Gia tăng tình trạng li tâm bên trong một số nước thành viên ASEAN cũng

Một phần của tài liệu Chính sách của ASEAN đối với sự trỗi dậy của Trung Quốc từ năm 2001 đến nay (Trang 111)

6. Phương pháp nghiên cứu

3.3.2.1.Gia tăng tình trạng li tâm bên trong một số nước thành viên ASEAN cũng

ASEAN cũng như trong nội bộ ASEAN

Sự có mặt và cạnh tranh ảnh hưởng của các nước lớn ở ông Nam Á hiện nay cũng gây nên những tác động tiêu cực tới ổn định chính trị của khu vực nói chung, một số nước thành viên nói riêng và tình đoàn kết trong ASEAN.

- Về tác động tiêu cực tới ổn định ở một số nước thành viên: Có thể thấy rõ tác động này trong những bất ổn chính trị ở Thái Lan những năm gần đây.

Năm 2001, ông Thaksin lên nắm quyền cam kết thay đổi chương trình của IMF, bảo vệ các công ty Thái Lan và thúc đẩy kinh tế, trong đó có hỗ trợ tầng lớp người nghèo ở nông thôn. Về chính sách đối ngoại, Thaksin tìm cách cân bằng giữa liên minh chiến lược của Thái Lan với Mỹ và tầm quan trọng ngày càng tăng của Trung Quốc đối với giới kinh doanh Thái Lan. Ông ủng hội hoàn toàn cuộc “chiến chống khủng bố” của Chính quyền Bush, cho phép quân đội Mỹ sử dụng các sân bay và bến cảng của Thái Lan để vận chuyển binh sĩ, trang bị và các nguồn tiếp tế đến Ápganixtan và Irắc. Ông cam kết cung cấp một số lượng nhỏ binh sĩ Thái Lan cho các cuộc chiếm đóng do Mỹ lãnh đạo, hợp tác với CIA truy tìm khủng bố và quản lý một trung tâm bí mật chuyên thẩm vấn các tù nhân của CIA. Thực tế trước đây Tổng thống Bush coi Thái Lan là một “đồng minh quan trọng không phải NATO” và cho phép Thái Lan nhận các khoản viện trợ quân sự lớn hơn của Mỹ.

Nhưng bên cạnh đó, sự phục hồi kinh tế của Thái Lan, cũng như các nước ông Nam Á khác, chủ yếu dựa vào sự hỗ trợ từ nền kinh tế phát triển nhanh của Trung Quốc. Thaksin đến thăm Trung Quốc 5 lần và ký hiệp định thương mại tự do với Trung Quốc năm 2003. Trong thời gian Thaksin nắm quyền, thương mại của Thái Lan với Trung Quốc tăng từ 6,56 tỷ USD năm 2001 lên 25,33 tỷ năm 2006. ầu tư của Trung Quốc bắt đầu đổ vào các nhà máy, các công trình xây dựng và thông tin liên lạc viễn thông. Hợp tác chiến lược Thái Lan – Trung Quốc cũng mở rộng bằng các cuộc tham khảo ý kiến quốc phòng hàng năm từ năm 2002, trao đổi quân sự và diễn tập quân sự chung quy mô nhỏ thường xuyên.

Năm 2005, một số thành phần ở Thái Lan như các quan chức nhà nước, quân đội và hoàng gia bắt đầu quay lại chống Thủ tướng Thaksin. Các biện pháp quản lý đất nước độc đoán của ông Thaksin làm cho tầng lớp trung lưu ở Băng cốc ngày càng xa lánh, mặc dù ông vẫn có sự ủng hộ đáng kể của đa số người dân ở các khu vực nông thôn. ầu năm 2006, các cuộc biểu tình của công chúng chống Thaksin bùng nổ để phản đối hành động tham nhũng trong việc mua bán công ty Shin Corp khổng lồ của ông, dẫn đến tình trạng bất ổn chính trị trong nhiều tháng và cuối cùng là một cuộc đảo chính quân sự lật đổ ông Thaksin vào tháng 9/2006. Các bức điện

ngoại giao của WikiLeaks cho biết ại sứ Mỹ Ralph Boyce đã gặp nhân vật lãnh đạo cuộc đảo chính Tướng Sonthi Boonyaratglin cuối tháng 8/2006 và bật đèn xanh cho kế hoạch lật đổ ông Thaksin. úng như những phát biểu của ại sứ Boyce, phản ứng của Mỹ đối với cuộc đảo chính không rõ ràng: chỉ kêu gọi Thái Lan sớm trở lại nền dân chủ và ngừng một số viện trợ quân sự, nhưng cuộc diễn tập chung “Hổ Mang Vàng” vẫn tiếp tục năm 2007. Nếu Oasinhton hy vọng cuộc đảo chính sẽ phá huỷ mối quan hệ Thái Lan-Trung Quốc, có lẽ Mỹ đã thất vọng. Bắc Kinh nhanh chóng cử các quan chức cấp cao đến Băng cốc để thể hiện sự ủng hộ chế độ. Thủ tướng của Chính quyền quân sự Thái Lan Surayud Chulanont đến thăm Bắc Kinh giữa năm 2007 để ký các thảo thuận quan trọng, kể cả Kế hoạch Hành động Chung về Hợp tác Chiến lược Trung Quốc-Thái Lan. Một trong số những đề nghị là thúc đẩy sự kết nối giao thông vận tải từ Trung Quốc qua Thái Lan đến các nước ông Nam Á và bên ngoài khu vực. Biến cố chính trị nữa xảy ra năm 2009 sau khi đảng thân ông Thaksin thắng cử và thành lập chính phủ. Sau nhiều tháng biểu tình chống ông Thaksin, được sự ủng hộ của Hoàng gia, quân đội và việc lật đổ 2 trong số các thủ tướng thân Thaksin dẫn đến việc đưa ông Abhisit Vejjajiva và đảng Dân chủ của ông lên nắm quyền. Nhưng các cuộc biểu tình chống chính phủ của dân nghèo thành thị và người dân nông thôn tiếp tục bùng nổ trong năm 2010 buộc quân đội ra tay đàn áp làm 91 người chết và nhiều người khác bị thương hồi tháng 5/2010.

Chính quyền Obama thể hiện rõ ý đồ ngăn chặn ảnh hưởng của Trung Quốc tại châu Á qua bài diễn văn của Ngoại trưởng Hillary Clinton tháng 7/2009 tại một số hội nghị thượng đỉnh ASEAN ở Thái Lan, trong đó tuyên bố Mỹ sẽ “trở lại ông Nam Á”. Theo một báo cáo về quan hệ Mỹ-Thái Lan được Uỷ ban Nghiên cứu Quốc hội Mỹ công bố tháng 2/2011: “Việc can dự ngày càng tăng của Mỹ với Inđônêxia và các vấn đề nội bộ của Thái Lan dường như làm giảm mối quan hệ Mỹ- Thái Lan ở ông Nam Á”. Báo cáo lưu ý tầm quan trọng chiến lược của Thái Lan và yêu cầu Chính quyền Obama chú ý hơn nữa đến nước này: “Một trong những động cơ chủ yếu để duy trì mối quan hệ mạnh mẽ với Băng cốc là cạnh tranh ảnh hưởng với Trung Quốc ở ông Nam Á”. ến nay, các nỗ lực của Trợ lý Ngoại

trưởng Mỹ Campbell phần lớn bị vô hiệu hoá. Tháng 5/2010, ông này trực tiếp can dự vào cuộc khủng hoảng ở Thái Lan nhằm đưa ra một thoả hiệp giữa Chính phủ Thái Lan và phe đối lập để tăng vị thế của Mỹ ở Băng cốc chỉ vài ngày trước khi diễn ra cuộc đàn áp quân sự. Tức giận trước hành động của ông Campbell, ông Abhisit áp dụng biện pháp khác thường bằng cách cử một quan chức ngoại giao đến Oasinhton để chỉ trích sự can thiệp của Mỹ. Một hành động có lẽ không thể xảy ra các đây 2 thập kỷ.[169, trg 1] Nhưng sự phát triển của Trung Quốc đã làm thay đổi các mối quan hệ ở châu Á cho phép các chính phủ khu vực hành động để cân bằng giữa Bắc Kinh và Oasinhton. Rõ ràng, Chính phủ Mỹ đang có ý định thay đổi tình hình này bằng cách sử dụng các vấn đề như biển ông để tạo ra khoảng cách giữa Trung Quốc và các nước ASEAN. ối với Thái Lan, nước không có lợi ích trực tiếp ở biển ông, Mỹ có thể sử dụng mối lo ngại của Băng cốc về việc xây dựng các con đập của Trung Quốc trên thượng nguồn sông Mê Kông làm mục đích tương tự. Năm 2009, Mỹ đưa ra Sáng kiến Hạ lưu sông Mê Kông gồm Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam, trừ Trung Quốc, để có tiếng nói lớn hơn trong các vấn đề khu vực. Oasinhton đã can thiệp mạnh mẽ vào tình hình chính trị của Thái Lan để tăng cường ảnh hưởng của Mỹ hơn hẳn Trung Quốc, từ đó gây phức tạp cho tình hình vốn bất ổn ở Thái Lan.

Tuy nhiên, ở một góc nhìn khác đối với cạnh tranh Trung – Mỹ trong tác động tới tình hình chính trị tại Thái Lan, Thitinan Pongsudhirak, Giám đốc Viện nghiên cứu an ninh và các quan hệ quốc tế tại ại học Chulalongkorn (Bangkok) cho rằng, Trung Quốc hiện là cường quốc lớn có quan hệ mật thiết nhất ở Thái Lan "theo những cách chúng ta không thể thấy được". Chuyên gia Storey cũng nhận định: "Mối quan hệ Trung - Thái có ý nghĩa vô cùng lớn lao nhưng bị làm còi cọc đi vì chiều sâu cũng như quy mô của mối quan hệ quân sự Mỹ - Thái. ây là mối quan hệ quân sự mạnh nhất và mang tính lịch sử nhất của Mỹ tại ông Nam Á. Tôi không cho là Trung Quốc có thể sớm địch lại nó vào bất kỳ thời điểm nào trong tương lai".[148, tr 1]

Một phần của tài liệu Chính sách của ASEAN đối với sự trỗi dậy của Trung Quốc từ năm 2001 đến nay (Trang 111)