CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM THÍCH NGHI VỚI TĂNG GIÁ NHÂN DÂN TỆ
3.2.2.3. Nâng cao trình độ quản lý, chuyên môn cho đội ngũ cán bộ của các doanh nghiệp Việt Nam.
thân các nhà nhập khẩu, nhà phân phối cũng sẽ tìm đến các doanh nghiệp Việt Nam để đặt hàng. Họ sẽ đưa ra các yêu cầu (thường là chất lượng, khối lượng hàng và thời gian giao hàng…) còn phương thức tiếp cận thị trường không đáng lo lắm vì tiềm lực tài chính của họ khá dồi dào. Các doanh nghiệp cùng ngành hàng ở Việt Nam nên liên kết với nhau để có thể đáp ứng được những đơn hàng quy mô lớn, thời gian giao hàng nhanh. Các doanh nghiệp Việt Nam cần thận trọng khi quyết định bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng bởi tại Trung Quốc việc bán hàng trực tiếp này kèm theo trách nhiệm rất lớn đối với người tiêu dùng.
3.2.2.3. Nâng cao trình độ quản lý, chuyên môn cho đội ngũ cán bộ củacác doanh nghiệp Việt Nam. các doanh nghiệp Việt Nam.
Qua thực tế thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế Việt Nam, có thể thấy rõ năng lực quản lý cũng như trình độ chuyên môn của các cán bộ, người lao động tại các doanh nghiệp Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc.
Nội dung hợp tác với Trung Quốc bao gồm các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư và nhiều lĩnh vực khác về kinh tế cũng như khoa học công nghệ khá đa dạng. Trong khi đó trình độ cán bộ của ta còn hạn chế cả về kiến thức, kinh nghiệm và
ngoại ngữ. Để đáp ứng được nhu cầu phục vụ cho mục tiêu trên, cần quan tâm thích đáng đến công tác đào tạo cán bộ, cụ thể là tập trung vào 4 lĩnh vực sau:
- Đào tạo nâng cao trình độ cán bộ có đủ năng lực hoạch định và thực hiện chính sách.
- Đào tạo cán bộ có trình độ đàm phán quốc tế.
- Đào tạo, bồi dưỡng, hướng dẫn cán bộ nắm bắt được kịp thời các Hiệp ước quốc tế, các kết quả đàm phán trên bàn hội nghị, hiểu và vận dụng được những Hiệp ước và kết quả đàm phán đó vào thực tiễn sản xuất và kinh doanh quốc tế. Để kinh doanh được với Trung Quốc, các doanh nghiệp cần hiểu và vận dụng được các luật lệ, chính sách thương mại của Trung Quốc.
- Đào tạo về ngoại ngữ, nhất là tiếng Trung để cán bộ có đủ trình độ giao dịch quốc tế.
Ngoài ra, các doanh nghiệp còn phải thường xuyên đào tạo công nhân kỹ thuật lành nghề để có thể sử dụng công nghệ hiện đại, sản xuất ra những sản phẩm xuất khẩu có chất lượng cao, giá cả cạnh tranh trên thị trường Trung Quốc.
3.3. Kiến nghị
Chúng ta cần phải xác định lại mục tiêu định hướng cho ngành này như thế nào để từ đó sẽ giảm được nhập siêu từ họ. Hay ở ngành dệt may, chúng ta lệ thuộc quá nhiều vào nguyên vật liệu từ họ vì giá rất rẻ mà chất lượng ở mức độ có thể chấp nhận được nên không dễ dàng thay thế nhập siêu từ nguồn này. Nhà nước cần có cơ chế giúp các ngành phụ trợ phát triển thì mới có thể giảm nhập siêu được. Còn đối với ngành hàng tiêu dùng thì chúng ta cần phải tăng cường truyền thông về các mặt hàng nguy hiểm, độc hại và tẩy chay nó. Bên cạnh đó cần tăng cường xây dựng các hàng rào kỹ thuật để những hàng kém chất lượng không vào được thị trường; hỗ trợ các DN trong nước đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng chất lượng cao phục vụ nhu cầu trong nước.
Cần hướng đầu tư nguồn lực vào nơi mang hiệu quả.Việc cần làm ngay là tập trung vào tái cơ cấu nền kinh tế cho tốt để tăng hiệu quả cho nền kinh tế. Hướng đầu tư nguồn lực của nền kinh tế vào những nơi mang hiệu quả, tạo ra năng suất lao động, năng lực cạnh tranh, tập trung đầu tư vào những lĩnh vực thật sự thiết yếu, thiết
thực cho những ngành xuất khẩu mà chúng ta có thế mạnh. Nếu không làm như vậy thì tình trạng nhập siêu rất khó có thể cải thiện được.
Chúng ta phải chuyển dần việc nhập khẩu từ Trung Quốc sang các thị trường khác để giảm phụ thuộc. Việt Nam đang đàm phán hiệp định thương mại tự do TPP với 12 nước, đây là cơ hội rất lớn để giảm nhập siêu từ Trung Quốc. Vấn đề thứ hai và cũng quan trọng hơn là phải đẩy mạnh sản xuất nguyên phụ liệu từ trong nước. Phải tổ chức lại sản xuất, nhất là ở những lĩnh vực nguyên phụ liệu mà Việt Nam có thừa khả năng sản xuất. Cần có cơ chế chính sách hỗ trợ thì mới phát triển được.
KẾT LUẬN
Khi định giá cao đồng bản tệ, các nước thường kỳ vọng vào lợi ích sẽ thu được nhờ làm giảm giá hàng nhập khẩu để giảm chi phí sản xuất, giảm sức ép lạm phát và giảm được chi phí dịch vụ nợ nước ngoài...
Tuy nhiên, việc đồng bản tệ được định giá quá cao và kéo dài sẽ trở thành nguyên nhân quan trọng làm giảm sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu của nước đó do làm tăng giá thành hàng xuất, và giảm giá hàng nhập tính bằng ngoại tệ; dẫn đến hạn chế xuất khẩu, kích thích nhập khẩu, làm tăng nhập siêu.
Tăng giá tiền tệ nói tóm lại thường mang lại hậu quả xấu cho hoạt động ngoại thương, gây thâm hụt cán cân thương mại và thường là miếng mồi béo bở cho các nhà đầu cơ. Vì thế, trong các danh mục các giải pháp thúc đẩy ngoại thương của đa số các quốc gia trên thế giới thường không có giải pháp về “nâng giá tiền tệ”
Những ảnh hưởng thực sự khi đồng nhân dân tệ tăng giá đối với nền kinh tế Việt Nam đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc là không lớn. Tăng giá NDT không ảnh hưởng nhiều đến xuất khẩu của Viêt Nam sang Trung Quốc. Tăng giá NDT khó cải thiện được cán cân thương mại Việt Nam. Tuy nhiên dưới sự nỗ lực chung của hai nước, quan hệ hợp tác, đối tác chiến lược toàn diện Trung - Việt tiếp tục có những bước phát triển mới hướng tới kim ngạch xuất nhập khẩu của hai nước đạt 60 tỷ Đôla vào năm 2015.
Việt Nam và Trung Quốc là các nước láng giềng quan trọng của nhau, núi sông liền một dải, văn hóa tương đồng, mối tình hữu nghị của nhân dân hai nước đời đời bền vững, đây là cơ sở quan trọng để hai nước thúc đẩy hợp tác chiến lược toàn diện. Dưới sự nỗ lực chung của hai nước, quan hệ hợp tác, đối tác chiến lược toàn diện Trung - Việt tiếp tục có những bước phát triển mới.
Để chuẩn bị thực hiện Hiệp định thương mại Việt- Trung, các doanh nghiệp cần sớm xúc tiến nghiên cứu để thâm nhập thị trường Trung Quốc, tìm hiểu đối tác, nhu cầu thị trường, thị hiếu người tiêu dùng, cơ chế chính sách và luật pháp quốc tế; cần chủ động để đổi mới công nghệ, mẫu mã nâng cao chất lượng hàng hoá, đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế. Đặc biệt, cần xúc tiến khẩn trương việc đào tạo, bồi dưỡng trình độ tay nghề cho công nhân, cán bộ quản lý, kể cả giám đốc để nâng cao trình độ tiếp nhận công nghệ mới, nâng cao năng lực quản lý hiểu biết các chuẩn mực thông lệ
quốc tế, chính sách thương mại thế giới và chính sách thương mại Trung Quốc trong cuộc làm ăn mới trên một thị trường mới. Sự chuẩn bị kỹ càng là điều kiện tốt để các doanh nghiệp nước ta chủ động hội nhập đón nhận những cơ hội và thách thức mới khi Hiệp định thương mại Việt - Trung chính thức được thực thi.