ranh giới hai đường chỉ chìm, mỗi vẩy được in nổi bằng 2 nét chỉ đậm và một nét chỉ mờ bên trong để tạo thành chiều sâu cho bức tranh; đường cách điệu mây trời nhô lên từ sóng nước trông như đuôi cá hay một dải mây mềm có đuôi vuốt theo ngược chiều kim đồng hồ được bố cục thành 3 vòng mây so le nhau, mỗi vòng có bốn dải mây, dải to nhất nằm ở giữa, dải mây ở dưới, phần tiếp giáp với lòng bát nhỏ hơn và dải mây trên cùng, tiếp giáp với hai đường chỉ nổi nhỏ nhất. Bố cục đối xứng và so le làm cho hình ảnh có chiều sâu, có quy luật nhưng lại có điểm nhấn, chặt chẽ nhưng mềm mại, và chính vì thế mà vẻ đẹp của nó thật cuốn hút chứ không nhàm chán. Mô-típ này được kết hợp với những tiểu tiết trang trí khác có thể chia thành 4 kiểu trang trí dưới đây:
2.2.2.1. Kiểu văn mây sóng nước
Kiểu trang trí này chiếm số lượng phổ biến nhất trong mô-típ vân mây sóng nước nói chung, có 7 tiêu bản, chiếm 11,11% tổng số các tiêu bản được phục nguyên, trang trí chủ yếu trên loại hình đĩa nhỏ, chỉ có một đĩa nhỡ và bát tô to thấy có trang trí kiểu này. Kiểu trang trí trên tìm thấy rải rác tại bốn khu vực khác nhau: Thái Miếu, Tả Vu, Hồ Bán Nguyệt, Tây Thất [Bản vẽ 2].
2.2.2.2. Văn mây sóng nước kết hợp hình hoa mai sáu cánh in nổi trong lòng lòng
Kiểu trang trí này chỉ có 2 tiêu bản, chiếm 3,17% trong 13 kiểu trang trí, tìm thấy trên loại hình bát nhỏ và đĩa nhỏ. Hoa mai ở đây có 6 cánh, được in nổi ở
chính giữa lòng bát. Hai tiêu bản này tìm thấy ở khu vực Thái Miếu và Tây Thất điện.
2.2.2.3.Văn mây sóng nước kết hợp chữ Quan官 in nổi trong lòng
Kiểu trang trí này có 5 tiêu bản, chiếm 7,94% tổng số kiểu trang trí, được tìm thấy chủ yếu trên loại hình bát tô to, xương gốm dầy hơn, tập trung hoàn toàn ở khu vực Tả Vu [Bản vẽ 14].