Cán cân thương mại khó cải thiện do xuất khẩu chủ yếu sản phẩm thô, chưa qua chế biến

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng tăng giá đồng NDT đến xuất khẩu Việt Nam sang Trung Quốc (Trang 30 - 33)

phẩm thô, chưa qua chế biến

Cơ cấu hàng xuất khẩu của ta còn nhiều hạn chế, thể hiện ở cả ba phương diện: 1) Chủng loại hàng hoá còn đơn điệu, chưa tích cực phát triển những mặt hàng xuất khẩu mới có đóng góp kim ngạch cao; 2) Quá trình chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu theo hướng công nghiệp hoá diễn ra còn chậm; 3) Các mặt hàng có giá trị gia tăng còn thấp. Thực tế, xuất khẩu của chúng ta chủ yếu vẫn phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên, như khoáng sản (dầu thô, than đá), nông, lâm, thủy, hải sản... Các mặt hàng công nghiệp như dệt may, giầy da, điện tử và linh kiện máy tính... thì lại mang tính chất gia công là chính.

Với cơ cấu xuất khẩu này, Việt Nam đang phải chấp nhận thực trạng xuất khẩu có hiệu quả kinh tế thấp và triển vọng thị trường bị thu hẹp. Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc chủ yếu là các sản phẩm thô, chưa qua chế biến, không có giá trị gia tăng cao. Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc vẫn chưa có sự cải thiện chủ yếu vẫn là xuất khẩu tài nguyên chưa qua chế biến. Do vậy tăng giá NDT cũng không giúp cải thiện cán cân thương mại.

Bảng 2.8: Kim ngach xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc trong 2 tháng đầu năm 2013 Mặt hàng T2/2013 2T/2013 % tăng, giảm KN T2/2013 so với T2/2012 % tăng, giảm KN 2T/2013 so với cùng kỳ Tổng cộng 713.584.884 1.889.802.900 -20,79 +19,44 Máy vi tính, sản phẩm

điện tử và linh kiện 105.104.629 302.544.852 -6,65 +53,03 Sắn và sản phẩm từ sắn 106.835.450 271.523.364 +6,97 +66,69

Cao su 34.516.729 182.283.393 -68,90 -16,61

Gạo 75.988.761 145.723.342 +278,01 +537,99

Than đá 63.699.550 127.945.550 7,82 +25,10

Gỗ và sản phẩm gỗ 62.258.034 120.515.994 +39,56 +63,08 Xơ sợi dệt các loại 45.324.367 104.527.694 -6,92 +28,71

Dầu thô 0 74.496.048 * -55,28

Giày dép 24.047.387 60.973.686 -25,80 +1,07

Điện thoại các loại và linh

kiện 24.683.454 48.107.807 +245,53 +323,04 Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác 20.494.319 46.824.873 -21,37 +2,48 Hàng thuỷ sản 15.196.418 46.008.123 -6,22 +63,82 Hạt điều 11.908.323 42.333.099 +2,58 +18,85 Hàng rau quả 10.058.090 38.668.540 -24,46 +51,17 Hàng dệt may 13.143.511 36.174.528 -2,80 +31,83

Chất dẻo nguyên liệu 13.432.118 25.520.665 -2,21 +10,38 Phương tiện vận tải và

phụ tùng 7.786.301 15.962.172 -16,76 -2,07 Quặng và khoáng sản khác 9.266.281 15.482.772 -37,81 -11,44 Cà phê 3.347.137 10.330.838 -39,35 +10,45 sản phẩm từ cao su 2.276.354 9.413.477 -70,67 -26,47 Sản phẩm từ hoá chất 3.961.279 8.471.004 * +119,82

Dây điện và cáp điện 3.118.532 8.308.248 -51,77 -26,52

Xăng dầu các loại 4.231.183 5.081.788 -93,09 -95,06

Sản phẩm từ sắt thép 2.121.108 4.364.225 -31,70 +3,44 Chè 473.955 1.307.647 -45,30 -16,95 Sắt thép 656.264 1.174.143 -40,73 -15,87 Giấy và sản phẩm từ giấy 368.294 989.327 +9,92 +95,60 Hoá chất 182.696 731.918 * -89,18 Nguồn: Tổng cục Thống kê

Theo số liệu thống kê mới nhất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, cụ thể, đối với mặt hàng gạo xuất khẩu trong 2 tháng đầu năm 2013, Trung Quốc đã chiếm thị phần đến 34,7% trong 677.000 ngàn tấn, đạt 310 triệu đô la Mỹ, tăng 68,2% về lượng với cùng kỳ năm trước. Trong 4 thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam, ngoài Trung Quốc dẫn đầu về số lượng nhập khẩu, Singapore xếp thứ 2 cũng chỉ chiếm 7,27%, Hàn Quốc ở mức 5,64% và Philippines là 5,64%.

Tương tự với mặt hàng cao su, xuất khẩu cao su 2 tháng đầu năm ước đạt 179.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu 2 tháng đầu năm ước đạt 518 triệu đô la Mỹ, tăng 16,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2012. Khối lượng và giá trị xuất khẩu cao su các thị trường đều tăng so với cùng kỳ đặc biệt là thị trường Trung Quốc tăng tới 31,7% về lượng và 36,87% về giá trị.

Khối lượng xuất khẩu điều 2 tháng đầu năm 2013 ước đạt 33.000 tấn, kim ngạch ước đạt 204 triệu đô la Mỹ, tăng 35,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2012. Trung Quốc vẫn là thị thị trường tiêu thụ hạt điều lớn của Việt chiếm 24,84% thị phần, Mỹ xếp thứ 2 với 20,86% thị phần.

Phân tích về việc xuất khẩu các mặt hàng nông sản sang Trung Quốc tăng trưởng tốt trong 2 tháng đầu năm, các chuyên gia thương mại cho rằng, quốc gia này đang thay đổi chính sách nhập khẩu của mình theo hướng nâng cao chất lượng các sản phẩm. Nếu đáp ứng tốt nhu cầu này, hàng xuất khẩu của Việt Nam sang tiếp tục tăng trưởng ở thị trường Trung Quốc.

Ngoài ra, hàng nông sản của Việt Nam chủ yếu xuất khẩu qua các cửa khẩu biên giới phía bắc giáp với tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc. Việt Nam có vị trị địa lý gần gũi, giao thông thuận tiện, sản xuất nông nghiệp có nhiều điểm tương đồng và khả năng bổ sung hỗ trợ cho nhau.

Năm 2013, cùng với lộ trình cắt giảm thuế quan sâu hơn theo hiệp định mậu dịch tự do Trung Quốc- ASEAN, hàng hóa của Việt Nam sẽ vào Trung Quốc thuận lợi hơn. “Để tận dụng tốt thị trường Trung Quốc, hàng hoá phải có xuất xứ, nguồn gốc và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; đồng thời cần bỏ thói quen cho Trung Quốc là thị trường tiêu thụ hàng hoá rẻ, chất lượng thấp”, một chuyên gia của Viện Nghiên cứu thương mại (Bộ Công Thương), phân tích.

Theo Bộ Công Thương, tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thuỷ sản tháng 2 - 2013 ước đạt 2,26 tỷ đô la Mỹ, đưa giá trị xuất khẩu nông lâm thuỷ sản hai tháng đầu năm 2013 ước đạt 4,83 tỉ đô la Mỹ, tăng 31,5% so với cùng kỳ năm trước.

Nếu khuyến khích xuất khẩu trong điều kiện cơ cấu hàng của Việt Nam sang Trung Quốc vẫn chưa được cải thiện, có khả năng xuất khẩu hàng thô, xuất khẩu tài nguyên lại tiếp tục được đẩy mạnh. Như thế gây ra tổn hại về dài hạn rất nghiêm trọng, chính sách xuất khẩu cần phải điều chỉnh.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng tăng giá đồng NDT đến xuất khẩu Việt Nam sang Trung Quốc (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w