Cầu nguyện

Một phần của tài liệu Hành vi đi lễ nhà thờ của sinh viên Công giáo Những phân tích từ góc độ tâm lý học xã hội (Trang 28)

1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.2.3. Cầu nguyện

Theo từ điển Tiếng Việt, cầu nguyện là hành động xin một đấng thiêng liêng ban cho điều gì.[7]

Đối với ngƣời Công giáo, cầu nguyện là một nghi lễ đặc biệt, giữ vai trò quan trọng và khác với một số dạng cầu nguyện của một số tôn giáo ở chỗ nó thể hiện tình cảm, khát vọng của ngƣời cầu nguyện. Theo những ngƣời Công giáo cầu nguyện nghĩa là đứng trƣớc mặt Chúa và nâng lòng trí lên cùng Ngài với tất cả lòng tôn kính và thờ lạy. Cầu nguyện là con đƣờng tƣơi đẹp dẫn con ngƣời vào nguồn mạch vô tận của Thiên Chúa là Đấng hằng sống thật và vô cùng tốt lành. Cầu nguyện là tất cả lòng dâng hiến nhiệt thành của tín đồ trong Chúa Thánh Thần để dâng lên Chúa Cha qua Chúa Giêsu Kitô.

Vì cầu nguyện liên kết và nói lên mối lên hệ của ngƣời Công giáo với Chúa, nên bản chất của cầu nguyện là cuộc đàm thoại. Để những ngƣời yêu nhau đƣợc chìm đắm trong mối liên kết bác ái của họ, thì

30

chính mỗi ngƣời phải chia sẻ hết đời sống nội tại của mình cách xác thực, và quảng đại trao đổi những lời nói, cử điệu và cảm xúc cho nhau. Sự đàm thoại của cầu nguyện làm cho sự thân mật của tín đồ với Chúa đƣợc thêm sâu đậm bằng cách nó lôi kéo con ngƣời vào sự liên hệ với Chúa để dẫn họ đến cùng Thánh Thể. Cầu nguyện giống nhƣ một hành động gợi cảm tình để ta kết hợp mật thiết với Chúa.

Ngƣời ta chia cầu nguyện của đạo Kito ra 2 dạng: Cầu nguyện để tỏ lòng biết ơn và cầu nguyện để cầu xin Chúa. Theo các tín đồ đạo Kito, cầu nguyện cầu xin giữ vai trò chủ yếu và quyết định hơn. L.Phobach cho rằng, cơ sở tâm lý của cầu nguyện là yêu cầu, là thỉnh cầu hƣớng tới Chúa của ngƣời cầu nguyện. Cầu nguyện để nhận đƣợc sự thanh thản, cứu vớt, niềm hi vọng… Nếu tâm trạng sợ hãi, sự nguy hiểm càng lớn thì ngƣời cầu nguyện càng mong muốn đƣợc thần thánh cứu vớt lớn hơn và lời cầu nguyện tha thiết hơn. Cầu nguyện vẫn thƣờng xảy ra khi con ngƣời rơi vào trạng thái cảm xúc đau buồn. Khi con ngƣời trong những thời điểm căng thẳng, khó khăn thƣờng nói: “Ôi Chúa! Hãy cứu giúp con” nhƣ một kinh nghiệm tự phát. Sách Kinh Thánh dạy giáo dân trong việc cầu nguyện “Khi cầu nguyện, anh em đừng lải nhải như dân ngoại; họ nghĩ rằng: cứ nói nhiều là được nhận lời” (Mt. 6,7). Mà “khi cầu nguyện, hãy vào phòng, đóng cửa lại, và cầu nguyện cùng Cha của anh, Đấng hiện diện nơi kín đáo. Và Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả lại cho anh” (Mt. 6,6).

Một phần của tài liệu Hành vi đi lễ nhà thờ của sinh viên Công giáo Những phân tích từ góc độ tâm lý học xã hội (Trang 28)