Ưu tiên thúc đẩy quan hệ với các nước CLMV (Campuchia, Lào, Myanmar,

Một phần của tài liệu Chính sách của ASEAN đối với sự trỗi dậy của Trung Quốc từ năm 2001 đến nay (Trang 99)

6. Phương pháp nghiên cứu

3.1.2.1. Ưu tiên thúc đẩy quan hệ với các nước CLMV (Campuchia, Lào, Myanmar,

Myanmar, Việt Nam)

Các nước CLMV (còn gọi là ASEAN 4) là nhóm nước kém phát triển, cũng là những nước có quan hệ lịch sử lâu đời và chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Trung Quốc. Ba trong số các nước trên chia sẻ biên giới trên bộ với Trung Quốc. Riêng Việt Nam là một trong 4 nước ông Nam Á tranh chấp chủ quyền ở biển ông với Trung Quốc. Các nước CLMV có vị trí rất quan trọng đối với an ninh và phát triển của Trung Quốc.

Về phương diện an ninh, những biến đổi địa - chính trị ở các nước này đều tác động trực tiếp tới các an ninh của các tỉnh phía Nam Trung Quốc (Quảng Tây, Vân Nam). Do vậy, ngay từ khi CHND Trung Hoa được thành lập cho tới hiện nay, Trung Quốc vẫn thực hiện một chính sách nhất quán đối với các nước trên bán đảo

ông dương là biến các nước đó thành vùng đệm an ninh giữa Trung Quốc và vùng ảnh hưởng của Mỹ ở ông Nam Á hải đảo.

Về phương diện kinh tế, CLMV là những nước giàu tài nguyên thiên nhiên, tiềm năng thị trường tương đối lớn. ây sẽ là nguồn cung cấp nguyên liệu thô và sản phẩm sơ chế cho các ngành công nghiệp chế biến đang phát triển mạnh, nhưng đói nguyên liệu của Trung Quốc. Do mức sống của nhân dân các nước CLMV chưa cao, các hàng hóa tiêu dùng giá rẻ của Trung Quốc sẽ dễ dàng tiêu thụ ở các thị trường này. Nhờ đó, các công ty địa phương vừa và nhỏ của Trung Quốc sẽ có được động lực để phát triển.

Do sự gần gũi về phương cách tư duy và khuynh hướng thụ hưởng văn hóa, các sản phẩm của các ngành công nghiệp văn hóa của Trung Quốc cũng dễ dàng thâm nhập vào thị trường các nước CLMV hơn vào các nước khác. iều này vừa góp phần tạo xung lực cho sự phát triển công nghiệp văn hóa của Trung Quốc, vừa tạo cơ hội phát huy “sức mạnh mềm” trên bán đảo ông Dương.

Do tầm quan trọng đó của các nước CLMV, trong những năm gần đây, Trung Quốc liên tục rót đầu tư, tăng viện trợ cho nhóm nước này. Thậm chí, tại một số nước, viện trợ của Trung Quốc vượt xa của Mỹ. Lượng viện trợ dành cho Lào của Trung Quốc gấp 3 lần viện trợ của Mỹ. Trung Quốc đang được coi là “nhà bảo trợ kinh tế chính” của Campuchia, Lào và Myanma – ba quốc gia nhỏ nhưng quan trọng về mặt chiến lược. Các số liệu thống kê chính thức cho thấy, năm 2011, Trung Quốc đã đầu tư vào Campuchia 1,9 tỷ USD trong năm 2010, gấp đôi số tiền đầu tư của các nước Asean còn lại và gấp 10 lần so với mức đầu tư của Mỹ.[109, tr 1] Ngoài ra, Trung Quốc còn được coi là nhà cung cấp viện trợ lớn thứ hai cho Việt Nam sau Nhật Bản. Gần đây, Trung Quốc đã cung cấp trên 10 triệu USD cho chính phủ Myanmar để tái thiết khu vực bị phá hủy bởi cơn bão Nargis vào năm 2008.

Tại một số nước thành viên mới của ASEAN như Lào, Campuchia và Myanmar, Trung Quốc chiếm vị trí khá cao trong cả ODA và FDI. Hiện nay, Trung Quốc trở thành nhà đầu tư và cung cấp viện trợ phát triển số 1 ở Campuchia và có thể trở thành nhà đầu tư số 1 tại Myanmar và Lào trong một, hai năm tới. Năm

Một phần của tài liệu Chính sách của ASEAN đối với sự trỗi dậy của Trung Quốc từ năm 2001 đến nay (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)