc tẻ em VTN có HVPP. Bên cạnh đó còn do các yếu tố khác nhƣ: nhà trƣờng, bạn bè, XH và yếu tố chủ quan của chính bản thân các em. Không phải mọi tẻ em VTN sống trong môi trƣờng GĐ thuận lợi đều trở thành con ngoan cũng không phải mọi trẻ em VTN sống trong môi trƣờng GĐ không thuận lợi đều trở thành ngƣời hƣ hỏng và phạm pháp. Tuy nhiên, nếu trẻ đƣợc sống trong một môi trƣờng GĐ thuận lợi, kết hợp các yếu tố khác cũng thuận lợi thì nguy cơ trẻ trở thành những ngƣời hƣ hỏng phạm pháp sẽ khó hơn. Do vậy, các bậc cha mẹ cố gắng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hành vi phạm pháp của trẻ em vị thành niên dưới góc độ gia đình (Trang 119)