3 CTCP Chế tạo giàn khoan
1.2.3.1. Quy trình đầu tư theo dự án củaTCT Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam
chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam
1.2.3.1. Quy trình đầu tư theo dự án của TCT Tài chính Cổ phầnDầu khí Việt Nam Dầu khí Việt Nam
Quy trình nghiệp vụ đầu tư theo Dự án của TCT Tài chính Dầu khí là văn bản quy định trình tự tổ chức thực hiện các nội dung cơ bản của kỹ thuật nghiệp vụ đầu tư tính từ thời điểm phát sinh đến thời điểm kết thúc Dự án.
nhất và hoàn chỉnh sẽ giúp các cán bộ đầu tư của Công ty tiết kiệm được thời gian trong việc nghiên cứu các cơ hội đầu tư,phân tích các thông tin về cơ hội đầu tư cũng như việc xúc tiến để nhanh nhất và kịp thời.Qua đó,tiết kiệm được chi phí chuẩn bị trước đầu tư và đảm bảo hoạt động đầu tư theo Dự án có hiệu quả.
Đầu tư theo dự án tại TCT Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam được thực hiện theo quy trình sau:
Quy trình này được soạn thảo nhằm mục đích:
- Thống nhất toàn bộ công việc và trình tụ tiến hành đầu tư dự án; - Thống nhất các phương thức,nguyên tắc đầu tư dự án;
- Xác định yêu cầu và nội dung từng bước công việc;
- Xác định trách nhiệm của từng bộ phận,từng phòng và của Công ty trong việc thực hiện quy trình nghiệp vụ này và sự phối hợp giữa các bộ phận đó.
Để làm rõ hơn về quy trình đầu tư theo dự án tại PVFC chúng ta sẽ tìm hiểu từng bước cụ thể của quy trình.
Chuẩn bị nguồn vốn
Tìm kiếm cơ hội đầu tư Phân tích khả thi Ra quyết định đầu tư Triển khai thực hiện
- Giai đoạn Chuẩn bị nguồn vốn
Vốn cho hoạt động đầu tư theo Dự án của Tổng công ty hiện nay gồm có vốn tự có và vốn Uỷ thác đầu tư.Theo đó:
Vốn tự có:gồm có vốn điều lệ và vốn tích luỹ từ hoạt động kinh doanh của tổng công ty.Vốn điều lệ do Tập đoàn Dầu khí cấp 100%.Lúc mới thành lập công ty có số vốn điều lệ là 100 tỷ đồng.Từ tháng 10 năm 2004,vốn điều lệ của công ty là 300 tỷ đồng,và đến năm 2008 là 5000 tỷ đồng.
Vốn Uỷ thác đầu tư: TCT Tài chính Dầu khí khi nhận vốn Uỷ thác đầu tư từ các tổ chức và các cá nhân uỷ thác để đầu tư vào các dự án của Chính phủ,của TCT và các đơn vị thành viên trong TCT theo các thoả thuận trong Hợp đồng uỷ thác.
Bảng 1.15: TỶ TRỌNG VỐN ĐẦU TƯ VÀO DỰ ÁN CỦA TỔNG CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2006-2008
Đơn vị:tỷ đồng
STT CHỈ TIÊU 2006 2007 2008
1 Tổng vốn ĐT của TCT 1.200 6.475 8.599
2 Vốn đầu tư vào dự án 340 1.385 2.738
3 Tỷ trọng VĐT vào dự án/Tổng VĐT (%) 28,33 21,38 31,84
(Nguồn:Báo cáo tài chính đã qua kiểm toán TCT Tài chính Dầu khí)
Nguồn vốn huy động của PVFC các năm qua tăng cao, tính đến cuối năm 2006 là 16.739.698 triệu đồng và tại 31/12/2007, tổng vốn huy động đạt 42.517.102 triệu đồng. Tốc độ tăng trưởng vốn huy động duy trì ở mức cao, tăng 154% trong năm 2007. Toàn bộ nguồn vốn huy động của PVFC có từ các nguồn trong nước.
Năm 2006 và 2007 là các năm tăng trưởng mạnh của hoạt động huy động vốn nói chung và kênh phát hành giấy tờ có giá nói riêng. Hiện TCT đã phát hành trái phiếu bằng cả VNĐ và USD, thời hạn 3 năm và 5 năm, góp phần làm sôi động thị trường các công cụ nợ .
Trong giai đoạn 2005-2007, thị trường tiền tệ có nhiều biến động như thay đổi về lãi suất trong nước và quốc tế, tình hình lạm phát, sự cạnh tranh về huy động vốn giữa các tổ chức tín dụng trong nước… gây ảnh hưởng tới công tác huy động vốn của các tổ chức tín dụng và phi tín dụng nói chung và TCT TC Dầu khí nói riêng.
Trước các biến động về lãi suất vốn trên thị trường, TCT TC Dầu khí đã chủ động áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt trên cơ sở cung - cầu vốn thị trường, tích cực cải thiện chênh lệch lãi suất cho vay - huy động và chênh lệch lãi suất giữa các chi nhánh. Các biện pháp trên cùng với sự hỗ trợ vốn rất lớn của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam với thời hạn dài và lãi suất ưu đãi đã góp phần giảm thiểu tác động của thị trường đối với việc huy động vốn, nâng cao hệ số sử dụng vốn, chất lượng quản trị vốn và hiệu quả kinh doanh.
- Giai đoạn tìm kiếm cơ hội đầu tư
Tìm kiếm cơ hội đầu tư:
Cơ hội đầu tư đến với TCT Tài chính Dầu khí có thể được tìm kiếm thông qua các thông tin được theo dõi thường xuyên như các thông tin về kinh tế,chính trị,pháp luật…,các thông tin về hoạt động của các lĩnh vực đầu tư nằm trong danh mục đầu tư của TCT,các thông tin về các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực đầu tư nằm trong danh mục đầu tư của TCT.
Cơ hội đầu tư đến với TCT Tài chính Dầu khí có thể tìm kiếm được từ các đối tác, từ các phương tiện thông tin đại chúng như báo,tạp chí,Internet,phát thanh,truyền hình..từ các phòng ban trong TCT cung cấp hay từ các đơn vị và cá nhân trong TCT.
Lãnh đạo Ban đầu tư và các chuyên viên đầu tư sẽ chủ động tiếp xúc với đối tác,tìm kiếm thông tin từ nhiều nguồn nhằm xác định các cơ hội đầu tư khác nhau.Tiếp đó,tiến hành nghiên cứu và chọn lọc để xác định ra cơ hội đầu
tư có hiệu quả,phù hợp với chức năng,nhiệm vụ và quy mô về vốn đầu tư của TCT để làm mục tiêu nghiên cứu.
Tìm hiểu các thông tin liên quan đến cơ hội đầu tư đã chọn:
Sau khi nghiên cứu để chọn lọc ra một cơ hội đầu tư trong một lĩnh vực mà TCT cho là hiệu quả nhất,các chuyên viên phòng Dự án thuộc Ban đầu tư của TCT phải tiến hành thu nhập các thông tin liên quan đến cơ hội đầu tư.Việc thu thập thông tin tập trung chủ yếu vào các nội dung sau:
- Các thông tin về chủ đầu tư và các đối tác sẽ tham gia hợp tác đầu tư dự án như:khả năng tài chính của các đơn vị,uy tín của các đơn vị trên thị trường,số Dự án tương tự các đơn vị thực hiện…thông qua các hồ sơ pháp lý,các báo cáo tài chính và qua nhiều tài liệu khác của các đơn vị.
- Các thông tin về môi trường pháp lý liên quan đến dự án như các văn bản pháp luật chung,các văn bản pháp luật quy định liên quan trực tiếp tới hoạt động đầu tư và các văn bản liên quan tới lĩnh vực đầu tư.
- Các thông tin về thị trường như nhu cầu hiện tại và tương lai vểan phẩm của dự án,thông tin về các nhà cung cấp,thông tin về sản phẩm cạnh tranh, đối thủ cạnh tranh…
Đánh giá cơ hội đầu tư:
Sau bước 2,các chuyên viên của Phòng dự án thuộc Ban đầu tư của TCT tiến hành phân tích, đánh giá cơ hội đầu tư trên các mặt:
-Đánh giá sơ bộ các thông tin về cơ hội đầu tư;
-Đánh giá chủ đầu tư dự án hay các đối tác tham gia đầu tư dự án về khả năng cạnh tranh tài chính,uy tín trên thị trường,kinh nghiệm,số dự án tương tụ đã thực hiện,mức độ quan hệ với công ty…
-Đánh giá về thị trường tiêu thị sản phẩm của dự án,về thị trường đầu vào cho sản phẩm của Dự án,về đối thủ cạnh tranh,về khả năng cạnh tranh của sản phẩm Dự án trên thị trường.
- Giai đoạn Phân tích khả thi
Lập phương án Hợp tác đầu tư sơ bộ
Trên cơ sở phân tích, đánh giá cơ hội đầu tư ở bước trên ,các chuyên viên của phòng dự án phải tiến hành lập báo cáo đánh giá sơ bộ cơ hội đầu tư,báo cáo đánh giá khả năng hợp tác của chủ đầu tư và các đối tác tham gia đầu tư Dự án đồng thời lập báo cáo đề xuất phương án của TCT tài chính Dầu khí lên Tổng giám đốc.
TGĐ Phê duyệt phương án Hợp tác đầu tư sơ bộ và ký Hợp đồng nguyên tắc.
TGĐ xem xét và quyết định lựa chọn phương án triển khai dự án.Nếu phương án Hợp tác đầu tư sơ bộ được phê duyệt,phòng dự án của Ban đầu tư sẽ thực hiện các bước tiếp theo của quy trình này.Nếu không,Ban đầu tư sẽ kết thúc việc nghiên cứu cơ hội đầu tư này và tuỳ theo sự chỉ đạo của TGĐ,Ban đầu tư có thể chuyển hồ sơ nghiên cứu cơ hội đầu tư này sang các phòng nghiệp vụ khác nhằ tìm kiếm cơ hội cung cấp các dịch vụ tài chính tiền tệ của TCT cho chủ đầu tư và đối tác.
Hợp đồng nguyên tắc do các chuyên viên của Ban đầu tư cũng lãnh đạo ban đàm phán với đối tác soạn thảo rồi chuyển lên cho TGĐ ký.
Lập báo cáo nghiên cứu khả thi
Trên các điều khoản của Hợp đồng nguyên tắc,Phòng dự án của Ban đầu tư cùng đối tác lập BCNCKT thực hiện các công việc sau:
-Lập BCNCKH từ đầu hoặc chỉ thực hiện một phần công việc lập BCNCKT như khảo sát thị trường,lập phương án tài chính, đánh giá hiệu quả tài chính…
-Đàm phán với các đối tác và các bên liên quan(nếu có) phương án Hợp tác đầu tư,phương án quản lý vận hành dự án.
Việc xây dựng phương án đầu tư chi tiết phải đảm bảo các khía cạnh: - Tính hiệu quả
- Phù hợp với khả năng về nguồn vốn,nhân lực;
- Phù hợp với mục tiêu, định hướng chiến lược của TCT Tài chính Dầu khí. - Việc xây dựng phương án đầu tư chi tiết phải đảm bảo đầy đủ các thông tin - Khối lượng vốn đầu tư,tỷ lệ tham gia đầu tư của TCT Tài chính Dầu khí; - Đánh giá hiệu quả vốn đầu tư:khối lượng vốn đầu tư thực hiện theo tiến độ góp vốn,cân đối theo đánh giá danh mục đầu tư của TCT;
- Phương án nguồn vốn tham gia đầu tư:
Với nguồn vốn tự có:Ban đầu tư sẽ phối hợp với Ban quản lí dòng tiền để cân đối nguồn vốn tham gia đầu tư:
Với nguồn Uỷ thác đầu tư:Ban đầu tư lên phương án uỷ thác vốn đầu tư và thực hiện theo quy trình uỷ thác đầu tư hiện hành của TCT
- Đánh giá rủi ro và đưa ra phương án phòng ngừa rủi ro.
Thẩm định dự án và phương án đầu tư của TCT
Việc thẩm định tính hiệu qủa của Dự án đầu tư và thẩm định phương án tham gia đầu tư theo Dự án được tiến hành theo một quy trình thẩm định độc lập của TCT.Theo đó,tất cả các nội dung của Dự án đều được xem xét một cách kỹ càng.Thực chất của công tác thẩm định của TCT là thẩm định phương án tham gia đầu tư của TCT có phù hợp không và có hiệu quả không khi hoạt động đầu tư luôn bị giới hạn trong hạn mức đầu tư cho phép.Kết quả của công tác thẩm định là kết luận của Hội đồng thẩm định Dự án và phương án tham gia đầu tư của TCT.
- Giai đoạn Ra quyết định đầu tư
TGĐ phê duyệt phương án đầu tư chi tiết và kí hợp đồng chính thức khẳng định về việc tham gia đầu tư của TCT
án của Ban đầu tư phải lập tờ trình đầu tư lên TGĐ.Nội dung tờ trình gồm những nội dung sau:
- Nhận xét, đánh giá về dự án đầu tư gồm: đánh giá về chủ đầu tư và các đối tác tham gia đầu tư, đánh giá về dự án, đánh giá về chủ trương tham gia đầu tư của TCT;
- Phương án đầu tư của TCT;
- Kết luận của Hội đồng thẩm định.
Trên cơ sở của tờ trình này,TGĐ tiến hành phê duyệt phương án và ký hợp đồng hoặc cam kết có tính pháp lý khẳng định việc tham gia đầu tư của TCT.
- Giai đoạn Triển khai thực hiện đầu tư
Hoàn thiện thủ tục thành lập tổ chức kinh doanh mới
TCT Tài chính Dầu khí cùng các bên thực hiện các thủ tục pháp lý cần thiết để Dự án được đầu tư:
- Soạn thảo điều lệ công ty (trong những trường hợp đầu tư dưới hình thức thành lập CTCP) hoặc soạn thảo quy chế hoạt động của Ban quản lý Hợp doanh(trong trường hợp ký Hợp đồng Hợp tác kinh doanh)
- Thực hiện các thủ tục xin cấp giấy phép đầu tư và xin phép thành lập pháp nhân mới (nếu trong trường hợp có thành lập pháp nhân)
- Ban đầu tư đề nghị TGĐ cử cán bộ trực tiếp hoặc kiêm nhiệm tham gia các mô hình quản lý Dự án.
Góp vốn đầu tư
Ban đầu tư,Ban kế toán và Ban quản lý dòng tiền thực hiện giải ngân vốn góp của TCT theo tiến độ,yêu cầu của Dự án.
Quản lí vốn đầu tư
Việc tham gia quản lý phần vốn góp đầu tư theo Dự án của TCT Tài chính Dầu khí sẽ được thực hiện thông qua hai hình thức là quản lý trực tiếp và quản lý gián tiếp.
- Quản lí trực tiếp:căn cứ đề xuất của Ban đầu tư,TGĐ có quyết định cử một số cán bộ nhân viên đại diện cho TCT Tài chính Dầu khí tham gia quản lý, điều hành dự án theo Quy chế cử cán bộ tham gia vào các dự án đầu tư của TCT và chính sách đãi ngộ đối với cán bộ.
- Quản lý gián tiếp:trong suốt quá trính hoạt động của dự án,chuyên viên của Ban đầu tư có trách nhiệm theo dõi,tập hợp các thông tin,báo cáo thường kỳ của người đại diện TCT Tài chính Dầu khí trong dự án và của Ban giám đốc điều hành dự án để tổng hợp và có trách nhiệm báo cáo thường xuyên cho TCĐ.
Chuyển nhượng vốn
Sau một thời gian nhất định tham gia dự án,trường hợp TCT Tài chính Dầu khí không muốn nắm giữ phần góp vốn của mình đến cuối đời dự án mà muốn bán một phần hay toàn bộ phần góp vốn của mình,khi đó TCT sẽ tiến hành chuyển nhượng vốn.
Hoặc trong trường hợp,Ban đầu tư trong quá trình tìm hiểu các cơ hội đầu tư mới,tìm thấy những cơ hội hấp dẫn đòi hỏ sự quay vòng vốn đầu tư và trong trường hợp này việc chuyển nhượng vốn là có hiệu quả và cần thiết thì Ban đầu tư sẽ xem xét và trình lên TGĐ quyết định.
Tuỳ thuộc hình thức đầu tư mà việc chuyển nhượng vốn phải tuân theo theo các quy định của pháp luật hiện hành và các quy định khác của TCT.
Kết thúc dự án và lưu hồ sơ
Trên đây là toàn bộ quá trình đầu tư theo Dự án của TCT Tài chính Dầu khí trong trường hợp cơ hội đầu tư hoàn toàn mới.Theo đó,TCT Tài chính Dầu khí phải thực hiện tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư theo Dự án từ việc tìm cơ hội đầu tư->lên phương án góp vốn tham gia đầu tư- >quản lý phần vốn góp.