Kết cấu trần thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh qua góc nhìn trần thuật học (Trang 35)

2.2.1 . Hình thức kết cấu phân mảnh

Kết cấu phân mảnh đƣợc các nhà tiểu thuyết đƣơng đại sử dụng khá nhiều. Đây là kiểu kết cấu đƣợc tạo nên từ hệ thống các mảng có tính độc lập tồn tại bên cạnh nhau. Ta có thể hình dung một cốt truyện truyền thống giờ đây đã bị nghiền nát, đập vỡ thành từng mảnh vụn rời rạc, không theo một trình tự thời gian hay mối liên hệ nhân quả nào và mỗi mảnh vụn chính là một mảnh của hiện thực. Trong quan niệm của các nhà văn thời kì đổi mới, hiện thực không phải là một khối duy nhất mà là có vô số mảnh vỡ xuất hiện từ nhiều phƣơng hƣớng khác nhau. Hiện thực

không phải là một khối đơn giản và đồng nhất trong nhãn quan của mọi ngƣời. Ngay cả với bản thân một ngƣời thì cùng lúc họ cũng có thể nhìn thấy nhiều thế giới khác nhau bởi mỗi ngƣời có thể cùng lúc chịu chi phối nhiều hệ quy chiếu khác nhau. Các nhà tiểu thuyết thời kì đổi mới nhận thấy rằng không có một mẫu hình thế giới lý tƣởng và trƣờng cửu để hƣớng đến mà có vô số mẫu hình thế giới để lựa chọn, không có một hiện thực cố định để tiếp cận mà có vô số hiện thực bất định để ứng phó. Thế giới là tập hợp của những mảnh vụn hiện thực – mỗi mảnh vụn nằm ở một chỗ riêng của nó – mỗi mạnh vụn tự nó là một tâm điểm, nó có giá trị tự thân của nó.

Trong tiểu thuyết Ng uyễn Xuân Khánh có sƣ̣ đan xen của rất nhiều cốt truyê ̣n . Câu chuyê ̣n của li ̣ch sƣ̉ , của cuộc sống luôn bao hàm trong nó câu chuyê ̣n của nhƣ̃ng nhân vâ ̣t . Mỗi nhân vâ ̣t là mô ̣t cuô ̣c đời đƣợc dƣ̣ng lên hoà n chỉnh . Thoạt nhìn qua chúng ta dễ cảm nhận mỗi chƣơng là 1 câu chuyện độc lập với nhau. Nhƣng đó chính là những mảnh vỡ của bức tranh chung, giữa chúng có sự kết nối bền chặt, chỉ khi ngƣời đọc thực sự đi sâu vào nó mới có thể cảm nhận đƣợc.

Phần lớn, Nguyễn Xuân Khánh đã cho ̣n hì nh thƣ́c kết cấu phân đôi để có thể đi hết trọn vẹn từng cốt truyện . Hình thức phân đôi này có thể diễn ra ở các chƣơng , hoă ̣c các că ̣p chƣơng , nhƣng cũng có khi nằm trong chính bản thân của cốt truyện (phân đôi ngầm ).

Hồ Quý Ly: Từ chƣơng 3 đến chƣơng 10 xuất hiện các “cặp chƣơng” với

nội dung chính kể về các nhân vật cụ thể. Chƣơng 11 tồn tại đa nhân vật- chủ yếu là nhân vật phụ. Chƣơng 12 và chƣơng 13 là hành trình đến Thanh đô và hội thề Đốn Sơn.

Có thể thấy những nhân vật mà nhà văn giành hẳn hai chƣơng để kể là nhân vật có vị trí khá quan trọng nếu không muốn nói là trung tâm trong toàn bô ̣ ma ̣ch chảy của cốt truyê ̣n . Hiện tƣợng phân đôi này cũng thể hình dung là cách thƣ́c dƣ̣ng nên bƣ́c chân dung hai mă ̣t của nhân vâ ̣t . Hai mă ̣t ấy không mâu thuẫn nhau mà soi chiếu nhau . Ở chƣơng 9 và chƣơng 10, ngƣời ta có thể nhâ ̣n thấy 2 con ngƣời Hồ Quý Ly : Mô ̣t nhà cải cách với những chính sách táo bạo – và một con ngƣời với những mâu thuẫn nô ̣i tâm giằng xé , phƣ́c ta ̣p . Trong mỗi că ̣p đôi n ày ngƣời đọc cũng dễ nhâ ̣n thấy có sƣ̣ khác biê ̣t ở bút pháp xây dƣ̣ng nhân vâ ̣t : lúc thì nhân vâ ̣t đƣợc soi chiếu dƣới cái nhìn của nhƣ̃ng nhân vâ ̣t khác ; và lúc thì nhân

vâ ̣t tƣ̣ phơi trải lòng mình qua nhƣ̃ng dòng đô ̣c thoa ̣i nô ̣i tâm.

Mẫu Thượng Ngàn: Sự phân đôi ở tác phẩm này không nằm ở cách

bố trí các chƣơng mà nằm trong chính cấu trúc của cốt truyện.

Hình thức lƣỡng phân này thể hiện những thực thể và các yếu tố song hành- đó là hai mặt của cuộc sống, của một con ngƣời, là những yếu tố có thể mâu thuẫn nhƣng không thể tách rời- ý nghĩa nhân bản đó của các tác phẩm đƣợc toát lên từ chính bố cục của nó. Một ý nghĩa khác có thể nhận

Chƣơng 1

Xuất phát điểm về mặt thời gian

Chƣơng 2

Sự xuất hiện của nhân vật với tƣ cách là tấm gƣơng Chƣơng 3 Chƣơng4 Chƣơng5 Chƣơng6 Chƣơng7 Chƣơng8 Chƣơng 9 Chƣơng 10 Nghệ tông Trần Khát Chân Thuận Tông Hồ Quý Ly

ra sau khi đọc tác phẩm này đó là sự cặp đôi về mặt “tính”. Đó là hình thức lƣỡng phân của vũ trụ, một biểu tƣợng của văn hóa, là cội nguồn của sự “sinh”-hình thành nên con ngƣời.

Vd: Mẫu Thượng Ngàn :

Lịch sử Văn hóa

Văn hóa ngoại bang Văn hóa bản địa

Họ Vũ Họ Đinh

Nhân vật nam Nhân vật nữ

Cái chết Sự sống

Cái thực Cái ảo

Nửa mặt xấu (của Trịnh Huyền)

Nửa mặt đẹp (Trịnh Huyền)

Ông Đùng, bà Đà Nhụ và Điều

Miền hoang tưởng đƣợc kết cấu bởi 2 mảnh ghép lớn: một thế giới

trong những bức thƣ và một thế giới trải nghiệm: Chƣơng 1: Những bức thƣ tình/ Chƣơng 2: Khắc khoải. Nhƣng đi sâu vào tác phẩm ngƣời đọc sẽ nhận ra bản thân trong sự phân đôi ấy lại có rất nhiều những mảnh ghép nhỏ: 15 bức thƣ là 15 mảng hiện thực đƣợc ghép nối với nhau (trong đó có 10 lá đƣợc gửi đi, 5 lá không gửi và chỉ có 2 lá thƣ hồi âm).

Sự phân mảnh trong kết cấu phản ánh quan niệm về thế giới của tác giả. Các nhân vật trải nhiệm trong nhiều khoảng hiện thực, là đi tìm mình, tìm ý nghĩa đích thực của cuộc sống, tìm vị trí xứng đáng thuộc về mình. Bƣớc chân của Tƣ (Miền hoang tưởng) đã đi qua rất nhiều cuộc đời, anh chứng kiến những khoảng tối, khoảng sáng trong thế giới mình đang sống,

để rồi chợt nhận ra mình quá bé nhỏ, và anh trở về với vị trí của mình: bên cạnh ngƣời yêu thƣơng.

Việc nhà văn xé bức tranh hiện thực trong tác phẩm của mình thành nhiều mảnh nhỏ, sắp xếp một cách tƣởng nhƣ lộn xộn thực chất lại nằm trong dụng ý nghệ thuật của ông ta. Nhiều lúc sự kết nối của các chƣơng, đoạn không nằm ở trật tự trƣớc – sau mà ở trong chính những dòng chảy của tâm trạng. Câu hỏi ở chƣơng này có khi lại đƣợc tìm thấy câu trả lời ở chƣơng khác. Tƣởng chừng nhƣ nhà văn đánh đố độc giả, nhƣng thực chất Nguyễn Xuân Khánh là ngƣời rất rõ ràng. Ông giải thích mọi vấn đề trọn vẹn trong tác phẩm của mình. Khát vọng của nhà văn suy cho cùng là cũng chỉ mong muốn độc giả đi hết hành trình của cuốn tiểu thuyết, đồng cảm, sẻ chia với nó, để tìm ra những câu trả lời trong đó mà thôi!

2.2.2 . Kết cấu tâm lý

Các tác phẩm đều chú trọng đến đời sống tâm lý nhân vật . Có thể xem tâm lý đã thành mô ̣t dòng kết cấu chủ đa ̣o . Có những lúc diễn biến cốt truyê ̣n trôi theo nhƣ̃ng suy nghĩ của nhân vâ ̣t , thoát ra khỏi cái vỏ vật chất đơn thuần .

Tâm lý nhân vâ ̣t diễn ra theo hai ma ̣ch ch ính:

Có ý thức : Khi nhân vật hành đô ̣ng theo nhƣ̃ng suy nghĩ , toan tính của bản thân . Nhiều lúc ta thấy nhân vâ ̣t của Nguyễn Xuân Khánh rất thƣ̣c tế, thâ ̣m chí là thƣ̣c du ̣ng . Trong cuô ̣c sống thƣ̣c , họ luôn tỉnh táo tìm cho mình mô ̣t hƣớng đi , mô ̣t con đƣờng hợp lý nhất để thỏa mãn các nhu cầu riêng . Do vậy ma ̣ch tâm lí nhân vâ ̣t nhƣ̃ng lúc này luôn diễn ra trên mô ̣t đƣờng thẳng . Ngƣời đo ̣c có thể theo đuổi nó giống nhƣ khi lâ ̣t giở tƣ̀ng trang sách để đ i đến trang cuối cùng .

Hồ Quý Ly trƣớc khi trở thành một nhân vật văn học, thì đã là một nhân vật lịch sử. Hành động, suy nghĩ của ông dù sao cũng đã phần nào

đƣợc đóng đinh trong sử kí. Nên dù muốn hay không Nguyễn Xuân Khánh vẫn phải xây dựng Hồ Quý Ly- một con ngƣời có ý thức nhƣ lịch sử đã ghi chép lại. Con đƣờng sự nghiệp đƣợc Hồ Quý Ly vẽ ra một cách tỉnh táo. Và mỗi bƣớc đi, hành động của ông dƣờng nhƣ đều đã có chủ định từ trƣớc. Cái tỉnh táo đến lạnh lùng, khiến đôi lúc ngƣời ta thấy một vị Thái Sƣ trở nên đáng sợ, vô tình. Ông có khát vọng thay đổi đất nƣớc, nên ông vạch ra và thực hiện những chính sách cải cách táo bạo. Và để thực hiện đƣợc nó ông buộc phải bƣớc qua những rào cản, thử thách: làm đau ngƣời khác và làm đau cả chính bản thân mình.

Ông biết khi nào thời vận của mình đến, và lúc leo lên đến vị trí cao nhất trong triều chính (dƣới 1 ngƣời trên vạn ngƣời), ông cũng không quên vai trò và nghĩ vụ của mình. Ông từng khuyên Nguyên Trừng: “Trong đạo hiếu, việc làm rạng rỡ tổ tiên, làm cho tên tuổi dòng họ vang danh, lƣu truyền sử sách, đó chính là đại hiếu. Lúc nào trong tâm khảm con cũng phải nhớ con dòng dõi họ Hồ. Việc đổi sang họ Lê chỉ nhất thời; ngƣời quân tử cũng phải biết chịu khuất thân, miễn chí lớn cuối cùng đạt đƣợc” [1, tr. 52], rồi ông kể cho con nghe về dòng dõi nhà Hồ nhƣ muốn thổi lên ngọn lửa tự hào dòng tộc và ý thức đƣợc hành động của mình. Mọi thứ dƣờng nhƣ đã đƣợc ông tính trƣớc. Sự tỉnh táo khiến ông luôn nghi ngờ những ngƣời xung quanh mình, có thể nói ông chẳng tin ai : “Cha tôi là một ngƣời đa nghi, đa sát” [1, tr. 54]. Cái con ngƣời có ý thức trong Hồ Quý Ly đã tạo cho ông một bộ mặt tàn nhẫn đến ghê ngƣời. Đến nỗi Bùi Mộng Hoa viết về ông chỉ có 1 câu ngắn gọn nhƣng đầy đủ hàm ý : “Thâm tai, Lê sƣ”[1, tr. 54]. Cái thâm hiểm ở ông từ suy nghĩ đến hành động : “…Câu chuyện này lại vạch mặt chỉ tên cha tôi để chỉ trích, ắt hẳn cha sẽ sai ngƣời đi truy lùng, và chắc chắn một đợt khủng bố kẻ sĩ sẽ lại xảy ra…”[1, tr. 55]. Trên con đƣờng đi tới đích của ông không có chỗ cho

những do dự và sự phản kháng. Vì vậy ông phải loại trừ tất cả những cản trở để bƣớc tới. Bắt Sử Văn Hoa, thảm sát những ngƣời bảo thủ, phò Trần, chính bởi mục đích đó. Con ngƣời của lí trí không cho phép những tình cảm yếu đuối cá nhân tham gia vào. Mặc dù trân trọng, hiểu và cảm thông với Sử Văn Hoa, nhƣng để thực hiện mục tiêu của mình Thái sƣ phải bắt ông.

Khi nhân vật của Nguyễn Xuân Khánh đối diện với lịch sử và hiện thực cuộc sống, họ đều cố gắng tìm cho mình một lối đi; Họ giữ cho suy nghĩ của mình tỉnh táo nhất. Đến cả trong Miền hoang tưởng, tƣởng mọi

thứ đều mông lung, cả thế giới đền chỉ là “hoang tƣởng”, nhƣng có những lúc các nhân vật của Nguyễn Xuân Khánh trở nên tỉnh táo đến ngỡ ngàng. Ngọ- một kẻ phiêu bạt, tự do, nhƣng khi nghĩ về cuộc sống gia đình lại giống nhƣ một ngƣời đàn ông chín chắn, đầy lo lắng, suy nghĩ. Ngọ đã nghĩ đến chuyện xa Hà Nội, đến chuyện mua nhà, sinh con…

Trong Mẫu thượng ngàn, thế giới nghệ thuật bao trùm có thể thấy ảo

nhiều hơn là thực. Nhƣng không phải bởi vậy mà nhân vật bị đánh mê trong cõi mộng, cõi tâm linh. Sự tỉnh táo trong mọi việc giúp nhân vật đứng vững trƣớc mọi cám dỗ của kẻ thù, của nền văn hóa ngoại bang. Mỗi nhân vật, dù không ai bảo ai nhƣng lúc nào cũng trang bị cho mình một sự đề phòng trƣớc kẻ ngoại tộc: đề phòng từ ánh mắt, suy nghĩ đến hành động. Điều đó làm nên sức mạnh giúp họ vƣợt qua mọi chông gai, thử thách.

Vô thức : Song song vớ i cuô ̣c sống tỉnh táo là mô ̣t cuô ̣c sống đầy

nhƣ̃ng giấc mơ . Nhân vâ ̣t của Nguyễn Xuân Khánh đằng sau nhƣ̃ng toan tính là một nội tâm đầy những mâu thuẫn và nỗi giằng xé : một bên là yêu cầu của thƣ̣c tế , mô ̣t bên là khát vo ̣ng cá nhân . Khi hai mă ̣t này không ủng hô ̣, hòa hợp , thâ ̣m chí mâu thuẫn nhau , nhân vâ ̣t phải đối diê ̣n vớ i bi ki ̣ch .

Và họ chọn cách phản ứng là mơ , là say , thâ ̣m chí điên cuồng . Nhƣ̃ng lúc ấy mọi hành động của họ diễn ra trong vô thức . Mạch tâm lý diễn ra theo các hình xoáy , không dễ để nắm bắt và thấu hiểu . Một điều có th ể nhận thấy là nhân vâ ̣t của Nguyễn Xuân Khánh rất cô đơn , dù nhiều lúc họ tỏ ra mạnh mẽ trong đời thực . Trong vô thƣ́c , họ đi tìm ý nghĩa đích thực của cuô ̣c sống , và đi tìm chính mình . Và có thể thấy đó là khi họ sống thâ ̣t với xúc cảm của mình nhất .

Toàn bộ tác phẩm Miền hoang tưởng gần nhƣ là một thế giới vô thức. Nhân vật chính đi tìm mình trong quá khứ, hiện tại và tƣơng lai. Tƣ vật lộn trong những suy nghĩ miên man, mẫu thuẫn về ý nghĩa của cuộc đời, về giá trị của bản thân. Anh sống trong thế giới của những bức thƣ gửi một cô gái anh yêu, dù phần lớn là những lá thƣ không hồi âm, hay không bao giờ đƣợc gửi đi. Anh bị ám ảnh bởi hình ảnh của chúa. Rồi anh tƣởng tƣợng ra mình đang nói chuyện với chúa. Những âm thanh vô hình cứ quấn lấy anh, dẫn anh đi vào một thế giới nửa hƣ, nửa thực; nửa tỉnh nửa mê.

Nhà văn đi sâu vào khám phá thế giới nội tâm của nhân vật thông qua những dòng suy nghĩ, những đánh giá, cách nhìn nhận của nhân vật về hiện thực, cuộc sống và chính bản thân mình.

Xuyên suốt hai chƣơng “Một ngày của thái sƣ 1” và “Một ngày của thái sƣ 2” là những dòng độc thoại của Hồ Quý Ly. Nhà văn để cho ngòi bút của mình len lỏi vào trong cả những giấc mơ của nhân vật, khơi dậy những suy nghĩ ẩn sâu trong lòng con ngƣời ấy. Hồ Quý Ly một con ngƣời lạnh lùng đến tàn nhẫn, kiên quyết đến độc đoán cũng là một con ngƣời đầy mâu thuẫn, đầy giằng xé “Cũng nhƣ những đêm mất ngủ khác, Quý Ly triền miên trôi theo những dòng suy nghĩ...” [1, tr. 460] . Ông suy nghĩ về thế sự, về những cố gắng cải cách của mình, ông muốn lập lại

trật tự của xã hội mình đang sống. Khát vọng lớn lao ấy để thực hiện đƣợc thật khó khăn. Nhà văn để cho nhân vật đối diện với hiện thực, đối diện với chính mình để từ đấy bộc lộ tính cách và quan điểm cá nhân.

Những cuộc đấu tranh trong nội tâm nhiều lúc đã khiến ông phải suy nghĩ : “Ngẫm lại mình, ông đã xứng đáng là một minh chủ hay chƣa?... Thôi cũng đành mặc miệng thế. Chỉ cốt ta thành công. Mà cả sự thành công nữa, ông cũng mong nó ở một tầm cao mà ngƣời đời không thể nhìn thấy...” [1,tr. 465]. Đấy là khát khao của một con chim ƣng muốn chứng tỏ sức mạnh và khả năng của mình, muốn đƣợc cống hiến, muốn đƣợc chinh phục những đỉnh cao và khiến con ngƣời phải ngƣỡng mộ...

Tác giả đặt nhân vật vào trong những giấc mơ, trong không gian căn phòng chật chội để nhân vật đƣợc là chính mình. Đấy là những lúc nửa con ngƣời kia của Hồ Quý Ly đƣợc bộc lộ. Ông hoảng hốt trong giấc mơ gặp Nghệ hoàng, không phải vì ông sợ vị vua đã mất, mà sợ chính bản thân mình, sợ mình sẽ không kiên trì, sợ những phút giây yếu đuối mà chùng bƣớc, cao hơn cả là sợ không ai ủng hộ mình. Có lúc Quý Ly đã nghi ngờ chính con đƣờng mình đang đi... Hai lần trong tác phẩm nhà văn để cho Hồ Quý Ly khóc trƣớc bàn thờ ngƣời vợ quá cố- công chúa Huy Ninh. Những giọt nƣớc mắt ấy là những giọt nƣớc mắt của một con ngƣời đang cảm thấy cô đơn, đúng hơn là cô độc. Không có tri âm! Nguyên

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh qua góc nhìn trần thuật học (Trang 35)