Nam
1121 562000
28/5 0035946 28/5 TNHH Nhật AnhPhải trả Công ty 1331153 137500 Cộng phát sinh 712000 2158750 Số dư cuối tháng 5 10797295
Đơn vị: Công ty cổ phần May Bắc Hà Việt Nam Địa chỉ: Thanh Hà, Thanh Liêm, Hà Nam
Mẫu số S03b – DNN
(Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ – BTC của bộ trưởng BTC)
Người ghi sổ
Chuyên đề thực tập
2.2.5. Công tác kiểm kê, đánh giá lại nguyên vật liệu
Tại Công ty cổ phần May Bắc Hà Việt Nam, mỗi tháng đều tiến hành kiểm kê nguyên vật liệu vào cuối tháng nhằm xác định thực tế số lượng, chất lượng của từng loại nguyên vật liệu hiện có; đồng thời, kiểm tra tình hình bảo quản nguyên vật liệu tại kho phát hiện kịp thời các trường hợp hao hụt, mất mát, hư hỏng, ứ đọng, kém phẩm chất,... của nguyên vật liệu. Từ đó có các biện pháp xử lý kịp thời. Qua đó, đề cao trách nhiệm của thủ kho, các bộ phận sử dụng, từng bước chấn chỉnh và đưa vào nề nếp công tác hạch toán và quản lý nguyên vật liệu.
Khi kiểm kê, các phương pháp thường được sử dụng là: cân, đong, đo, đếm… Việc kiểm kê không chỉ chú trọng vào mặt số lượng của nguyên vật liệu mà còn xét cả về mặt chất lượng. Mọi kết quả kiểm kê đều được phản ánh vào biên bản kiểm kê vật tư
.
*Trường hợp kiểm kê phát hiện thừa vật tư
Ví dụ 8: Cuối tháng 5 năm 2014, kiểm kê kho nguyên vật liệu phát hiện thừa 50m vải lót 190T không rõ nguyên nhân (Theo như ví dụ 7 trang 27 đã nêu ở trên), trị giá vốn số hàng này là 925.000đ
- Khi phát hiện số nguyên vật liệu thừa, chưa xác định được nguyên nhân, kế toán ghi:
Nợ TK 152: 925000
Có TK 338 (338.1): 925000
- Công ty quyết định xử lý ghi tăng thu nhập khác: Nợ TK 338 (338.1): 925000
Có TK 711: 925000
* Trường hợp kiểm kê phát hiện thiếu vật tư:
Ví dụ 9: Cuối tháng 3 năm 2014, Công ty tiến hành kiểm kê kho phát hiện thiếu 60m vải lót 210T, trị giá vốn ghi sổ của số hàng nói trên là 1.200.000đ, giá trị thiếu nằm trong hao hụt định mức là 1.000.000đ, còn lại không rõ nguyên nhân.
Chuyên đề thực tập
- Với giá trị nguyên vật liệu thiếu trong định mức, kế toán ghi: Nợ TK 632: 1000000
Có TK 152: 1000000
- Với số nguyên vật liệu thiếu chưa xác định được nguyên nhân, kế toán ghi: Nợ TK 138 (138.1): 200000
Có TK 152: 200000
- Khi có quyết định xử lý (Trừ lương của nhân viên phạm lỗi), kế toán ghi: Nợ TK 334: 200000
Chuyên đề thực tập
Chương III: Hoàn thiện Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần May Bắc Hà Việt Nam
3.1. Đánh giá chung về thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty và phương hướng hoàn thiện hướng hoàn thiện
3.1.1. Ưu điểm
3.1.1.1. Về công tác quản lý nguyên vật liệu
Công tác quản lý nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần May Bắc Hà Việt Nam đã được xây dựng khá khoa học và hợp lý từ khâu thu mua, dự trữ đến khâu bảo quản sử dụng nguyên vật liệu.
Đố i với công tác t ổ chức thu mua nguyên vât liêu
Là một doanh nghiệp sản xuất, nguyên vật liệu là yếu tố đầu vào cần thiết cho hoạt động của Công ty. Do vậy, tại Công ty cổ phần May Bắc Hà Việt Nam, công tác thu mua nguyên vật liệu luôn luôn được chú trọng. Hiện nay, Công ty có một đội ngũ cán bộ thu mua hoạt bát, nhanh nhẹn, có khả năng nắm bắt thông tin nhanh nhạy về những biến động giá cả trên thị trường. Do đó, Công ty thường tìm mua được nguyên vật liệu với giá cả hợp lý đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty. Bên cạnh đó, bộ phận cung ứng của Công ty cũng thường xuyên tìm hiểu về các nhà cung cấp hiện nay trên thị trường; từ đó, liên hệ để có được nguồn cung cấp vật liệu ổn định với giá mua thấp và đảm bảo chất lượng; góp phần làm giảm chi phí nguyên vật liệu, giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm, tạo lợi thế cạnh tranh cho các sản phẩm của mình.
Đối với công tác dư trữ, bảo quản và sử dụng nguyên vật liệu
Để đảm bảo chất lượng nguyên vật liệu và cung cấp kịp thời cho sản xuất kinh doanh của Công ty, việc dự trữ bảo quản nguyên vật liệu được thực hiện tại kho nguyên vật liệu của Công ty. Hiện nay, kho nguyên vật liệu của Công ty được tổ chức khá tốt, bố trí gần các phân xưởng sản xuất nên thuận tiện cho việc vận chuyển, tránh hao hụt, mất mát. Hệ thống kho tàng của Công ty có đủ các điều kiện đảm bảo thuận
Chuyên đề thực tập
tiện cho việc nhập, xuất và kiểm kê nguyên vật liệu tồn kho.
Đặc biệt, khi mua nguyên vật liệu về kho, Công ty đã tổ chức tốt công việc đánh giá về số lượng và kiểm nhận về chất lượng, quy cách, chủng loại nguyên vật liệu trước khi nhập kho, đảm bảo các nguyên vật liệu đủ tiêu chuẩn đưa vào sản xuất tốt và các sản phẩm xuất ra đạt chất lượng cao.
Về việc xuất dùng nguyên vật liệu được thực hiện theo đúng mục đích sản xuất và quản lý sản xuất dựa trên định mức tiêu hao nguyên vật liệu xuất dùng cho sản xuất kinh doanh của Công ty. Khi có nhu cầu về vật liệu thì các bộ phận phải có giấy đề nghị xuất vật tư gửi lên phòng kinh doanh và phải được lãnh đạo xem xét, ký duyệt. Điều này giúp cho việc quản lý nguyên vật liệu xuất dùng cho sản xuất kinh doanh của Công ty được chặt chẽ và là cơ sở chủ yếu cho việc phấn đấu hạ thấp chi phí nguyên vật liệu trong giá thành sản phẩm.
3.1.1.2. Về hệ thống chứng từ, phương pháp hạch toán và tính giá nguyên vật liệu. Hệ thống chứng từ tại Công ty cổ phần May Bắc Hà Việt Nam sử dụng đầy đủ các chứng từ bắt buộc theo quy định của Bộ Tài chính ban hành. Các chứng từ trong quá trình sử dụng được kiểm tra liên tục, công việc luân chuyển chứng từ giữa kế toán và các bộ phận liên quan được phối hợp chặt chẽ, giúp cho công tác hạch toán kế toán chính xác.
Về phương pháp hạch toán, Công ty đang áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên, do đó tình hình nhập, xuất, tồn kho vật liệu trên sổ kế toán được theo dõi và phản ánh thường xuyên, liên tục, có hệ thống. Đây là phương pháp hạch toán phù hợp với đặc điềm sản xuất kinh doanh của Công ty.
Về tính giá nguyên vật liệu, hiện nay Công ty đang sử dụng phương pháp giá thực tế để tính giá nguyên vật liệu là phù hợp với chuẩn mực kế toán hiện hành. Đối với vật liệu xuất kho, Công ty áp dụng phương pháp tính giá là giá thực tế bình quân cả kì dự trữ. Phương pháp này phù hợp với đặc điểm của Công ty là có số lần nhập xuất mỗi danh điểm nguyên vật liệu nhiều, đồng thời khá đơn giản, phù hợp với kế toán phần
Chuyên đề thực tập
mềm mà Công ty đang sử dụng.
3.1.1.3. Về công tác kế toán chi tiết nguyên vật liệu