CHƯƠNG III ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU BỀN VỮNG CỦA VIỆT NAM
3.2 Một số chính sách và giải pháp định hướng phát triển xuất khẩu bền vững 1 Giải pháp chung
3.2.1 Giải pháp chung
Một là, duy trì ổn định kinh tế vĩ mô thông qua các gói chính sách đồng bộ về chính sách tài khóa, tiền tệ và tăng cường giám sát hoạt động của các ngân hàng. Chủ động, linh hoạt đối với các biến động bên trong và bên ngoài nhằm đảm bảo an ninh lương thực, an ninh năng lượng.
Hai là, huy động, thu hút có hiệu quả các nguồn lực khác để bảo đảm đạt tốc độ tăng trưởng cao, đồng thời nâng cao chất lượng tăng trưởng. Cần tiếp tục thực hiện chính sách xã hội hóa, thu hút đầu tư từ khu vực ngoài nhà nước, khu vực dân cư và đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao… Cần nâng cao tính minh bạch và hiệu quả việc phân bổ và sử dụng các khoản kinh phí do cộng đồng đóng góp cho các chương trình bảo trợ xã hội, cứu trợ khẩn cấp cho đồng bào bị thiên tai, người tàn tật
dự án thân thiện với môi trường.
Ba là, tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; các chương trình, dự án và các giải pháp, chính sách đã ban hành để hỗ trợ sản xuất, ổn định đời sống cho người nghèo, vùng nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số còn khó khăn. Thực hiện giảm nghèo bền vững, đảm bảo cho người nghèo cùng được hưởng thành tựu của phát triển kinh tế. Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội nhằm hỗ trợ thiết thực những đối tượng dễ gặp rủi ro. Giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội còn bức xúc, nhất là tội phạm ma túy, tai nạn giao thông.
Bốn là, gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường trong tiến trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Đẩy mạnh công tác phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm; khắc phục tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường nghiêm trọng; Bảo vệ và khai thác bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên; Bảo vệ và cải thiện môi trường các khu vực trọng điểm; Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; Tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường; Tăng cường quản lý Nhà nước, thể chế và pháp luật về bảo vệ môi trường; Đẩy mạnh áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường; Giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường; Tăng cường và đa dạng hóa đầu tư cho bảo vệ môi trường; Tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ về bảo vệ môi trường; Đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường; tăng cường hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường.