Kế toán tại Công ty cổ phần May Bắc Hà Việt Nam sử dụng phương pháp kế toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp thẻ song song Phương pháp này
3.2. Các giải pháp hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần May Bắc Hà Việt Nam
kế toán nguyên vật liệu thì phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Các giải pháp đưa ra phải phù hợp với chế độ kế toán hiện hành, phải dựa trên các quy định của Bộ tài chính về hệ thống phương pháp thực hiện hạch toán kế toán, thực hiện đúng các biểu mẫu kế toán, các tài khoản sử dụng, chứng từ, sổ sách...
- Việc hoàn thiện phải phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý, các chính sách của Công ty nói riêng và của ngành may mặc nói chung.
- Khi hoàn thiện phần hành kế toán nguyên vật liệu cần căn cứ vào trình độ của kế toán viên thực hiện hay nhân viên kế toán của đơn vị.
- Các giải pháp đưa ra phải mang lại hiệu quả kinh tế tối ưu và có tính khả thi cao. - Điều kiện thực tế tại doanh nghiệp, các chính sách hiện hành của cơ quan quản lý, chế độ, luật... luôn cần được quan tâm khi xây dựng các giải pháp cho Công ty.
3.2. Các giải pháp hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần May Bắc Hà Việt Nam Bắc Hà Việt Nam
Qua thời gian thực tập tại Công ty cổ phần May Bắc Hà Việt Nam, trên cơ sở lý luận đã được bồi dưỡng và xây dựng ở nhà trường, kết hợp với thực tế tiếp xúc tại Công ty em xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến xung quanh vấn đề kế toán nguyên vật liệu với mục đích hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu ở đơn vị
3.2.1. Về công tác quản lý nguyên vật liệu
3.2.1.1. Phân loại nguyên vật liệu và lập hệ thống danh điểm vật tư
Phân loại nguyên vật liệu một cách khoa học sẽ giúp cho công tác quản lý và hạch toán được dễ dàng, chính xác. Vì vậy, để đảm bảo thuận tiện cho công tác quản lý và
Chuyên đề thực tập
hạch toán về số lượng cũng như giá trị từng loại nguyên vật liệu, theo em việc phân loại ở Công ty cần phải được hoàn thiện hơn nữa. Công ty có thể phân loại nguyên vật liệu như sau:
+ TK 152.1: Nguyên vật liệu chính bao gồm: Vải lót, vải bông… + TK 152.2: Vật liệu phụ bao gồm: Phấn may, khóa, cúc…
+ TK 152.3: Nhiên liệu bao gồm: Dầu máy, dầu công nghiệp… + TK 152.4: Phụ tùng thay thế bao gồm: Kim, suốt, thoi, dây máy... + TK 152.8: Vật liệu khác bao gồm: Phế liệu thu hồi…
Từ đó, Công ty xây dựng “Bảng danh điểm vật liệu” chi tiết và phù hợp hơn so với bảng danh điểm cũ chỉ gồm có ba loại là nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ và nhiên liệu (TK 152.1, TK 152.2, TK 152.3)
3.2.1.2. Quản lý bảo quản vật liệu tại kho
Như đã nói ở phần trên, công tác quản lý vật liệu tại kho còn tồn tại nhược điểm là do bảo quản tất cả vật liệu trong cùng một kho nên dễ hư hỏng đổi với nguyên vật liệu dễ ố, mốc… như vải, bông, chỉ... Do đó, công tác quản lý kho nên tổ chức lại. Mỗi loại nguyên vật liệu nên bảo quản, quản lý trong một kho riêng. Nhưng xét trong điều kiện Công ty hiện nay thì khó có thể thực hiện được. Vậy nên, thay vì quản lý tại kho riêng, cán bộ quản lý kho cần có các biện pháp phân tách các loại vật liệu với nhau sao cho hợp lý để bảo quản tránh hư hại gây tổn thất cho Công ty. Công ty có thế tách ô trong một kho để quản lý, tương ứng với mỗi ô là một loại vật liệu.
3.2.2. Về tài khoản sử dụng
Nên xây dựng thêm tài khoản chi tiết cho một số tài khoản để tiện cho việc định khoản và ghi sổ kế toán. Ví dụ như đã trình bày ở trên, với TK 152 nên mở thêm một số các TK chi tiết nữa như 152.4 (Phụ tùng thay thế) và 152.8 (Vật liệu khác)… Các tài khoản chi tiết của Công ty cũng cần chuẩn hóa và thống nhất trong toàn Công ty. Nên sử dụng số thay cho chữ khi quy định về tài khoản chi tiết. Ví dụ: Tài khoản 1121.CT (Tiền gửi tại Ngân hàng Công thương) nên được sửa thành 1121.01…
Chuyên đề thực tập
3.2.3. Về chứng từ và luân chuyển chứng từ
Công tác kế toán của Công ty cổ phần May Bắc Hà Việt Nam hiện nay đã sử dụng đầy đủ các chứng từ bắt buộc để phản ánh nghiệp vụ về nguyên vật liệu. Nhưng theo em thấy đôi khi ớ phòng kế toán ban quản trị cần thông tin về tồn kho từng loại nguyên vật liệu thì kế toán phải mất khá nhiều thời gian để cung cấp thông tin chính xác và theo trình tự. Vì vậy, em xin kiến nghị Công ty nên sử dụng thêm phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ đế theo dõi tình hình tồn kho nguyên vật liệu. Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ có thể thực hiện theo mẫu sau:
Biểu 3-1. Phiếu báo vật tư còn lại cuối kì