T Danh sách cổ đông Giá trị (tr đ) ỷ lệ(%)
2.2.2. Nhóm giải pháp mang tính nghiệp vụ 1 Gải pháp khắc phục khó khăn về vốn:
2.2.2.1 Gải pháp khắc phục khó khăn về vốn:
a.Tăng vốn điều lệ của TCT TC Dầu khí trong những năm tới
Vốn là vấn đề muôn thuở cho mọi chủ đầu tư.Chủ đầu tư khi có cơ hội đầu tư thậm chí một cơ hội đầu tư hứa hẹn lợi nhuận cao trong tương lai,muốn biến cơ hội đó thành hiện thực thì phải có vốn.Với TCT TC Dầu khí cũng vậy,Công ty muốn tham gia vào hoạt động đầu tư dự án-dù không được làm chủ đầu tư thì điều kiện đầu tiên cũng phải là vốn.
Vốn đóng góp của vào dự án càng lớn thì mức lợi nhuận được hưởng từ dự án càng cao. Hơn thế, đặc trưng của các dự án trong ngành dầu khí là những dự án đòi hỏi kỹ thuật cao, chứa đựng nhiều rủi ro mặc dù cũng hứa
hẹn một mức sinh lợi cao, do đó vốn đầu tư cho mỗi dự án trong ngành thường rất lớn. Thế nhưng, trong điều kiện hiện nay, quy định về mức tín dụng cho vay của Công ty tài chính nói chung đối với một khách hang là không quá 15% vốn tự có của công ty. Công ty tài chính được phép đầu tư tài chính nhưng tổng mức đầu tư không vượt quá 40% vốn điều lệ của công ty và không được phép vượt quá 11% vốn đầu tư của dự án. Chính những điều đó đã gây nên một rào cản lớn cho hoạt động đầu tư tài chính nói chung và cho hoạt động đầu tư vào dự án nói riêng của Tổng công ty tài chính Dầu khí.
Thực tế cho thấy rằng trong những năm qua, cơ hội đầu tư vào dự án đến với TCT TC Dầu khí rất nhiều (năm 2005 đã có tới hơn 20 cơ hội đầu tư) thế nhưng số dự án thực hiện được lại rất ít. Trong khi đó, với đội ngũ cán bộ chuyên viên đầu tư như hiện nay thì khả năng thực hiện của Tổng công ty tài chính Dầu khí là không khó. Nguyên nhân chính cho vấn đề này chính là thiếu vốn.
Vậy câu hỏi đặt ra là làm thế nào để hoạt động đầu tư tài chính vào dự án phát huy được hiệu quả cao nhất trong hạn mức đầu tư ít ỏi cho phép của Ngân hang Nhà nươc. Đây không chỉ là vấn đề của Tổng công ty tài chính Dầu khí mà còn là bài toán nan giải cho mọi Công ty tài chính.
Mặt khác, thực tế những kết quả đạt được trong TCT tài chính Dầu khí trong những năm qua cho thấy rằng công ty ra đời đã hoàn thành tốt sứ mệnh một định chế tài chính của Tổng công ty. Nay để phát huy vai trò là một định chế tài chính của một Tập đoàn kinh tế giàu mạnh thì TCT TC Dầu khí phải có những bước đi xứng tầm, phải hoàn thành tốt sứ mệnh thu xếp vốn cho tất cả các dự án của Tổng công ty.
Mà mấu chốt giải quýêt cho những vấn đề trên chính là tăng vốn điều lệ của công ty. Vốn điều lệ hiện nay của công ty là 300 tỷ đồng, công ty nên đề nghị tăng mức vốn đó lên 3000 tỷ đồng vào năm 2007 và tăng 5000 tỷ đồng
cho những năm tiếp theo. Công ty tài chính Dầu khí có thể tăng vốn điều lệ từ nguồn tích luỹ qua các năm hoạt động. Tuy nhiênm do mới đi vào hoạt động nên nguồn vốn này không lớn. Để đảm bảo có vốn điều lệ đủ lớn và nhanh chóng có đủ số vốn cần thiết thì việc bổ sung vốn điều lệ cần được sự giúp đỡ của Tổng công ty.
Trên cơ sở tăng vốn điều lệ, Tổng công ty không những sẽ giải quyết được vấn đề khó khăn về vốn mà còn có cơ hội huy động thêm nhiều vốn trong và ngoài Tổng công ty kể cả nguồn vốn nước ngoài phục vụ cho quá trình cho vay, đầu tư, tiếp cận và đổi mới công nghệ để hiện đại khoá dịch vụ, nâng cao sức cạnh tranh từ đó có cơ sở nâng cao lợi nhuận của công ty. Tài chính Dầu khí có lớn mạnh thì Tổng công ty Dầu khí Việt Nam mới có đà phát triển mạnh mẽ.
b. Tăng nguồn vốn cho Dự án thông qua việc đẩy mạnh dịch vụ UTĐT
Thực tế cho thấy rằng vốn được huy động cho hoạt động đầu tư dự án của Công ty tài chính Dầu khí hiện nay chủ yếu là từ hai nguồn: vốn tự có và vốn uỷ thác đầu tư. Thế nhưng, với việc sử dụng vốn tự có vào hoạt động đầu tư, Công ty tài chính Dầu khí sẽ vướng phải hạn mức về đầu tư do Ngân hang Nhà nước quy định cho các Công ty tài chính. Còn với nguồn vốn uỷ thác, Công ty tài chính Dầu khí có thể huy động bao nhiêu tuỳ theo khả năng của công ty mà không vướng phải hạn mức nào cả. Do vậy, hoạt động đầu tư tài chính vào dự án của công ty hiện nay phần lớn dựa vào nguồn vốn uỷ thác của Chính phủ, của Tổng công ty, của các Đơn vị thành viên trong Tổng công ty, của các tổ chức và cá nhân khác.
Thế nhưng với Công ty tài chính Dầu khí- do mới đi vào hoạt động- lại là một mô hình tổ chức tín dụng không mấy phổ biến như loại hình ngân hàng thường thấy. Hơn nữa, hệ thống văn bản pháp quy cho hoạt động của loại hình công ty này vẫn còn nhiều thay đổi. Do vậy, với nhiều khách hàng, niềm
tin của họ vào công ty chưa lớn lắm. Vì thế, nghiệp vụ uỷ thác đầu tư chưa hẳn được nhiều người biết đến. Do vậy, giải pháp cho vấn đề này là xây dựng một chiến lược Marketting hoàn chỉnh, có sự phối hợp, thống nhất của các cá nhân và bộ phận có liên quan. Cụ thể, trong việc xác định thị trường mục tiêu cho dịch vụ uỷ thác đầu tư, bên cạnh việc tiếp tục duy trì quan hệ với các khách hàng là CBCNV trong ngành dầu khí thì Công ty tài chính Dầu khí nên xây dựng phương án tiếp cận các khách hàng là tổ chức. Bởi các khách hàng này thường sẵn sang ký kết các Hợp đồng Uỷ thác đầu tư với quy mô lớn để đáp ứng nhu cầu vốn cho các dự án của TCT tài chính Dầu khí. Mặt khác, khi tập trung vào đối tượng khách hàng này, TCT tài chính Dầu khí sẽ giảm được thời gian và chi phí quản lý Hợp đồng thay vì quản lý một số lượng đáng kể các Hợp đồng Uỷ thác đầu tư cá nhân với lượng vốn uỷ thác nhỏ. Trong đó, đối tượng khách hàng tiềm năng cho loại hình này là Tổng công ty Dầu khí Việt Nam, các doanh nghiệp bảo hiểm và các Tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, để dịch vụ Uỷ thác đầu tư của TCT tài chính Dầu khí có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu của thị trường, công ty nên đầu tư vào công tác nghiên cứu và phát triển dịch vụ này sao cho các điều khoản trong Hợp đồng Uỷ thác đầu tư phải thực sự xuất phát từ nhu cầu thi trường và phải phù hợp với: khả năng tài chính của khách hàng mục tiêu, khả năng tiếp nhận và quản lý vốn của công ty, đặc điểm phân cấp đầu tư của Tập đoàn dầu khí.
Để tạo điều kiện cho khách hàng dễ dàng chuyển nhượng và cầm cố Hợp đồng Uỷ thác đầu tư, TCT tài chính Dầu khí nên cấp cho khách hàng Giấy chứng nhận Uỷ thác đầu tư kèm theo Hợp đồng đã ký. Giấy chứng nhận này sẽ có tác dụng như một bản tóm tắt cơ hội Uỷ thác đầu tư của khách hàng, giúp cho khách hàng có căn cứ hợp pháp để cầm cố, chuyển nhượng Hợp đồng mà không cần phải tiến hành nhiều thủ tục phức tạp để chứng minh số vốn Uỷ thác đầu tư của minh.
c. Đẩy mạnh nghiên cứu các hình thức tạo nguồn vốn đầu tư khác như:
Bên cạnh hình thức xin tăng vốn điều lệ từ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và đẩy mạnh nghiệp vụ Uỷ thác đầu tư, TCT tài chính Dầu khí có thể tạo thêm nguồn vốn đầu tư khác cho công ty bằng một số cách khác như:
• Huy động các nguồn vốn nhàn rỗi từ các Đơn vị thành viên trong Tổng công ty để từ đó tạo nguồn vốn đầu tư vào các dự án trong Tổng công ty thông qua các nguồn vốn huy động được từ việc cổ phần hoá các doanh nghiệp trong Tổng công ty
• Tăng cường huy động vốn từ các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước dưới hình thức cho vay đồng tài trợ và tiếp nhận vốn đầu tư uỷ thác từ các Tổ chức tín dụng để cho vay đối với các dự án đầu tư phát triển lớn của Tổng công ty.