Các qui định của đạo Công giáo về việc đi lễ nhà thờ

Một phần của tài liệu Hành vi đi lễ nhà thờ của sinh viên Công giáo Những phân tích từ góc độ tâm lý học xã hội (Trang 26)

1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.2.2.2. Các qui định của đạo Công giáo về việc đi lễ nhà thờ

Đi lễ nhà thờ là một trong những biểu hiện của niềm tin của những ngƣời Công giáo. Theo qui định của đạo, giáo dân phải đi lễ hàng tuần vào các ngày thứ 7, chủ nhật. Đạo Công giáo có cả một Luật về dự lễ ngày Chúa nhật cùng các ngày lễ buộc.

Tại Việt Nam, các Đức Giám Mục, theo Điều 2 và 1246 §, duy trì các đặc ân vẫn có đối với các lễ buộc, nghĩa là:

Mọi Chúa nhật trong năm.

Lễ Mẹ Thiên Chúa - Ngày 1 tháng 1 Lễ Hiển Linh - Ngày 8 Tháng 1

Lễ Thánh Cả Giuse - Ngày 19 Tháng 3 Lễ Chúa Lên Trời - Ngày 25 Tháng 5

Lễ Mình Máu Thánh Chúa - Ngày 18 Tháng 6

Lễ Hai Thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô - Ngày 29 Tháng 6 Lễ Đức Mẹ Lên Trời - Ngày 15 Tháng 8

28

Lễ Các Thánh Nam Nữ - Ngày 1 Tháng 11 Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm - Ngày 8 Tháng 12

Lễ Chúa Giáng Sinh - Ngày 25 Tháng 12

Ngoài ra, Giáo luật còn cho phép các Giám Mục giáo phận cũng có thể ấn định các ngày lễ buộc cho giáo phận hay một vài nơi trong giáo phận, nhƣng chỉ từng lần mà thôi (Điều 1244 §2). Theo điều 1247 của Bộ Giáo luật, các tín hữu buộc phải tham dự Thánh Lễ ngày Chúa nhật và các ngày lễ buộc khác.

Theo Điều 11, buộc những tín hữu (đã đƣợc rửa tội trong Giáo Hội Công giáo hay đã đƣợc nhận vào Giáo Hội Công Giáo) đã sử dụng đủ trí khôn và đã đƣợc 7 tuổi tròn.

Lần đầu tiên Bộ Giáo luật năm 1917 đã làm cho truyền thống này thành một luật phổ quát. Bộ Giáo luật hiện hành đã giữ lại khoản luật đó khi quy định: “Vào ngày Chúa nhật và các ngày lễ buộc khác, ngƣời tín hữu có bổn phận phải tham dự thánh lễ”. Luật này thƣờng đƣợc hiểu là một luật buộc nặng: đây cũng là lời dạy bảo của Giáo lý Hội Thánh Công Giáo, và ngƣời ta dễ dàng hiểu tại sao Chúa nhật lại có tầm quan trọng đối với đời sống tín hữu nhƣ vậy”. Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, số 2181, quy định: “Thánh lễ Chúa nhật đặt nền tảng và xác định toàn bộ cuộc sống ngƣời tín hữu. Do đó, mọi tín hữu phải tham dự thánh lễ vào ngày buộc, trừ khi có một lý do quan trọng (nhƣ bệnh hoạn, chăm sóc trẻ sơ sinh) hay đƣợc cha sở miễn chuẩn (x. Điều 1245). Ai cố tình vi phạm sẽ mắc tội trọng”.[10,tr.125]

Luật cũng quy định về cách thức tham dự thánh lễ:

-Tham dự trọn vẹn: Ngƣời tín hữu có bổn phận phải tham dự trọn vẹn thánh lễ trong các ngày Chúa nhật và các ngày lễ buộc.

29

Thánh lễ gồm hai phần, phần phụng vụ Lời Chúa và phần phụng vụ Thánh Thể, đƣợc liên kết với nhau một cách chặt chẽ đến nỗi chỉ làm thành một hành vi thờ phƣợng duy nhất .Cho nên ngƣời tín hữu phải tham dự đầy đủ cả hai phần.

Hiện diện và có ý thức

-Tham dự thánh lễ có nghĩa là phải có mặt tại chỗ và phải có ý thức: + Các tín hữu phải có mặt với cả thân xác để cử hành thánh lễ trong các ngày Chúa nhật và các ngày lễ buộc.

+ Các tín hữu phải tham dự thánh lễ với lòng sùng kính với sự chú ý.

Một phần của tài liệu Hành vi đi lễ nhà thờ của sinh viên Công giáo Những phân tích từ góc độ tâm lý học xã hội (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)