Phân loại các tác gia Hán Nôm và văn bản

Một phần của tài liệu Khảo sát các tác gia Hán Nôm Hưng Yên giai đoạn 1884-1919 (Trang 33)

VI – KẾT CẤU LUẬN VĂN

1.4 Phân loại các tác gia Hán Nôm và văn bản

Việc phân loại các tác gia Hán Nôm ở Hƣng Yên giai đoạn 1884 – 1919 có thể có nhiều cách để chúng ta phân định. Đầu tiên, nếu xét về mặt thi

31

đỗ và không thi đỗ trong khoa cử chúng ta sẽ có tập hợp các tác gia đỗ đạt gồm 9 ngƣời, còn lại là các tác gia không đỗ đạt, và một số ngƣời không tham gia ứng thí. Bên cạnh đó, ta thấy một hiện tƣợng xuất hiện trong hàng ngũ các tác gia Hán – Nôm Hƣng Yên giai đoạn này là sau khi đỗ đạt không phải ai thuộc hàng khoa bảng cũng xuất sĩ, mà một bộ phận không nhỏ ngƣời đăng khoa có trƣớc tác văn học đã từ bỏ con đƣờng quan trƣờng về quê mở trƣờng dạy học, vui thú điền viên. Một bộ phận khác ra làm quan nhƣng họ mang tƣ tƣởng yêu nƣớc, họ bài xích chủ nghĩa đế quốc và bè lũ tay sai. Một bộ phận khác trung dung hơn, họ không có tƣ tƣởng bài Pháp, cũng không có tƣ tƣởng thân Pháp mà họ luôn có lập trƣờng và vị thế đứng ở giữa chứ không thiên lệch về phía nào. Một bộ phận khác ra làm quan, nhƣng họ lại tôn thờ mẫu quốc và chịu làm tay sai cho Pháp. Có thể thấy, trong giới quan lại đã xuất hiện những thái cực sau: một bên thân Pháp, một bên bài Pháp. Còn một bên mờ nhạt hơn bởi họ mang tƣ tƣởng “dĩ hoà vi quý”. Họ luôn mƣu cầu sự yên bình. Vì thế, nếu xét trên bình diện xuất sĩ hay không xuất sĩ ta thấy ở Hƣng Yên xuất hiện các tác gia Hán Nôm tham gia vào chính trƣờng là 6 ngƣời, còn lại là các tác gia ở nhà vui thú điền viên. Điều đó, thể hiện phần nào bộ mặt văn học đƣơng đại của tỉnh. Các tác gia này đã hình thành nên tƣ tƣởng sáng tác chung của các trào lƣu đang diễn ra vào thời kỳ đó. Tuy nhiên, để thấy hết đƣợc những tƣ tƣởng sáng tác của các tác gia này, ta phải đi vào phân tích chi tiết từng tác phẩm trên từng bình diện. Quan điểm sáng tác của các tác gia Hán Nôm giai đoạn 1884 – 1919 ở Hƣng Yên chủ yếu là tƣ tƣởng “vị nhân sinh”. Dòng tƣ tƣởng này nổi bật hơn hết thảy các dòng tƣ tƣởng khác trong trào lƣu văn học đƣơng đại trên mảnh đất này, âu cũng là xu thế chung của thời đại. Bởi lúc này, tƣ tƣởng độc lập dân tộc, giải phóng ách thống trị của Thực dân Pháp và bè lũ tay sai đƣợc các trí sĩ coi là nhiệm vụ quan trọng nhất. Chẳng thế mà đã không ít các nhà khoa bảng sau khi đỗ đạt họ ra làm

32

quan và sau khi làm quan họ lại từ bỏ tất cả để đi làm cách mạng. Bởi lúc này, mong cầu duy nhất với họ là độc lập dân tộc, giải phóng cho những ngƣời dân lao khổ. Cho nên, giai đoạn 1884 - 1919 ở Hƣng Yên đã xuất hiện một tập hợp đông đảo các tác gia tham gia làm cách mạng và họ đã làm cho sự nghiệp cách mạng của Hƣng Yên còn mãi với non sông. Tên tuổi của họ bất diệt nhƣ chính những áng văn, thơ mà họ còn truyền lại cho đến ngày nay. Trong hàng chục tác gia thì có đến ¾ số tác gia lấy cách mạng làm trọng và họ coi việc sáng tác văn thơ để phục vụ cách mạng là một nhiệm vụ quan trọng chứ không phải lấy đó là thú tiêu khiển. Điều này phần nào thể hiện xu thế chung của thời đại cũng nhƣ phản ánh tƣ tƣởng nổi bật nhất trên văn đàn lúc bấy giờ. Từ những vấn đề trên giúp cho ta thấy đƣợc bộ mặt chung của mảnh đất Hƣng Yên giai đoạn 1884 – 1919. Nhƣng hơn hết thảy là bộ mặt văn học đƣơng đại và luồng tƣ tƣởng bao trùm tới những sáng tác của các tác gia giai đoạn này.

Tuy nhiên đó không phải là cách phân chia duy nhất, lại càng không phải cách phân chia chính mà chúng tôi áp dụng trong luận văn. Trong Nghệ văn chí, Lê Quý Đôn đã dùng cách phân chia tên sách và dƣợc đƣa vào bốn loại chính: 1 - Hiến chƣơng loại chí, 2 – Thi văn loại, 3 – Truyện kí loại, 4 – Phƣơng kỹ loại. Tất cả các sách đều đƣợc tác giả chua rõ: tên sách, số quyển, tên ngƣời biên soạn ( hay sáng tác), sơ lƣợc về nội dung, những điều ghi chú về tình trạng sách mất hay còn, trong một vài trƣờng hợp, ông có nêu ý kiến của mình phê bình, nhận xét về bộ sách ấy ( thƣờng vắn tắt). Về sau Phan Huy Chú cũng dã kế tiếp sự nghiệp của Lê Quý Đôn soạn thiên Văn tịch chí trong Lịch triều hiến chƣơng loại chí.

Tuy nhiên việc phân chia mà Lê Quý Đôn sử dụng nhƣ vậy mang tính bao hàm lớn, với số lƣợng các tác phẩm phong phú và đồ sộ hơn rất nhiều. Có thể nói là mang tính quốc gia. Mặc dù vậy, trên cơ sở những vấn đề vừa nêu,

33

chúng tôi cũng phân chia những tác tác phẩm của các tác gia Hán Nôm Hƣng Yên vào một số mục chính nhƣ sau:

 LỊCH SỬ ĐỊA LÝ:

- Thái Bình thông sử chí A.82, A.1754 ( Phạm Văn Thụ) - An Nam sơ học sử lƣợc dịch A.935 ( Phạm văn Thụ)

- Đại Việt cổ kim diên cách địa chí khảo A.77 ( Nguyễn Tuỵ Trân)  NGÔN GỮ VĂN TỰ:

- Đại Nam quốc ngữ A.B 106 ( Nguyễn Văn San) - Quốc Văn tùng kí ( Nguyễn Văn San)

 VĂN HỌC NGHỆ THUẬT:

- Phụng minh tập A.B 148 ( Phạn Văn Ái)

- Đồng Giang Ất tiến sĩ Phan tƣớng công tập cảo VHV.39 (Phan Văn Ái)

- Đồng Giang Phan Văn Ái phó bảng thi tập ( Phan Văn Ái) - Hào Xuyên hầu thi tập – Hoạ hồ tập A.2504 ( Bùi Thực) - Trúc Vân thi tập A.1441 ( Chu Mạnh Trinh)

- Hƣơng Sơn nhật trình ca A.13 – 32 ( Chu Mạnh Trinh) - Thanh Tâm tài nhân thi tập Q.80 119 ( Chu Mạnh Trinh) - Đại viên thập vịnh ( Nguyễn Thiện Kế)

34 - Tài bàn phú ( Nguyễn Thiện Kế)

- Thuấn Thiều thi văn tập A.2168 ( Hoàng Văn Mỹ) - Tế văn toàn tập A. 2284 ( Tô Nha)

- Đề Hƣng Đạo đại vƣơng từ ( Nguyễn Thiện Thuật) - Điếu Nguyễn Tri Phƣơng tử tiết (Nguyễn Thiện Thuật) - Khấp gia nhi( Nguyễn Thiện Thuật)

- Trƣớng các chánh phó lãnh binh quân đội và nghĩa dũng khóc ông Nguyễn Cao ( Ngô Quang Huy)

- Chinh Phụ ngâm ca ( Nguyễn Thiện Kế) - Dã man phú ( Nguyễn Thạc Chi)

 TRIẾT HỌC, XÃ HỘI HỌC:

- Độc Thƣ cách ngôn A.219 ( Nguyễn Văn San), - Quan Châm tiệp lục A.217 ( Nguyễn Văn San). - Gia lễ giản yếu N.6847 ( Dƣơng Bá Trạc)

Việc phân chia các tác gia theo những lĩnh vực trên, phần lớn chúng tôi dƣa vào tác phẩm của các tác gia đó, rất ít tác phẩm chúng tôi dựa vào tƣ tƣởng sáng tác để quy tác phẩm vào một lĩnh vực nhất định. Nói tóm lại, để nắm đƣợc rõ và cụ thể hơn về các tác gia Hán Nôm Hƣng Yên giai đoạn 1884 – 1919 chúng ta có thể thông qua bảng tổng hợp dƣới đây:

35

STT Họ và tên Quê quán Tác phẩm

1

PHAN VĂN ÁI (1850 – 1898)

Xuân Cầu – Văn Giang

Phụng minh toàn tập

鳳鳴全集 A.B148 Đồng Giang Phan Văn Ái

phó bảng thi tập

桐 江 潘 文 愛 副 榜 詩 集. V.H.V.39

Đồng Giang Ất tiến sĩ Phan Tƣớng công tập cảo 桐江乙進士潘相公集稿. A.826 2 NGUYỄN THẠC CHI Bạch Sam – Mỹ Hào Dã man phú 野蠻賦 3

NGÔ QUANG HUY (1835 – 1889)

Trƣng Trắc – Văn Lâm

Trƣớng các chánh phó lãnh binh quân đội và nghĩa dũng

36 4 NGUYỄN THIỆN KẾ (1849-1937) Bạch Sam – Mỹ Hào

Bài ca: “Trinh phụ ngâm”

5 NGUYỄN THIỆN KẾ (1858 - ?) Nễ Châu – TX HY Tài bàn phú 材般賦 Đại viên thập vịnh 大員十詠

Tiểu viên tam thập vịnh 小員三十詠 6 HOÀNG VĂN MỸ (1876 - ?) Phùng Hƣng . Khoái Châu

Thuấn Thiều thi văn loại 舜 韶詩文類

37

7 TÔ NHA

( 1865 – 1936)

Nghĩa Trụ - Văn Giang

Tế văn toàn tập A.2284 祭文全集

8

NGUYỄN VĂN SAN (1809 – 1886)

Đa Ngƣu – Văn Giang

Đại Nam Quốc ngữ 大南國語. AB106 Quan châm tiệp lục

觀 箴捷錄. A.217 Độc thƣ cách ngôn 讀書格言. A.219 Quốc văn tùng kí 國文叢記 9 HOÀNG HOA THÁM (1845 – 1913) Dị Chế - Tiên Lữ 誓 破 賊 Thệ phá tặc

38 10 PHẠM VĂN THỤ (1866 – 1930) Bạch Sam – Mỹ Hào -Thái Bình tỉnh thông chí 太 平 省 通 誌

-Tân niên thuyết 新 年 說

- Các bài tựa:

+Trung học Việt sử toát yếu 中 學 越 史 撮 要.

+Việt sử kính 越 史 敬. +Quốc triều luật học giản yếu

國 朝 律 學 簡 要.

+Nữ huấn truyện 女訓傳. +Đại Việt tam tự sự 大 南 三 自 事.

+Hƣơng Sơn hành trình tạp vịnh

39 11 NGUYỄN THIỆN THUẬT (1844-1926) Bạch Sam – Mỹ Hào

Đề Hƣng Đạo đại vƣơng từ 題 興 道 大 王 祠 Điếu Nguyễn Tri Phƣơng tử

tiết 弔 阮 知 方 死節 Khấp gia nhi 泣 家 兒 12 BÙI THỰC iên Khê – Khoái Châu

Hào Xuyên Hầu thi tập – Họa hồ tập 豪川侯 詩集畫葫 集 A.2504 13 DƢƠNG BÁ TRẠC (1884-1943) Phú Thị - Khoái Châu Nét mực tình (1937) Tiếng gọi đàn (1936) Chữ Nho học lấy

40 14

NGUYỄN TỤY TRÂN

Đại Việt cổ kim diên cách địa chí khảo 大越古今沿革地誌考 15 CHU MẠNH TRINH (1862-1905) Án sát Hƣng Yên Trúc Vân thi tập 竹雲詩集 (Văn) A. 1441 Hƣơng Sơn nhật trình ca 香山日程歌 (Văn, Nôm) A.B.32

Thanh Tâm tài nhân thi tập 青心才人詩集 (Văn, Nôm)

41

CHƢƠNG 2

CÁC TÁC GIA HÁN NÔM HƢNG YÊN GIAI ĐOẠN 1884 – 1919 THÔNG QUA NGHIÊN CỨU ĐẠI DIỆN

Một phần của tài liệu Khảo sát các tác gia Hán Nôm Hưng Yên giai đoạn 1884-1919 (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)