Gốm men trắng văn in việt nam trong trào lưu gốm quan

Một phần của tài liệu Gốm men trắng văn in ở di tích Lam Kinh - Thanh Hoá (Trang 46)

trong trào lưu gốm quan

Trung Hoa là một trong những trung tâm văn minh ở châu á. Sự lan toả của nền văn minh này sang các nước lân cận thể hiện ở nhiều nhiều lĩnh vực: thiết chế chính trị, văn hoá, tư tưởng và nghệ thuật. Mô hình quản lý của chính quyền trung ương được hoàn thiện đến từng bộ phận, kể cả việc quản lý các ngành nghề thủ công, mà cụ thể ở đây là truyền thống gốm quan cũng ảnh hưởng mạnh mẽ đến một số quốc gia lân cận. Truyền thống này cùng với thiết chế tổ chức của nó dường như đã trở thành một trào lưu chung.

3.1. ở Trung Hoa, truyền thống nhà nước trung ương tập quyền quản lý các ngành nghề thủ công đã tồn tại từ thời Tây Hán bởi các Công quan, đến thời Đông Hán, sử viết đã thấy xuất hiện Vụ thuế thủ công (Thủ Công thuế vụ) - một bộ phận chuyên trách việc quản lý và thu thuế các ngành nghề thủ công. Trải qua một quá trình lịch sử từ thời Tây Tấn (265-316) đến thời Kim (1115-1234), sự quản lý các ngành nghề thủ công của chính quyền trung ương đã dần được xác lập từ truyền thống “công quan” đến việc xác lập một cơ quan chuyên trách việc quản lý và giám sát của chính quyền với cái tên là Cục giám quan (Zhenguan-shu). Cục này không những chuyên trách việc giám sát các quy định về nghi lễ trong việc sản xuất các sản phẩm thờ cúng mà còn chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp đến việc sản xuất và nung gốm. Sử có chép về một bộ phận dưới triều Lương (907-1125) và Bắc Tống (960-1127) có tên là Vụ Sứ Liêu (Sứ Liêu vụ), các quan ở vụ này có nhiệm vụ quản lý quá trình sản xuất gốm tại hàng loạt các địa điểm lò khác nhau. Sau khi Mông Cổ xâm lược nam Trung Quốc, nhà Nguyên (1279-1367) đã thành lập Sứ cục

Phú Lương ở Cảnh Đức Trấn, cơ quan này được trực tiếp giao phó việc sản xuất sứ. Năm mươi năm sau khi cơ quan này được thành lập, nhà Minh cũng thiết lập một bộ phận chuyên biệt ở Cảnh Đức Trấn để sản xuất sứ vào mục đích ưu tiên các cơ

Hình 3.1: Đĩa sứ men trắng văn in rồng mây. Đời Kim (1115 - 1234) [50]

quan chính quyền sử dụng, và bộ phận này được biết đến với cái tên là quan diêu

có nghĩa là lò quan. Một trong những đặc thù của các lò quan là giám sát về kích thước và hình dáng của gốm sứ được sản suất. Trong

khi những hoạt động trong lĩnh vực gốm sứ thời xưa thiếu những thuật ngữ mang tính hệ thống thì cho đến thời điểm này, đã thấy rõ ràng từ những ký tự trên gốm được khai quật mà những tiêu bản đó phù hợp với thiết kế và hoạ tiết quan dụng [59]. Như vậy, đến

Hình 3.2: Bình men trắng vẽ lam của triều vua Vĩnh Lạc (1403 - 1424) - nhà Minh

có chữ Nội phủ [56]

Hiện tượng gốm men trắng có ký tự mang tính chất quan lại này được coi như là sản phẩm của hệ thống lò nhà nước đã có từ cuối thời Đường cho đến nửa cuối triều Bắc Tống ở Trung Quốc (hình bên). Tuy nhiên, hiện tượng này xuất hiện lần đầu tiên trên gốm Việt Nam muộn hơn, vào thời Trần qua những sản phẩm gốm quan ở lò gốm Thiên Trường[29]. Truyền thống gốm quan

này của Trung Quốc tồn tại như một dòng chảy mạnh mẽ cho đến hết chế độ phong kiến của quốc gia này, thời Thanh - đầu thế kỷ XX. Những ví dụ điển hình về loại hình gốm quan của Trung Quốc còn cho thấy rõ: loại hình gốm men độc sắc nói chung rất được ưa chuộng và đạt đến trình độ thẩm mỹ cao, đặc biệt là dòng men trắng.

3.2. Ở Hàn Quốc, một quốc gia giáp biên giới đông bắc Trung Quốc cũng kế thừa một truyền thống tương tự. Từ thế kỷ XV, trong khi ở Việt Nam, vua Lê Lợi đánh đuổi quân Minh thì ở Hàn Quốc, vua Sejong (1418-1450) bắt đầu chính sách kết thân với nhà Minh. Từ đây triều đại Choson bắt đầu cùng với truyền thống

gốm quan của Hàn Quốc. Bắt đầu từ người kế tục là vua Sejo (1455-1468), loại sứ

Hình 3.3: Ký tự mang tính chất ‘quan’ ở đáy bát sứ trắng

tìm thấy trong hầm mộ ở chùa Zhingzhi, Dingzhou [59].

Viết: Phù dưỡng xã lị Thái Bình hưng quốc nhị niên ngũ

nguyệt chấp nhị thập thí chủ nam đệ tử Ngô Mậu Huấn tiền tam thập... (Tạm dịch: Quàn với cốt vào năm Thái bình Hưng quốc thứ 2, ngày 22 tháng 5, thí chủ nam đệ tử Ngô

Mậu Huấn 36 quan tiền)1.

Hình 3.4: Bình men trắng khắc chìm hình cánh sen

này đặc biệt được các hoàng hậu, cung đình nói chung, các cơ quan chính quyền trung ương và ở các gia đình quý tộc ưa chuộng. Tuy nhiên, sứ ở cung vua được

lựa chọn kỹ lưỡng về mặt chất lượng, đó là

những sản phẩm đẹp nhất, cao cấp nhất

được dùng cho đức vua. Dòng gốm trắng

này phát triển cực thịnh vào thế kỷ XVI -

XVII và chấm dứt vào cuối thế kỷ XIX

cùng với triều Choson ở Hàn Quốc. Ngay từ

khi dòng gốm men trắng này được triều

đình sử dụng, vua Jungjong đã ban hành một bộ luật cấm dân thường sử dụng loại gốm sứ này mà chỉ được dùng trong triều đình và các cơ quan chính quyền (nguồn: True records of king Jungjong, Book 7 (1509), book 51 (1524). Tuy vậy thì hiện tượng sản xuất lén lút vẫn tồn tại ngay từ thời vua Sejong. Từ thời vua này, đã có hai loại lò chuyên biệt về gốm và về sứ. Từ năm 1424-1432 đã thấy chép rằng có 139 lò sứ và 185 lò gốm ở Hàn Quốc. Dựa vào chất lượng của sản phẩm, các lò sản xuất được chia thành ba nhóm: nhóm cao cấp, nhóm trung bình và nhóm chất lượng thấp. (Qua phân tích độ dầy - mỏng của gốm ở chương II cũng có thể thấy điều tương tự ở dòng gốm quan triều Lê sơ ở di tích Lam Kinh và Hoàng Thành Thăng Long). Trung tâm sản xuất loại gốm sứ này là ở Bunwon, Gwangju, Hàn Quốc [54]. Trung tâm này có thể so sánh với hệ thống lò quan Cảnh Đức Trấn ở Trung Quốc.

3.3. Ở Việt Nam, gốm quan với ý nghĩa là một loại gốm chuyên biệt chỉ dùng cho triều đình và các cơ quan chính quyền mới thấy xuất hiện từ thời Trần. Bằng chứng cho việc có một sự chuyên biệt như thế được Nishino Noriko đề cập khá kỹ trong việc phân tích 6 tiêu bản gốm văn in và khắc vạch có ghi Hán tự bằng bút lông mầu nâu Thiên trường phủ chế ở đáy bát rất đẹp. Noriko cho rằng gốm

Hình 3.5: Bát sứ trắng quan lò Bunwon của Hàn Quốc [54]

này được xếp vào thời gian đầu thập niên thứ hai của thế kỷ XIV, lúc đó người đang ở vị trí thượng hoàng là Trần Anh Tông hay Trần Minh Tông, gốm này có khả năng do 1 trong 2 người chỉ đạo [29]. Qua những phát hiện về một dòng gốm mới rải rác ở Hải Dương, Dương Kinh, đặc biệt tập trung ở hoàng thành Thăng Long và di tích Lam Kinh từ lớp Lê Sơ đến Lê Trung Hưng cùng với những ký tự và phong cách chuẩn mực của nó đã hé mở cho chúng ta nhận thức rõ nét hơn về một dòng gốm quan cùng với những thể chế vận hành xung quanh nó như hệ thống lò và hệ thống quản lý để sản xuất ra nó. Như vậy, qua những phát hiện mới đây, có thể nói truyền thống gốm quan nói chung ở Việt Nam đã có ít nhất từ thời Trần (đầu thế kỷ XIV) kéo dài đến hết thời Nguyễn (đầu thế kỷ XX) với đồ sứ ký kiểu đã song hành tồn tại với bộ máy vận hành của nó là những triều đại trung ương tập quyền trong suốt gần 600 năm.

Trong dòng chảy của truyền thống gốm quan Việt Nam, sự góp mặt của dòng gốm men trắng văn in như là đỉnh cao của nghệ thuật gốm cung đình gắn với một thể chế chính quyền chặt chẽ của thời Lê sơ với các chính sách cải cách và khôi phục chính quyền trung ương. Sau khi giành lại Đại Việt từ tay nhà Minh, nhà Lê cũng áp dụng các mô hình thể thức hoá nhà nước mô phỏng các điển chế Trung Hoa. Đây cũng là thời điểm khái niệm hệ thống quan diêu xuất hiện ở Trung Quốc [59]. Những ảnh hưởng từ tư tưởng Khổng giáo mô phạm, chặt chẽ không những thấy rõ trong việc phân chia các đơn vị hành chính địa phương đến cấp làng xã, trong luật pháp (Luật Hồng Đức), mà còn trong nghệ thuật (điêu khắc vắng bóng yếu tố lộng lẫy của nghệ thuật Phật giáo như thời Lý, Trần), kiến trúc “nghiêm ngặt, qui phạm”[34] với bình đồ hình chữ công [15] nằm trên trục thần đạo trở thành tiêu chí [Bản đồ 2, 3 và Bình đồ thành Bắc Kinh] mà còn cụ thể trong việc quản lý các hoạt động sản xuất các ngành nghề thủ công. Mô hình quản lý này, cụ thể là quản lý hệ thống gốm sứ cung đình đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến Hàn Quốc và Việt Nam (những quốc gia tiếp thu truyền thống Khổng giáo mạnh mẽ). Qua

sưu tập gốm men trắng văn in ở Lam Kinh cũng như ở Hoàng thành Thăng Long, tôi cho rằng dòng gốm này có sự quy chuẩn về thiết kế tạo mẫu hình dáng cũng như hoa văn dựa vào những thông số khá thống nhất về loại hình, kích thước và hoạ tiết trang trí như đã trình bày ở chương II. Vì vậy, tuy không có sử liệu nào ghi lại, nhưng chúng tôi cho rằng nhà Lê cũng có một cơ quan chuyên trách về hệ thống là sản xuất ra loại gốm đặc biệt này. Cơ quan này có lẽ là cục Bách tác. Sử cũ có ghi chép một số công việc của cục Bách tác như: xây dựng miếu điện ở Lam Kinh [46, tr.336], cục Tất tác [45, tr.316] xây chùa, cục Quan tác làm mũ [45, tr.343]... Như vậy có thể thấy rõ là Bách tác là một cơ quan có nhiều bộ phận chuyên trách về nhiều việc trong đó có cả việc thi hành và quản lý các ngành nghề thủ công. Tuy chưa tìm thấy cứ liệu nói rõ bộ phận nào trong cục Bách tác phụ trách về việc sản xuất gốm cung đình nhưng qua hệ thống các cục Bách tác này và qua tính quy chuẩn của gốm men trắng văn in ta có thể khẳng định một trong những bộ phận của cục Bách tác đã phụ trách về việc sản xuất gốm sứ cho bộ máy chính quyền. Đặc biệt là chữ Quan in nổi trong lòng bát càng thể hiện rõ tính chuyên biệt trong bộ máy chính quyền.

Nếu như ở Hàn Quốc, gốm quan thời Choson (bắt đầu từ thế kỷ XV) được lựa chọn là loại hình men trắng trơn, chất lượng tinh xảo thì gốm quan ở Việt Nam thời điểm này lại là gốm men trắng văn in như khẳng định một giá trị thẩm mỹ tối ưu. Song, qua những ghi chép về cơ cấu cũng như những quy tắc sử dụng của dòng gốm quan ở Hàn Quốc cho ta thấy quốc gia này quan tâm đến sự phát triển các ngành nghề thủ công hơn trong khi lối hành sử biên niên ở Việt Nam cho thấy mọi vận hành của chính quyền chỉ tập trung đến hoạt động của ông vua. Điều này giải thích tại sao những trào lưu gốm quan của Việt Nam lại tồn tại ngắn ngủi đến thế. Chỉ tồn tại khoảng 60, 70 năm, gốm men trắng văn in cũng không nằm ngoài quy luật này. Điểm khác biệt nữa trong lịch sử giữa hai quốc gia này chính là thời điểm khởi đầu cho dòng gốm cung đình một cách có hệ thống: Nếu như triều Choson bắt

đầu đặt nền móng cho việc sản xuất gốm quan sau khi kết mối bang giao với nhà Minh thì Đại Việt đặt nền móng cho dòng gốm men trắng văn in của mình sau khi đánh đuổi nhà Minh và thiết lập một nhà nước quân chủ điển hình kiểu Trung Hoa. Song tựu chung lại, gốm men độc sắc màu trắng thời điểm này có thể được coi là mốt thời thượng ở một số quốc gia châu á có mô hình nhà nước kiểu Trung Hoa.

Chương 4

Một phần của tài liệu Gốm men trắng văn in ở di tích Lam Kinh - Thanh Hoá (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)