Chú trọng hơn nữa công tác quản lý đầu tư:

Một phần của tài liệu Đầu tư theo Dự án tại Tổng công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam. Thực trạng và giải pháp (Trang 71)

T Danh sách cổ đông Giá trị (tr đ) ỷ lệ(%)

2.2.2.4. Chú trọng hơn nữa công tác quản lý đầu tư:

TCT tài chính Dầu khí tham gia vào dự án không được đóng vai trò là chủ đầu tư. Nhưng để đảm bảo hoạt động đầu tư tài chính vào dự án có hiệu quả, Công ty tài chính Dầu khí cũng phải thực hiện các công đoạn của quá trình chuẩn bị đầu tư. Góp vốn đầu tư vào dự án theo hình thức trực tiếp hay uỷ thác không chỉ dừng lại ở việc đảm bảo đủ số vốn tham gia vào dự án là xong. Mà một công việc rất quan trọng trong hoạt động đầu tư tài chính vào dự án của Công ty tài chính Dầu khí là phải quản lý tốt số vốn đã đầu tư làm sao không những bảo toàn được số vốn đó mà còn phải làm số vốn đó phát huy hiệu quả sinh lời cao nhất.

Ta biết rằng, hoạt động đầu tư dự án là một hoạt động đầu tư lâu dài cho tương lai. Đàu tư vào dự án hứa hẹn một mức sinh lời cao nhưng đồng thời cũng chứa đựng đầy rẫy những rủi ro. Rủi ro có thể xảy ra ở bất kể giai đoạn nào của quá trình đầu tư.

Trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư: rủi ro xảy ra có thể do lựa chọn dự án đầu tư không chính xác, lựa chọn hình thức tham gia đầu tư không thích hợp hoặc cán bộ đầu tư, cán bộ thẩm định dự án không đảm bảo chất lượng… Để phòng ngừa và hạn chế rủi ro, TCT tài chính Dầu khí cần phải phát huy vai trò tư vấn nâng cao chất lượng thẩm định dự án.

Trong giai đoạn thực hiện đầu tư: các rủi ro gặp phải là rủi ro chậm tiến độ thi công, rủi ro vượt dự toán chi phí, rủi ro về cung cấp các dịch vụ kỹ thuật- công nghệ không đúng tiến độ và chất lượng xây dựng, lắp đặt các công trình không đảm bảo, rủi ro về tài chính như thiếu vốn, giải ngân không đúng tiến độ hay những rủi ro bất khả kháng. Để khắc phục những rủi ro này , Công ty tài chính Dầu khí cần phải thường xuyên đôn đốc chủ đầu tư thực hiện thi công theo đúng tiến độ đã được kế hoạch hoá khi soạn thảo dự án, kiểm tra việc đấu thầu, chọn thầu của chủ đầu tư, kiểm tra hợp đồng bảo lãnh, kiểm tra các cam kết đảm bảo nguồn vốn của các bên góp vốn, bên cho vay hoặc tài trợ vốn. Trên cơ sở đó, giải ngân vốn theo từng thời kỳ đồng thời

kiểm tra chặt chẽ việc sử dụng vốn, đảm bảo sử dụng vốn đúng mục đích và tiết kiệm.

Trong giai đoạn sau khi dự án đi vào hoạt động: những rủi ro có thể gặp phải là rủi ro về cung cấp các yếu tố đầu vào không đầy đủ, không đúng tiến độ, rủi ro về tài chính như thiếu vốn kinh doanh, rủi ro về quản lý điều hành, rủi ro bất khả kháng. Do vậy, để đề phòng và hạn chế rủi ro này TCT tài chính Dầu khí đánh giá năng lực của doanh nghiệp ở hiện tại, kiểm tra các cam kết đảm bảo nguồn vốn.

Tóm lại, trong công tác quản lý sau đầu tư, các cán bộ được cử làm nhiệm vụ quản lý dự án đang hoạt động phải có trách nhiệm theo sát dự án, chủ động nghiên cứu, phát hiện rủi ro và đề xuất các phương án giải quyết ngay khi phát hiện có rủi ro xảy ra.

Bên cạnh đó, TCT tài chính Dầu khí nên xem xét việc triển khai việc chuyển nhượng toàn bộ hay một phần vốn đã đầu tư. Việc chuyển nhượng toàn bộ hay một phần vốn đầu tư sẽ giúp TCT tài chính Dầu khí trong trường hợp không muốn tham gia quản lý dự án đã đầu tư có thể rút khỏi dự án để tập trung vào các lĩnh vực quan tâm khác. Hoặc trong trường hợp, TCT tài chính Dầu khí trong quá trình tìm hiểu các cơ hội đầu tư, tìm thấy những cơ hội hấp dẫn đòi hỏi sự quay vòng vốn đầu tư thì trong trường hợp này nếu việc chuyển nhượng vốn hoặc đầu tư mở rộng là có hiệu quả và cần thiết thì TCT tài chính Dầu khí nên tiến hành chuyển nhượng.

Một phần của tài liệu Đầu tư theo Dự án tại Tổng công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam. Thực trạng và giải pháp (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w