Kỹ thuật chống dính men

Một phần của tài liệu Gốm men trắng văn in ở di tích Lam Kinh - Thanh Hoá (Trang 37)

Qua sưu tập gốm văn in tìm thấy được ở Lam Kinh, có thể nói rằng các hiện vật ở đây được nung bằng bao nung. Trong toàn bộ sưu tập gốm văn in, hoàn toàn không có tiêu bản nào có kỹ thuật ve lòng. Những bằng chứng kỹ thuật cho thấy kỹ thuật xếp hiện vật ở đây rất cầu kỳ, phổ biến 2 kỹ thuật như sau:

Kỹ thuật con kê ba mấu

Một trong hai kỹ thuật quan sát được ở đây là kỹ thuật sử dụng con kê ba mấu. Dấu vết con kê có thể thấy ở những hiện vật tiêu biểu như 00.LK.TMIX.3. Trên hiện vật được nung bằng con kê ba mấu này ta thấy gờ miệng có men. Như vậy có thể hình dung quy trình xếp bát chồng lên nhau và chống dính với nhau bằng con kê ba mấu được đặt trong lòng bát phía dưới và dưới đáy bát phía trên. Chính vì thế, gờ miệng không cần cạo men để chống dính. [Bản ảnh 3:3]

Kỹ thuật con kê hình vành khăn

Kỹ thuật này cầu kỳ hơn và tốn diện tích lò hơn. Người ta dùng con kê hình vành khăn đặt dưới trôn bát, rồi úp hai đáy bát vào nhau, sau đó lại úp hai miệng bát vào nhau. Chính vì thế toàn bộ chân đế ở đây đều không phủ men nhưng thành miệng của hiện vật được nung bằng kỹ thuật này thì được cạo men. Có thể thấy rõ kỹ thuật này được thể hiện rõ nhất trên tiêu bản đĩa gốm ký hiệu 04.LK.TV.L1.8 miệng loe vát, gờ cạo men. Thành vát, chân đế cao trung bình, đáy lõm, mộc, có dính con kê hình vành khăn [Bản ảnh 11].

2.3.2. Chất liệu

Bằng quan sát trực tiếp có thể thấy đa số gốm men trắng văn in được sản xuất bằng một loại sét trắng, mịn. Theo Phạm Quốc Quân [31] và những học giả người Nhật [36], [47] thì đây là sứ. Riêng tôi cũng nghiêng về giả thiết này. Song

để có những khẳng định chắc chắn về thành phần cấu tạo cũng như độ nung có đạt tiêu chuẩn sứ hay không thì còn đợi ở những kết quả phân tích lý, hoá trong tương lai gần. Tiếc rằng, trong luận văn của mình, tôi chưa có điều kiện thực hiện điều này. Tuy nhiên, nếu câu trả lời là khẳng định: thành phần cấu tạo chính là sứ, thì kết quả này sẽ làm thay đổi những nhận định về truyền thống gốm men Việt Nam.

Tuy nhiên, qua bảng phân loại tỷ lệ gốm dày và mỏng dưới đây, có thể thấy rằng trong sưu tập gốm men trắng văn in tại di tích Lam Kinh có hai 2 nhóm chất

Một phần của tài liệu Gốm men trắng văn in ở di tích Lam Kinh - Thanh Hoá (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)