Đảm bảo hài hòa giữa tăng trưởng xuất khẩu và giải quyết các vấn đề xã hộ

Một phần của tài liệu ĐỀ án - thực trạng xuất khẩu của VN và hướng phát triển bền vữngx (Trang 34 - 37)

CHƯƠNG III ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU BỀN VỮNG CỦA VIỆT NAM

3.2.2.3 Đảm bảo hài hòa giữa tăng trưởng xuất khẩu và giải quyết các vấn đề xã hộ

sách hỗ trợ đối với cộng đồng nơi có đặc tính đa dạng sinh học cao để họ vừa khai thác vừa bảo tồn và phát triển chúng. Tranh thủ sự hỗ trợ kỹ thuật quốc tế trong việc xây dựng và áp dụng các mô hình sản xuất thân thiện môi trường.

Cần có chính sách hỗ trợ và kiểm soát đặc biệt đối với một số ngành mà việc phát triển có tác động trực tiếp đến môi trường như nông nghiệp, khai thác và xuất khẩu thuỷ hải sản, lâm sản, khoáng sản...

3.2.2.3 Đảm bảo hài hòa giữa tăng trưởng xuất khẩu và giải quyết các vấn đề xã hội hội

Xây dựng cơ chế chia sẻ lợi ích bình đẳng trong thương mại. Trước hết là cơ chế chia sẻ lợi ích trong việc khai thác tài nguyên thiên nhiên.

Thiết lập hệ thống an sinh xã hội rộng khắp để giải quyết các vấn đề liên quan đến bất bình đẳng thu nhập, mất việc làm, phá sản, rủi ro thương mại.

Hỗ trợ các ngành hàng xuất khẩu thu hút nhiều lao động như thủy sản, nông sản, dệt may, da giày, thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ trong trường hợp có biến động xấu hạn chế xuất khẩu để tránh người nông dân và người lao động mất thu nhập, việc làm.

Áp dụng các biện pháp để cải thiện môi trường cho người lao động, vừa đáp ứng yêu cầu của nhà nhập khẩu nhất là trong các ngành dệt may, da giày (áp dụng tiêu chuẩn SA 8000).

KẾT LUẬN

Trong những năm tới, điều kiện tự nhiên và lao động rẻ vẫn là lợi thế của Việt Nam trong thương mại quốc tế. Tuy nhiên, lợi thế này đang có xu thế giảm dần, nguồn lợi tự nhiên ngày càng cạn kiệt, chưa kể những tác động tiêu cực đến môi trường được xem như một hạn chế cản trở tăng trưởng xuất khẩu. Lợi thế lao động rẻ cũng ngày càng giảm dần, trong bối cảnh chênh lệch tiền lương lao động ở nước ta và các nước đang giảm dần, nhất là so sánh với Trung Quốc.

Do đó, nếu tiếp tục dựa vào mô hình tăng trưởng theo chiều rộng trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh sẵn có, xuất khẩu Việt Nam khó có thể duy trì được tốc độ tăng trưởng ở mức cao. Bên cạnh đó, một yếu tố hết sức quan trọng cần phải quan tâm trong công tác hoạch định chiến lược xuất khẩu của Việt Nam là cơ cấu thị trường thế giới những thập niên gần đây đã thay đổi căn bản. Nhu cầu về các sản phẩm thô và sơ chế ngày càng giảm, trong khi nhu cầu trên thị trường thế giới về những sản phẩm hàng hóa và dịch vụ có hàm lượng công nghệ và khoa học cao ngày càng tăng. Một trong những nguyên nhân của các quốc gia thành công trong phát triển kinh tế những năm gần đây là nắm bắt được xu thế vận động của thị trường thế giới để điều chỉnh cơ cấu kinh tế, nhằm tạo ra những ngành kinh tế và sản phẩm đáp ứng kịp thời các nhu cầu của thị trường.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập ngày càng sâu với khu vực và quốc tế, cạnh tranh trên thị trường thế giới cũng sẽ ngày càng khốc liệt, đòi hỏi Việt Nam phải nhanh chóng chuyển sang mô hình tăng trưởng mới. Chuyển dịch cơ cấu lợi thế so sánh và cơ cấu xuất khẩu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngành sản xuất, xuất khẩu

Nam cần hoạch định chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của các mặt hàng xuất khẩu, thực hiện đa dạng hóa hơn nữa cơ cấu xuất khẩu và cơ cấu lợi thế so sánh, trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu lợi thế so sánh và cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, giảm dần tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm thô, sơ chế, tài nguyên thiên nhiên, tăng dần tỷ trọng sản phẩm chế biến, công nghệ cao, tập trung khai thác lợi thế cạnh tranh dựa vào: Áp dụng các chính sách để thúc đẩy đổi mới công nghệ; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển hoạt động R&D, năng lực thiết kế, chế tạo; Nâng cấp cơ sở hạ tầng trong các khu, cụm công nghiệp và phát triển công nghiệp phụ trợ; Tiến lên các nấc thang giá trị cao hơn trong chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu.

Tóm lại, trong thời gian tới, việc khai thác lợi thế cạnh tranh để phát triển xuất khẩu nhanh, bền vững và đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu lợi thế so sánh và cơ cấu mặt hàng xuất khẩu đang là thách thức đối với Việt Nam, đòi hỏi khả năng thích ứng ngày càng cao của các doanh nghiệp trong nước. Nếu chúng ta không có những giải pháp giải quyết các vấn đề nội tại hiện nay của nền kinh tế nói chung và các ngành sản xuất hàng xuất khẩu nói riêng, đặc biệt là vấn đề chất lượng tăng trưởng xuất khẩu, chuyển đổi mô hình tăng trưởng sang khai thác các yếu tố lợi thế cạnh tranh dựa trên nền tảng lao động chất lượng cao và trình độ khoa học - công nghệ tiên tiến..., thì việc nâng cao năng lực cạnh tranh và chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, đạt được mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu, cũng như tham gia và tiến lên những nấc thang giá trị cao hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu sẽ rất khó khăn đối với Việt Nam trong những năm tới.

Một phần của tài liệu ĐỀ án - thực trạng xuất khẩu của VN và hướng phát triển bền vữngx (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(42 trang)
w