VI – KẾT CẤU LUẬN VĂN
2.1.2 Tác gia địa lý Nguyễn Tuỵ Trân
Trong dòng chảy của văn hoá Hán Nôm trên mảnh đất Hƣng Yên những tác phẩm viết về địa lý rất ít, các tác gia viết về lĩnh vực này lại càng ít hơn. Trƣớc những năm 1884 – 1919 các tác gia trƣớc tác bàn về lĩnh vực địa lý có thể kể đến Hoàng Bình Chính với 興 化 處 風 土 錄 “ Hƣng Hoá xứ phong
thổ lục”. Sự xuất hiện số lƣợng tác gia ít ỏi nhƣ vậy, phần nào chúng ta thấy
đƣợc khó khăn trong khi viết địa lý, đặc biệt là địa lý địa phƣơng, vấn đề này có thể do nhận thức của lịch sử. Nhƣng đến giai đoạn 1884 – 1919 chúng ta lại gặp một tác gia nữa viết về lĩnh vực địa lý. Đó là Nguyễn Tuỵ Trân.
Nguyễn Tụy Trân 阮 萃 珍, hiệu là Ngƣu Giang 牛 江, ngƣời làng Đa Ngƣu, huyện Văn Giang, tỉnh Bắc Ninh ( Nay là xã Tân Tiến, huyện Văn Giang, tỉnh Hƣng Yên). Không rõ ông sinh và mất năm nào, chỉ biết ông từng giữ chức Hàn lâm viện đãi chiếu dƣới triều vua Thành Thái thứ 9 ( 1897).
64
Về tiểu sử của Nguyễn Tụy Trân chúng ta không còn thấy tài liệu nào nhắc đến một cách cụ thể, nên những gì ta biết về ông hiện còn rất sơ lƣợc. Theo bài tựa trong 大 越 沿 革 地 誌 考 “ Đại Việt diên cách địa chí khảo” thì
ông sống và hoạt động chính vào khoảng những năm đời vua Thành Thái, đầu thế kỉ XX và cũng không rõ ông có dự thi không. Nhƣng hiện nay ông còn một tác phẩm đƣợc lƣu giữ tại Viện nghiên cứu Hán Nôm mang kí hiệu A.77 với tựa đề “Đại Việt cổ diên cách địa chí khảo” và đây cũng là tác phẩm duy nhất của ông còn đƣợc lƣu truyền.
“Đại Việt cổ diên cách địa chí khảo” gồm 162 trang khổ 28 x 15 chữ viết chân phƣơng, rõ nét. Về vấn đề tên tác phẩm và nội dung chính thì ngay từ bài tựa Nguyễn Tuỵ Trân đã giới thuyết khá rõ.
序 近 來, 吾 人 為 學, 專 舉 業 者, 徒 理 會 開 中 咸 陽 諸 北 地, 而 本 國 封 疆 圖 牒 置 之 不 講, 間 有 問 及 所 居 里 巷 道 路,乃 含 糊 混 說, 蓋 舉 業 限 之, 他 不 暇 及,而 不 能 一 潘 考, 究 恐 日 久 而 難 辨 也, 近 奉 新 議 學 界 改 良, 地 輿 其 一, 輒 謹 搜 採 群 書. 自皇 朝 嗣 德 以 前 舉 凡 疆 域 山 川 都 會 諸 大 事 集 為 一 卷 其 目 有 七 疆 域, 名 山, 大 川, 海 潮, 水 路, 沿 海 路, 都 會. 顏 曰大 越 古 今 沿 革 地 誌 考, 考 古 者 或 有 資 焉 至 如 現 下 省 莅 州 縣 沿 革 改 插 分 合 及 丁田 里 路 諸 件 事 已 有 國 家 政 府 冊 籍 焉 敢 瀆 Phiên âm Tự
65
Cận lai, ngô nhân vị học, chuyên sự cử nghiệp giả, đồ lí hội khai trúng Hàm Dƣơng chƣ Bắc địa, nhi bản quốc phong cƣơng đồ điệp trí chi bất giảng. Gián hữu vấn cập kì sở cƣ lí hạng đạo lộ, nãi hàm hồ hỗn thuyết, cái cử nghiệp hạn chi. Tha bất hạ cập, nhi bất năng nhất phấn khảo cứu, khủng nhật cửu nhi nan biện dã. Cận phụng tân nghị học giới cải lƣơng, địa dƣ kì nhất. Triếp cẩn sƣu thái quần thƣ.
Tự hoàng triều Tự Đức dĩ tiền, cử phàm cƣơng vực sơn xuyên đô hội chƣ đại sự, tập vi nhất quyển (kì mục hữu thất: Cương vực, Danh sơn, Đại xuyên, Hải triều, Thủy lộ, Diên hải lộ, Đô hội), nhan viết Đại Việt cổ kim diên cách địa chí khảo, khảo cổ giả hoặc hữu tƣ yên. Chí nhƣ hiện hạ tỉnh lị châu huyện diên cách, cải sáp, phân hợp, cập kì đinh điền lí hộ chƣ kiện sự, dĩ hữu quốc gia chính phủ sách tịch, yên cảm độc.
Dịch Tựa
Gần đây, bọn chuyên học theo lối cử nghiệp nhƣ chúng ta chỉ biết tìm tòi tới những vùng đất nƣớc Bắc nhƣ Hàm Dƣơng, mà bỏ bễ không tìm hiểu về địa đồ cƣơng vực nƣớc ta. Thỉnh thoảng có ngƣời hỏi đến lối đƣờng xóm ngõ nơi mình ở, thì lại nói nhăng cuội lung tung, đại khái đó là do giới hạn của [lối học] cử nghiệp. Ngƣời ta không rảnh để mà để tâm đến, mà cũng không thể khảo cứu một phen, e rằng lâu ngày thành ra khó hiểu. Gần đây phụng mệnh để bàn thêm về việc đổi mới học giới, trong đó có phần địa dƣ, bèn mau chóng thu thập cẩn thận các sách vở, gồm tất thảy những việc lớn về cƣơng vực, sơn xuyên, đô hội.
Từ thời Tự Đức trở về trƣớc để tập hợp thành một quyển, (gồm bảy đề mục: Cương vực (Địa phận), Danh sơn (Núi lớn), Đại xuyên (Sông lớn), Hải
66
triều (Nước triều biển), Thủy lộ (Đường thủy), Diên hải lộ (Đường ven biển), Đô hội (Nơi đông dân cư)), nhan đề là Đại Việt cổ kim diên cách địa chí khảo, ngƣời khảo cứu về thời xƣa cũng có cái làm chỗ dựa. Còn nhƣ hiện nay, việc diên cách thay đổi, sáp nhập, phân hợp của tỉnh lị châu huyện, và những việc ruộng đất làng lộ đã có sách vở của chính phủ quốc gia, đâu dám coi thƣờng.
“Đại Việt diên cách địa chí khảo” đƣợc chia thành bảy phần, nhƣng
đƣợc gộp vào thành ba phần lớn chính và một phần phụ. Ba phần lớn là 疆 域 考 “Cƣơng vực khảo”, 本 國 山 川 考 “Bản quốc sơn xuyên khảo” và古 今 都 會 “Cổ kim đô hội”. Phần phụ có 海 潮 附 考 “ Hải triều phụ khảo” 水 路 “Thuỷ lộ”.
Phần 疆 域 考 “Cƣơng vực khảo” từ trang 1 đến trang 99. Trong phần
này Nguyễn Tuỵ Trân đã bàn về địa danh, địa giới của nƣớc ta từ đời Kinh Dƣơng Vƣơng đến đời Tự Đức triều Nguyễn. Đầu tiên là địa giới quốc gia, lịch sử về địa danh địa giới mang tính nhà nƣớc, sau đó đến tỉnh, phủ, huyện, xã… Mỗi vấn đề đều đƣợc dẫn chứng cụ thể và chi tiết. Tuy nhiên, ông chƣa đƣa ra nhận định riêng về những vấn đề đƣợc bàn mà thƣờng sao chép lại theo những gì vốn có trên tinh thần của nhà nho “ thuật nhi bất tác”.
Phần 本 國 山 川 考 “ Bản quốc sơn xuyên khảo” từ trang 99 đến trang 135. Ở phần này Nguyễn Tuỵ Trân đã dành bảy trang viết để giới thiệu và khảo tả cả thảy 97 ngọn núi, đồi có tiếng trong cả nƣớc. Mỗi một ngọn núi, quả đồi đều đƣợc chỉ địa danh toạ vị cụ thể, cảnh vật xung quanh và nói lên giá trị thắng tích và lịch sử của chúng.
67
Phần xuyên ( sông suối) ông dành nhiều trang viết hơn phần sơn ( núi đồi). Có thể sông suối chảy qua nhiều địa danh, còn núi đồi thƣờng cố định, ít biến đổi.Tuy dành nhiều trang viết nhƣ vậy, nhƣng ông cũng chỉ khảo tả chi tiết 54 con sông lớn và có tiếng trong nƣớc. Phần xuyên, tác giả đã giới thiệu và khảo tả khá cụ thể về địa danh gắn liền với sông, dòng chảy của sông, chỗ hợp lƣu giữa các con sông, những vấn đề lịch sử có gắn liền với sông, và cả giá trị của sông với con ngƣời.
Có thể thấy, phần sơn xuyên là một đóng góp đáng kể của Nguyễn Tuỵ Trân về việc ghi chép lại đầy đủ lƣu lƣợng dòng chảy biến đổi theo mùa, những chỗ giao nhau có thể khai thác…
Phần 海 潮 附 考 “ Hải triều phụ khảo” chỉ với mƣời trang viết nhỏ,
Nguyễn Tuỵ Trân đã khảo tả kĩ về độ dài, dòng chảy của một số con sông lớn. Đặc biệt ông chú ý đến vấn đề thuỷ triều lên của mỗi con sông qua thời gian, mùa vụ. Từ đó giúp ngƣời đọc có thể thông qua đó mà quan sát, ứng dụng.
Phần cuối cùng và cũng là phần đặc sắc và mới nhất mà Nguyễn Tuỵ Trân trình bày trong “Đại Việt diên cách địa chí khảo”. Đó là phần古 今 都 會 “Cổ kim đô hội”. Trong cổ kim đô hội, tác giả đã khảo tả rất kĩ về việc thay
đổi địa danh, địa giới cũng nhƣ tên gọi của kinh thành Thăng Long, kinh đô Huế qua các triều đại. Mỗi lần thay đổi, tác giả đều có dẫn chứng cụ thể về tên thay đổi, thời gian thay đổi và ngƣời thay đổi tên gọi. Theo cá nhân của ngƣời viết thì phần này là phần hay nhất của cuốn sách, và cũng là phần mới nhất so với các sách viết về địa lý trƣớc và cùng thời đó. Bởi nó đặt ra chƣơng mục khảo sát riêng và có nhiều tƣ liệu lịch sử quý giá về đô hội của nƣớc ta.
68
Đại Việt diên cách địa chí khảo là một tác phẩm viết về địa lý khá chi tiết, và có nhiều tƣ liệu lịch sử giá trị. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của luận văn chúng tôi chƣa thể giới thiệu chi tiết hơn nữa về tác phẩm này. Mong rằng, qua phần chúng tôi vừa trình bày sẽ là một thông tin nhỏ gửi đến các nhà nghiên cứu và những ngƣời muốn tìm hiểu về vấn đề địa lý một tƣ liệu mới trong lĩnh vực vừa nêu trên.
2.2 Nhóm tác phẩm tiêu biểu ( nhóm tác phẩm có khuynh hƣớng yêu nƣớc cách mạng)
Nhiều nhà nghiên cứu biết đến Phố Hiến nhƣ một vùng đất văn hoá nhƣng cần khẳng định thêm về truyền thống hiếu học, vẻ đẹp văn học ở vùng quê này…. Tuy nhiên, thời kì hƣng thịnh xƣa kia đã qua, những gì còn lại chỉ đƣợc lƣu giữ trong các trang viết của những nhân sĩ đƣơng thời.
Chính những trang viết này cũng lại càng minh chứng rõ ràng hơn cho tƣ tƣởng yêu nƣớc, tinh thần cách mạng của mảnh đất Hƣng Yên văn hiến. Chúng ta dễ nhận ra dòng văn học này vốn là dòng chảy dài từ suốt hàng trăm, ngàn năm trên mảnh đất Tiểu Tràng An. Thời Lý với những bài thơ vô danh. Rồi lại có những bài thơ hào hùng của Tƣớng quân Phạm Ngũ Lão rực sáng vƣơng triều Đông A. Lịch sử vẫn chảy mãi, đến thời Lê lại có Hoàng Nghĩa Giao, Đoàn Thị Điểm... Đó là những nhân vật điển hình cho tấm lòng yêu nƣơc, phản đối chiến tranh, thể hiện nỗi đau chiến tranh trên nhiều bình diện mới và kéo dài cho mãi đến thời Nguyễn. Đặc biệt nhất là cuối triều Nguyễn giai đoạn Thực dân Pháp đặt chân lên nƣớc Nam thì phong trào yêu nƣớc của những nhân sĩ đƣơng thời nổ ra rầm rộ. Và cho đến những năm 1884 – 1919 thì tập hợp những tác gia với những tác phẩm mang tƣ tƣởng cách mạng, đạm sức chiến đấu ra đời mạnh hơn bao giờ hết.
69
Trong giai đoạn này, mảnh đất Hƣng Yên đã xuất hiện khá nhiều tên tuổi mới, sau này họ đã đƣợc coi là những tác gia lớn trong nền văn học đƣơng đại. Tuy nhiên, từ ấy đến nay chƣa từng có một tác phẩm, hay một cuộc hội thảo nào đề cập đến văn học giai đoạn này ở Hƣng Yên, cũng nhƣ tập hợp các tác gia trong giai đoạn đó, hay nói cho đúng hơn là chƣa có ai đánh giá về nền nho học giai đoạn từ năm 1884 đến năm 1919 ở Phố Hiến. Duy chỉ có một cuộc hội thảo nhỏ và mang tính địa phƣơng bàn về thân thế cũng nhƣ sự nghiệp thơ văn của tiến sĩ Chu Mạnh Trinh diễn ra vào năm 2003. Nhƣng đó mới chỉ là sự tập hợp mang dấu ấn cá nhân. Nhƣng dù là mang dấu ấn nhƣ vậy thì cuộc hội thảo cũng đã gợi mở ra một số vấn đề về nền nho học trên đất Phố Hiến giai đoạn tác giả đang sống.
Có thể thấy, các tác phẩm mang khuynh hƣớng cách mạng yêu nƣớc trong giai đoạn 1884 - 1919 ở hƣng Yên chủ yếu là những tác phẩm nhỏ lẻ, không xuất hiện những tác phẩm có quy mô lớn, đồ sộ nhất vẫn là tập hợp những tác phẩm của Huyện Nẻ - Nguyễn Thiện Kế với tập hợp của “Đại viên
thập vịnh” và “ Tiểu viên tam thập vịnh”. Sau này, đƣợc tác giả san lục lại
lấy ba mƣơi bài hay nhất đặt thành “ Thời hiền tam thập vịnh”. Còn lại, đa
phần là những bài thơ, văn thậm chí là những câu đối ngắn.
Tuy nhiên, với những tác phẩm không lớn, nhƣng các tác gia của Hƣng Yên trong giai đoạn này đã có tầm ảnh hƣởng lớn đến xã hội cũng nhƣ đến nhận thức văn chƣơng trong thời gian tác gia đó sống và làm việc rất nhiều. Họ đã tác động lớn đến diện mạo văn học trên đất Phố Hiến và tạo nên bƣớc chuyển mình mới so với nhiều vùng quê khác. Những nhân vật có tầm ảnh hƣởng nhƣ thế có thể kể đến các tên tuổi Nguyễn Thiện Thuật, Hoàng Hoa Thám, Ngô Quang Huy, Nguyễn Thiện Kế, Huyện Nẻ, Nguyễn Thạc Chi, Dƣơng Bá Trạc... Những tác gia này đã góp phần làm phong phú thêm cho
70
dòng thơ văn yêu nƣớc của dân tộc và họ cũng trở thành những đại diện tiêu biểu cho dòng thơ văn yêu nƣớc thời kì này trên mảnh đất Hƣng Yên.
Có thể thấy, lòng yêu nƣớc của những ngƣời con Hƣng Yên đƣợc thể hiện rất rõ thông qua những trang viết. Nhƣng mỗi ngƣời thể hiện một vẻ, chính những vẻ riêng biệt đó đã làm cho thơ văn yêu nƣớc trong giai đoạn này thêm lung linh hơn. Dù có phong phú, thể hiện sâu sắc thế nào đi chăng nữa thì thơ văn chứa đựng tƣ tƣởng yêu nƣớc của các tác gia Hán Nôm ở đất Phố Hiến thời kì đó cũng thể hiện chính trên nhiều bình diện.
Trong trào lƣu văn học ở Hƣng Yên giai đoạn 1884 – 1919, các tác gia chủ yếu là các nhà nho theo con đƣờng cử nghiệp. Rất ít tác gia Hán Nôm giai đoạn này xuất thân từ giới bình dân. Chính vì vậy, chủ trƣơng của họ là sống phải có đạo lý, sống có trách nhiệm với đời, học để hành đạo. Muốn hành đạo vì nƣớc, vì dân thì phải vì vua, phải có chức vị, phải làm quan. Bởi vậy, hầu hết những tác gia ở Hƣng Yên giai đoạn này có tham gia con đƣờng quan nghiệp. Nhƣng chính cái chế độ phong kiến xấu xa, sự tàn ác của bè lũ thực dân cƣớp nƣớc đã làm cho các nhà nho chân chính bất bình, coi việc xa chân vào chốn quan trƣờng là lầm lỡ, là dại dột, mất nhân cách. Cho nên các nhà nho thƣờng băn khoăn day dứt giữa việc tiếp tục con đƣờng quan nghiệp hay lui về hành đạo theo một con đƣờng khác. Vì thế, đã không ít các tác gia về ở ẩn, vui thú điền viên. Một bộ phận lại từ bỏ tất cả để cống hiến cho sự nghiệp cách mạng.
Chính điều này làm cho giới trí thức Hƣng Yên giai đoạn 1884 – 1919, cụ thể hơn là các tác gia Hán Nôm có nhiều tƣ tƣởng khác nhau trong vấn đề hành đạo. Ngƣời hành đạo có trách nhiệm với dân, với nƣớc khi đó chia thành hai mẫu ngƣời, đồng thời cũng là hai hình tƣợng trong văn học. Ngƣời hành đạo chỉ trở thành hình tƣợng đẹp đẽ khi là ngƣời trung nghĩa, hành động anh
71
hùng, hi sinh cho độc lập của nƣớc nhà. Ngƣời ẩn dật chỉ thành một hình tƣợng văn học đẹp khi là ngƣời khí tiết, vui cảnh điền viên để tỏ lòng trung trực, bất khuất, phản kháng chế độ vua quan và bọn thực dân xấu xa.
Nhƣng điển hình hơn cả ở Hƣng Yên giai đoạn này phải kể đến ngƣời hành đạo theo chiều hƣớng trung nghĩa, hành động anh hùng, hi sinh cho độc lập của nƣớc nhà. Nổi bật nhất cho những hình tƣợng đẹp đẽ này phải kể đến các tác gia nhƣ Nguyễn Thiện Thuật, Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Thiện Kế, Nguyễn Thạc Chi, Phan Văn Ái...
Đa số thơ ca của những lãnh tụ của các cuộc khởi nghĩa lớn ở Hƣng Yên đều đƣợc ghi lại theo trí nhớ của những cụ già, chỉ một số ít còn đƣợc lƣu lại trên văn bản trong các bảo tàng địa phƣơng tác gia từng hoạt động. Vì thế, phần lớn các tác phẩm này không rõ thời gian xuất xứ cụ thể, nhƣng có thể thấy những bài này có ảnh hƣởng rất sâu rộng trong quần chúng nhân dân. Nhất là những bài mang tƣ tƣởng thƣơng cảm và ngợi ca những gƣơng hi sinh vì dân vì nƣớc lại càng đƣợc tuyên truyền rộng hơn hơn.
Đầu tiên có thể kể đến tác phẩm của những lãnh tụ và tƣớng lĩnh các cuộc khởi nghĩa lớn. Những tác phẩm này phần lớn bị thất lạc chân bản chữ Hán – Nôm do chính tác giả viết. Những gì chúng tôi sƣu tầm và giới thiệu đều thông qua ghi chép của các cụ già trong dòng họ, qua những nhà hoạt động cách mạng và các nhà nghiên cứu. Một phần nữa chúng tôi thông qua các bảo tàng địa phƣơng để tiếp cận với những ghi chép còn đƣợc lƣu lại ở đây. Qua thu thập tƣ liệu, phân tích và đánh giá, chúng tôi thấy tình hình văn bản nhƣ sau:
Một số tác phẩm đƣợc lƣu lại trong các dòng họ từng là nghĩa quân của các cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy. Điển hình nhƣ tác phẩm “ Thề đánh giặc” của
72
Hoàng Hoa Thám do dòng họ Trƣơng tại xã Dị Chế, huyện Tiên Lữ lƣu trong