Các chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Nợ quá hạn 352,69 2.050 4.425
Nợ quá hạn/tổng dư nợ 1,13% 1,1% 2,27%
Dự phòng rủi ro 905 1.575 1.623
(Nguồn: Phòng kinh doanh HDBank - chi nhánh Hà Nội)
Nợ quá hạn tăng qua các năm (năm 2006 nợ quá hạn là 352,69 triệu, đến năm 2007 tăng thêm 1.697,31 triệu và nợ quá hạn của năm 2008 cũng thêm 2.375 triệu so với năm 2007) nguyên nhân là do tổng dư nợ tăng lên khiến cho nợ quá hạn xét về số liệu tuyệt đối cũng tăng lên , hơn nữa do cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới tác động làm giảm khả năng chi trả của khách hàng. Tuy nhiên, nợ quá hạn vẫn được kiểm soát tốt bằng chứng là tỉ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ luôn ở mức thấp dưới 2,27%. Như vậy do tổng dư nợ tăng lên, nợ quá hạn cũng tăng lên theo, nhưng tốc độc tăng của nợ quá hạn là nhỏ hơn so với tốc độ tăng của tổng dư nợ, kéo tỷ lệ nợ quá hạn/ tổng dư nợ nhỏ.
Cùng với việc tăng dư nợ cho vay thì khoản dự phòng cũng phải tăng lên (905 triệu đồng năm 2006, 1575 triệu đồng năm 2007,và 1623 triệu đồng năm 2008). Các khoản dự phòng này sẽ giúp ngân hàng chống đỡ được khi tình huống xấu xảy ra, bù đắp cho khoản vay khi khách hàng không có khả năng trả nợ. Với tình hình tài chính có nhiều biến động như hiện nay thì dự phòng là khoản không thể thiếu đối với khoản tín dụng nhiều, và đối tượng khách hàng vốn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro này.Việc dự phòng một khoản hợp lý là một nhân tố quan trọng thúc đẩy ngân hàng tăng hiệu quả cho hoạt động cho vay của mình vì nếu khoản dự phòng ít quá sẽ gây khó khăn cho ngân hàng khi gặp khó khăn, còn nếu ngân hàng dự phòng quá nhiều sẽ làm mất cơ hội cho những khoản đầu tư khác.
2.2.2.4.4 Thu nhập và chi phí từ hoạt động cho vay mua nhà
Phát triển trong tình hình thì trường nhà đất có nhiều biến động và tiềm ẩn nhiều rủi ro, song hoạt động cho vay mua nhà của HDBank - chi nhánh Hà Nội vẫn gặt hái được một số kết quả khả quan.:
Bảng 11: Kết quả hoạt động cho vay mua nhà của HDBank - chi nhánh Hà Nội