Tăng giá NDT khó cải thiện được cán cân thương mại Việt Nam 1.Cán cân thương mại khó cải thiện do nhập siêu

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng tăng giá đồng NDT đến xuất khẩu Việt Nam sang Trung Quốc (Trang 27 - 30)

2.2.2.1.Cán cân thương mại khó cải thiện do nhập siêu

Chúng ta không cải thiện được cán cân thương mại nguyên nhân là bởi 70% nguyên vật liệu phục cho các mặt hàng xuất khẩu thế mạnh như da giày, may mặc lại chủ yếu được nhập khẩu từ Trung Quốc. Có nghĩa là nếu kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng này càng lớn thì kim ngạch nhập cũng cũng tăng theo tương ứng. Trong bối cảnh đồng Nhân dân tệ tăng giá thì giá trị nhập khẩu còn tăng cao hơn.

Hệ quả là khi chi phí nguyên liệu đầu vào nhập khẩu từ Trung Quốc tăng cao, giá thành sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam cũng sẽ tăng theo, ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh. Giải pháp mà giới chuyên môn đề cập vào lúc này đó là phải giảm nhập siêu. Tuy nhiên, khi thị trường nội địa suốt thời gian dài bị phụ thuộc vào

nguyên vật liệu nhập khẩu từ Trung Quốc thì để làm được điều này cũng không phải đơn giản.

Theo tính toán tỷ giá tăng 1% làm cho giá trị xuất khẩu của VN ngay lập tức bị giảm 1,78%. Tuy nhiên sau đó khoảng 3-4 quý thì giá trị xuất khẩu sẽ tăng khoảng 2,43% nhưng do tỷ giá tăng nên giá trị nhập khẩu từ TQ cũng ngay lập tức tăng 4,28%. Như vậy, về cơ bản tổng kim ngạch thương mại sẽ tăng nhưng cán cân thương mại lại trở nên xấu đi. Nói một cách khác là trạng thái của cán cân thương mại khó có thể cải thiện, tình trạng nhập siêu giữa VN - TQ cũng khó thể giải quyết một sớm một chiều.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, 8 tháng đầu năm 2012 những mặt hàng nhập siêu lớn từ Trung Quốc phải kể đến là: Máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng: 3,41 tỷ USD, tăng 1,4% so với cùng kỳ (chủ yếu do các nhà thầu Trung Quốc trúng thầu); Xăng dầu các loại: 894 nghìn tấn, tăng 10%; Nguyên vật liệu cho ngành dệt may da giày: 2,78 tỷ, riêng vải: 1,5 tỷ USD, tăng 4,3%; Ô to: 2,65 nghìn chiếc, giảm 31,8%; Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: 2 tỷ USD, tăng 47,8%; Điện thoại các loại và linh kiện: 2,1 tỷ USD, tăng 131% và chiếm gần 70% kim ngạch NK của cả nước; Sắt thép nguyên liệu và sản phẩm từ sắt thép các loại, kim loại thường: 1,5 tỷ USD, riêng sắt thép: 1 tỷ USD gấp 5 lần cả năm 2011; Thức ăn gia súc và nguyên liệu: 355 triệu USD, tăng 7,5%,... NK điện của Trung Quốc, ước tính của Bộ Công Thương lên tới 4,65 tỉ kWh trong năm 2012, chiếm khoảng 4% tổng sản lượng điện thương phẩm của Việt Nam để cân đối nhu cầu tăng thêm...

Bảng 2.7: Thương mại Việt Nam - Trung Quốc từ năm 2001 đến tháng 8/2012 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 trước 8 tháng 2012 NK từ Trung Quốc NK (triệu USD) 1606,2 2158,8 3138,6 4595,1 5899,7 7391,3 12710 15973,6 15411,3 20203,6 24593,7 18200 Tỷ trọng NK (%) 9,9 10,9 12,4 14,4 16 16,5 20,3 19,8 22 23,8 23 24,6

XK sang Trung Quốc

XK (triệu USD) 1417,4 1518,3 1883,1 2899,1 3228,1 3242,8 3646,1 4850,1 5403 7742,9 11125 8000

Tỷ trọng XK (%) 9,4 9,1 9,3 10,9 9,9 8,1 7,5 7,7 9,5 10,7 11,5 10,8

Nhập siêu từ Trung Quốc Nhập siêu triệu USD) 188,8 640,5 1255,5 1696 2671,6 4148,5 9063,9 11123,5 10008,3 12460,7 13468,7 10200 Tỷ trọng trong tổng nhập siêu (%) 15,88 21,07 24,59 30,93 61,93 81,91 63,82 61,70 77,87 98,88 136,82 16451,6 Nguồn: Tính từ số liệu của Bộ Công Thương và Tổng cục Thống kê

Số liệu trên thể hiện sự thiếu hụt tư liệu sản xuất ở Việt Nam mà Trung Quốc là nguồn cung chính các DN thương mại, nhà đầu tư NK. Đánh giá chất lượng hàng nhập cần được nghiên cứu kỹ hơn ở nhóm máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng. Riêng NK mặt hàng rau quả và thực phẩm sơ chế từ Trung Quốc chiếm đến gần 50% tổng kim ngạch nhóm hàng này và sinh nhiều hệ lụy từ chất lượng sản phẩm như các phủ tạng động vật, động vật và rau quả tươi sống không được qua kiểm dịch, sản phẩm tiêu dùng có hóa chất độc hại,... đã róng lên tiếng chuông cảnh báo từ nhiều năm nhưng vẫn thường xuyên thẩm lậu.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng tăng giá đồng NDT đến xuất khẩu Việt Nam sang Trung Quốc (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w