Mối quan hệ cha mẹ con cái

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hành vi phạm pháp của trẻ em vị thành niên dưới góc độ gia đình (Trang 89)

- Trên thế giới

2. Ảnh hƣởng từ góc độ gia đình đến việc trẻ vị thành niên có hành vi phạm

2.1.2. Mối quan hệ cha mẹ con cái

Nhƣ chúng ta đã đề cập tới trong phần cơ sở lý luận về cách phân chia quan hệ cha mẹ - con cái ra thành 3 nhóm (3 kiểu quan hệ cha mẹ - con cái) chính sau:

- Quan hệ tin tƣởng - bình đẳng - Quan hệ bàng quan - xa cách - Quan hệ nghiêm khắc - cứng nhắc

Với kiểu quan hệ tin tƣởng - bình đẳng, cha mẹ luôn gần gũi, quan tâm tới đời sống tình cảm cũng nhƣ các sinh hoạt của con cái, cha mẹ kiên nhẫn, nhẹ nhàng, lắng nghe và tôn trọng ý kiến của con, luôn cố gắng để hiểu con và cho phép con cái nói lên ý kiến của mình. Những cha mẹ kiểu này đặt ra các nguyên tắc cho con cái nhƣng họ cũng rất quan tâm chăm sóc và thƣờng xuyên giao tiếp với con.

Cha mẹ kiểu bàng quan - xa cách dƣờng nhƣ không quan tâm đến cuộc sống của con cái, không để ý đến việc con cái làm gì. Đối với con cái, cha mẹ

kiểu này rất dễ dãi, không nghiêm khắc. Quan hệ bàng quan - xa cách bộc lộ việc cha mẹ luôn thả lỏng con cái, để các em tự làm những việc chúng thích, cha mẹ có kiểu quan hệ này thƣờng chiều theo những ý thích của con cái, họ không quản lý, không kèm cặp con cái đồng thời cũng không để ý tới việc sinh hoạt và học tập của con cái, họ bênh vực con vô điều kiện, đặc biệt là cha mẹ kiểu này ít thể hiện sự yêu thƣơng, chăm sóc con cái.

Còn quan hệ nghiêm khắc - cứng nhắc thể hiện việc cha mẹ luôn tham gia vào cuộc sống của con cái. Con cái trong những GĐ có cha mẹ kiểu này không có quyền gì đối với các quyết định có liên quan đến các em. Cha mẹ buộc con cái phải làm theo những gì mà họ cho là đúng mà không bao giờ để ý đến ý kiến của các em. Cha mẹ trách phạt con cái khi các em mắc lỗi mà không bao giờ xem xét những nguyên nhân đẩy con mình đến chỗ mắc sai lầm. Cha mẹ kiểu này mong muốn con cái phải tuyệt đối phục tùng mình, họ quản lý con rất sát sao, đặt ra những giới hạn chính xác buộc con phải tuân thủ họ không cho phép con cái đƣợc trao đổi hay thảo luận với cha mẹ về bất cứ điều gì.

Thông thƣờng, các GĐ không áp dụng một loại quan hệ đối với con cái mà họ thƣờng áp dụng kết hợp các kiểu quan hệ theo những tỷ lệ khác nhau, song sẽ có một kiểu quan hệ đƣợc áp dụng thƣờng xuyên và nổi trội hơn các kiểu quan hệ còn lại. Vậy mỗi mỗi kiểu quan hệ cha mẹ - con cái này có ảnh hƣởng nhƣ thế nào đối với những trẻ em VTN đã có HVPP. Chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu ảnh hƣởng của từng kiểu quan hệ này thông qua các yếu tố nhƣ:

- Cách ứng xử và thái độ của cha mẹ đối với hoạt động học tập của con cái. - Cách ứng xử và thái độ của cha mẹ đối với quan hệ bạn bè của con cái - Cách ứng xử và thái độ của cha mẹ trong việc giáo dục con cái khi con cái phạm phải sai lầm.

- Sự quan tâm thăm hỏi của bố mẹ trong thời gian trẻ học ở Trƣờng Giáo dƣỡng II Ninh Bình.

Trƣớc hết, chúng ta tìm hiểu về cách ứng xử và thái độ của cha mẹ đối với hoạt động học tập của con cái. Với câu hỏi: "Khi em nghỉ học, bỏ học bố

mẹ em có biết không"? Kết quả thu đƣợc: trong tổng số các khách thể nghiên cứu chỉ có 43,9% trả lời là bố mẹ có biết về việc em nghỉ học và bỏ học; số cha mẹ có quan tâm tới việc học hành của con cái nhƣng không sát sao và thƣờng xuyên (nghĩa là “đôi khi” biết) là 33,9%; số còn lại là cha mẹ không biết việc nghỉ học và bỏ học của con chiếm 19,6%, đây là con số tƣơng đối cao. Nhƣ vậy, nếu tính cả những cha mẹ quan tâm không thƣờng xuyên và không quan tâm tới việc nghỉ học của con chiếm 53,5%, tức là quá một nửa các bậc phụ huynh không quan tâm sát sao tới việc nghỉ học, bỏ học của con cái. Cụ thể ta có số liệu:

Bảng 8: Sự quan tâm của bố mẹ trẻ em VTN về việc nghỉ học, bỏ học của trẻ STT Khi trẻ em VTN nghỉ học, bỏ học bố mẹ Số lƣợng (n) Tỷ lệ phần trăm (%) 1 Có biết 101 43.9 2 Không biết 45 19.6 3 Đôi khi 78 33.9 4 Em không rõ 6 2.6 Tổng 230 100.0

Song song với việc quan tâm về tình trạng đi hay nghỉ học của con cái là sự quan tâm của các bậc cha mẹ về kết quả học tập của con cái. Về khía cạnh này chúng ta có kết quả:

Bảng 9: Sự quan tâm của bố mẹ trẻ em VTN về kết quả học tập của trẻ

STT Bố mẹ trẻ em VTN hỏi han, trao đổi

về kết quả học tập của trẻ Số lƣợng (n)

Tỷ lệ phần trăm (%)

1 Không bao giờ 15 6.5

2 Hàng ngày 72 31.3

4 Hàng tháng 24 10.4

5 Sau mỗi kỳ thi 29 12.6

6 Hiếm khi 48 20.9

7 Ý kiến khác 2 0.9

Tổng 230 100.0

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy đứng vị trí hàng đầu là tỉ lệ cha mẹ quan tâm hỏi han và trao đổi về kết quả học tập của con cái “hàng ngày” là 31,3%; đứng thứ hai là mức “sau mỗi tuần” chiếm 17,4%; “Sau mỗi tháng” hay “sau mỗi kỳ thi” cha mẹ mới hỏi han trao đổi về kết quả học tập của con là 23,0%. Nhƣ vậy, các bậc cha mẹ có quan tâm, nhƣng không thƣờng xuyên, không sát sao, mà sau mỗi dịp thi cử, hoặc khi nhà trƣờng thông báo kết quả học tập của con thì họ mới quan tâm và hỏi han về kết quả học tập của con cái.

Nguy hiểm nhất là các bậc cha mẹ thờ ơ, vô trách nhiệm với việc học hành của con, họ không bao giờ trao đổi, hỏi han con về kết quả học tập chiếm 6,5% tổng số khách thể, bên cạnh đó, tỷ lệ các bậc phụ huynh hiếm khi nhắc tới vấn đề này với con chiếm tỷ lệ tƣơng đối lớn (20,9%). Đây là những bậc cha mẹ thờ ơ, buông lỏng việc quản lý con cái, điều này đồng nghĩa với việc con cái của những GĐ kiểu này không đƣợc quan tâm chăm sóc và ít nhận đƣợc tình thƣơng yêu của cha mẹ. Đây là nguyên nhân chính khiến trẻ tìm đến với bạn bè xấu và dễ có những HVSL, HVPP mà cha mẹ không hề hay biết, để từ đó trẻ trƣợt dài vào con đƣờng hƣ hỏng phạm pháp.

Hoạt động chủ đạo của lứa tuổi VTN vẫn là hoạt động học tập và giao lƣu (với bạn bè, mọi ngƣời xung quanh, XH …) để trau dồi kinh nghiệm, kiến thức làm hành trang cho việc định hƣớng nghề nghiệp sau này. Vậy các bậc cha mẹ có quan tâm đến việc kết bạn của con cái mình không?

Bảng 10: Việc nắm bắt thông tin của bố mẹ trẻ em VTN về bạn bè của trẻ

STT Việc nắm bắt thông tin của bố mẹ trẻ em

Thời gian trƣớc khi trẻ em VTN có HVPP

Trong thời gian trẻ em VTN có HVPP

VTN về bạn bè trẻ Số lƣợng

(n) Tỷ lệ (%) Số lƣợng

(n) Tỷ lệ (%)

1 Không biết gì 99 43.0 96 41.7

2 Biết rất rõ 100 43.5 106 46.1

3 Biết sơ sơ 18 7.8 19 8.3

4 Chỉ nghe nói 9 3.9 6 2.6

Tổng số ngƣời trả lời 230 100.0 227 98.7

Tổng số ngƣời không

trả lời 0 0.0 3 1.3

Tổng chung 230 100.0 230 100.0

Sự quan tâm của cha mẹ tới quan hệ giao lƣu bạn bè của con cái cũng giống nhƣ cha mẹ quan tâm tới việc học tập của trẻ. Chỉ có 43,0% cho thấy cha mẹ biết rõ về bạn bè của con cái mình, ở giai đoạn trƣớc khi trẻ có HVPP. Tuy sự chênh lệch không nhiều nhƣng nó cho ta thấy sự thờ ơ của cha mẹ với việc kết bạn của con cái, ngay cả khi con cái họ đang có những HVPP, họ cũng không có sự kiểm soát và không chịu tìm hiểu nhiều hơn về các bạn của con mình.

Với những cha mẹ chỉ biết sơ sơ về bạn bè của con có tỷ lệ tƣơng đối cao: 43,5% ở giai đoạn trƣớc khi trẻ có HVPP và 46,1% ở giai đoạn trong khi trẻ có HVPP. Nhƣ vậy ta thấy các bậc cha mẹ không có sự thay đổi trong việc quan tâm tới việc giao lƣu, kết bạn của con cái, dù là khi trẻ chƣa có HVPP hay khi trẻ đã có HVPP. Có thể do cha mẹ không ý thức đƣợc vai trò của bạn bè đối với suy nghĩ và hành động của con họ, cũng có thể do cha mẹ quá tin tƣởng trong việc chọn bạn và kết bạn của con.

Điều đáng nói ở đây là còn một bộ phận các bậc cha mẹ không hề biết gì về bạn bè của con mình (3,9%) và họ chỉ nghe nói về bạn bè của con (7,8%). Mà ở giai đoạn này nhu cầu giao tiếp với nhóm bạn bè cùng lứa tuổi của trẻ rất lớn, trẻ ham thích những điều mới lạ nhƣng lại chƣa biết phân biệt đúng sai, tốt xấu một cách chính xác, rõ ràng, chƣa có nhiều kinh nghiệm sống nhƣng lại muốn khẳng định mình là ngƣời lớn nên sự quan tâm, quản lý đúng mức của bố mẹ là rất cần thiết. Chúng ta đều biết rằng trong hoàn cảnh

XH hiện nay, môi trƣờng bạn bè của trẻ rất phức tạp: phần lớn các em ngoan và tốt nhƣng cũng có không ít em chƣa ngoan chƣa tốt, nghiện hút và phạm pháp. Nếu bố mẹ không quan tâm đúng mức và tìm hiểu bạn bè của các em để kịp thời ngăn chặn sự tiếp xúc của các em với những bạn xấu thì các em rất dễ bị lôi kéo vào con đƣờng có HVPP.

Điển hình là nghiên cứu về trẻ em nghiện hút ở Hà Nội cho thấy nhiều em bƣớc vào con đƣờng nghiện hút rất nhanh chóng, dễ dàng. Từ những đứa trẻ rất ngoan, hiền lành chăm học, do bị bạn bè kích động, lôi kéo vào việc thử nếm “khoái cảm đê mê, bay bổng của nàng tiên nâu”, một vài lần rồi bị nghiện hút [30]. Nếu nhƣtrong những trƣờng hợp đó bố mẹ các em quan tâm, kịp thời nhận thấy những điều khác lạ trong HV, thái độ của các em, có biện pháp tích cực hữu hiệu để ngăn chặn ngay thì có lẽ các em không bị dấn sâu vào nghiện hút. Khi các em đã nghiện rồi thì khó mà thay đổi. Nhiều bậc phụ huynh của các em đã cảm thấy đƣợc trách nhiệm nặng nề của họ trong nguyên nhân dẫn đến tệ nạn của con cái mình. Nhiều ngƣời hối tiếc tâm sự “giá nhƣ trƣớc đó họ chịu để mắt đến con cái thì sẽ không phải đến nông nỗi nhƣ bây giờ”. Chẳng hạn nhƣ trƣờng hợp: “Trước nó cũng bình thường thôi. Chắc do vợ chồng chúng tôi hay đánh nhau, nhất là bố cháu hay say rượu nên có khi ông đánh bọn nhỏ đau quá khiến chúng sợ. Chúng hay bỏ đi chơi, lâu dần thành quen nó hư lúc nào không biết. Nó bị bắt do đi ăn cắp đồ cùng tụi bạn. Tôi ân hận lắm nhưng chẳng biết làm gì cho con” [Phụ lục 2, trường hợp 7].

Hay trƣờng hợp:“Cháu thiếu thốn tình cảm của cha mẹ, tôi quản lý cháu không tốt. Cháu làm nghề phức tạp nên dễ bị dụ dỗ, lôi kéo làm chuyện xấu. Lỗi này là do tôi chưa làm tròn vai trò người mẹ” [Phụ lục 2, trường hợp 10].

Nhƣ vậy, đây là các bậc cha mẹ không quan tâm hoặc thiếu quan tâm chăm sóc cho con cái kể cả trong học tập lẫn trong việc giao lƣu kết bạn của con. Họ mặc kệ con, thả lỏng con cái để chúng làm những việc chúng thích, dù là đúng hay là sai.

Chính vì thiếu sự quan tâm, chăm sóc và yêu thƣơng của bố mẹ đối với mỗi trẻ em VTN, do đó khi đƣợc hỏi về những mong muốn của mình trong

thời gian học tại trƣờng Giáo dƣỡng đa phần các em đều mong muốn đƣợc cha mẹ yêu thƣơng, quan tâm chăm sóc.

Bảng 11: Mong muốn của trẻ em VTN trong thời gian học tại Trƣờng Giáo dƣỡng về việc đƣợc bố mẹ yêu thƣơng, quan tâm chăm sóc

STT Mức độ mong muốn Số lƣợng (n) Tỷ lệ (%)

1 Không bao giờ 0 0.0

2 Hiếm khi 0 0.0

3 Thỉnh thoảng 6 2.6

4 Mong muốn 36 15.7

5 Rất mong muốn 125 54.3

Tổng số ngƣời trả lời 167 72.6

Tổng số ngƣời không trả lời 63 27.4

Tổng chung 230 100.0

Với 5 mức độ về sự mong muốn của câu hỏi: không bao giờ, hiếm khi, thỉnh thoảng, mong muốn và rất mong muốn, thì không có em nào trả lời là không bao giờ và hiếm khi. Điều này có nghĩa là tất cả các em đều mong muốn và rất mong muốn đƣợc cha mẹ yêu thƣơng, quan tâm chăm sóc. Ở mức rất mong muốn là 54,3%; mong muốn là 15,7% và có rất ít trẻ thỉnh thoảng mới nghĩ đến và mong muốn điều này (2,6%).

Tuy nhiên vẫn còn có 27,4% các em không trả lời câu hỏi, có thể do các em nghĩ là dù có mong muốn hay không thì cha mẹ các em vẫn thế, hoặc là do những em này không còn cha, mẹ hoặc mất cả cha và mẹ, hiện các em đang sống cùng với những ngƣời họ hàng, bạn bè… Rõ ràng các em rất khao khát có đƣợc tình yêu thƣơng chăm sóc của cha mẹ, ngƣời thân [xem thêm phụ lục 18.3 và 18.4]. Chẳng hạn nhƣ các trƣờng hợp sau: “Em có tật nghiện điện tử, cũng được 1 năm rồi. Ban đầu em chỉ đánh chơi thôi, đi học về em mới chơi sau thành nghiện lúc nào không biết. Em bắt đầu nói dối bố mẹ. Sáng em đi học - em trốn học, chiều và tối em nói đi học thêm để xin tiền đi chơi điện tử. Sau khi hết tiền thì em cùng bạn đi lừa xe (của người thân, bạn

bè) đi cầm để có tiền chơi games. Em bị bắt bố mẹ em mới biết” [Phụ lục 1, trường hợp 3].

Hay tâm sự của một em:“Em không thể hiểu được bố em - rất ít khi em nói chuyện với ông. Em hợp với mẹ hơn. Mẹ rất chiều em, em xin gì được nấy. Nhưng mẹ lại bận cả ngày ở cửa hàng nên đa phần em chỉ có một mình ở nhà. Em muốn làm gì thì làm chẳng ai bảo sao. Em rủ bạn đến nhà chơi và nhậu cho vui rồi rủ nhau đi chơi. Em thấy cũng thoải mái”[Phụ lục 1, trường hợp 5].

Sự quan tâm của cha mẹ đối với các em trong thời gian các em đang tham gia học tập và rèn luyện tại trƣờng Giáo dƣỡng cũng không nhiều, cụ thể mức độ tới thăm các em của cha mẹ ở hầu hết các câu trả lời đều ở mức "thỉnh thoảng". Mức độ rất thƣờng xuyên và khá thƣờng xuyên là rất thấp. Lý do đƣợc các em giải thích là: do nhà xa, cha mẹ ốm yếu, do nhà nghèo không đi lại đƣợc nhiều, do bận việc hay do một số em mới vào trƣờng nên cha mẹ chƣa tới thăm… Dù lý do nào đi chăng nữa nhƣng việc ít đến thăm các em sẽ khiến các em buồn vì nghĩ cha mẹ không thƣơng yêu mình, không quan tâm tới mình. Các em luôn có tâm trạng "đói tình thƣơng yêu" của cha mẹ và dễ làm quen, kết bạn với các nhóm bạn xấu hƣ hỏng. Các bậc cha mẹ nên quan tâm chăm sóc con để khi trở về GĐ trẻ thấy GĐ mình thực sự là tổ ấm, là nơi an toàn nhất với các em, ở đó các em đƣợc yêu thƣơng, đƣợc dạy bảo và có ý nghĩa với cha mẹ mình, để các em từ bỏ hẳn con đƣờng sai trái trƣớc kia. Đây là trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi đối với con cái của mỗi ngƣời làm cha, làm mẹ trong GĐ.

Mặt khác, khi nghiên cứu về ảnh hƣởng của các kiểu quan hệ cha mẹ - con cái, chúng ta không thể không tính đến cách ứng xử và thái độ của cha mẹ trong việc giáo dục con cái khi chúng mắc các sai lầm, khuyết điểm. Vì chính

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hành vi phạm pháp của trẻ em vị thành niên dưới góc độ gia đình (Trang 89)