vĩ mô
Đóng góp vào tăng trưởng GDP: Từ năm 1995 đến nay mức đóng góp của xuất khẩu vào tăng trưởng kinh tế là khá ấn tượng. Theo điểm phần trăm, năm 2002, GDP tăng 7,08% thì xuất khẩu đóng góp 5,89 điểm phần trăm, tương ứng năm 2003 là 7,34 và 11,66; năm 2004: 7,79 và 16,80; năm 2005: 8,44 và 15,13; năm 2006: 8,23 và 17,78; năm 2007: 8,48 và 19,8 và năm 2008 là 6,18 và 3,57. Theo tỷ lệ phần trăm, năm 2002, xuất khẩu đóng góp 83,25%; năm 2003: 158,78%; năm 2004: 215,71%; năm 2005: 179,25%; năm 2006: 206,04%; năm 2007 là 233,53% và năm 2008 là 57,57%. Tuy nhiên, nếu xét theo mức đóng góp của xuất khẩu ròng thì hầu như tỷ lệ này đều âm qua các năm. Điều này là do nhập khẩu tăng nhanh hơn xuất khẩu làm cho thâm hụt thương mại ngày càng tăng. Tuy nhiên, mặc dù vẫn chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, năm 2012 đã tạo nên một bước ngoặc lớn cho hoạt động thương mại Việt Nam khi có thặng dư thương mại 0,78 tỷ USD. Đây là một trong những bước tiến quan trọng của hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam hướng đến phát triển xuất khẩu bền vững.
Đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô: Bên cạnh làm lành mạnh hóa cán cân thanh toán, xuất khẩu còn làm tăng dự trữ ngoại tệ. Nợ của Việt Nam hiện nay vẫn đang trong giới hạn
hướng giảm dần và thấp hơn mức báo động. Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu còn tiềm ẩn nguy cơ gây mất ổn định kinh tế. Thứ nhất, cơ cấu hàng xuất khẩu nước ta hiện đang chứa đựng yếu tố rủi ro có thể tác động tiêu cực đối với thu ngân sách và phát triển xuất khẩu trong điều kiện thương mại tự do. Thứ hai, chính sách thương mại bảo hộ cao cho một số ngành nhiều vốn, ít tạo ra việc làm, hướng thay thế nhập khẩu gây nên méo mó trong đầu tư, tạo ra mức tăng trưởng GDP không bền vững có thể làm gia tăng gánh nợ nước ngoài trong điều kiện tự do hóa thương mại trong tương lai. Thứ ba, với độ mở kinh tế quá cao như hiện nay, nền kinh tế nước ta phụ thuộc quá lớn vào nền kinh tế thế giới. Do đó, nếu không đẩy mạnh cải cách, nâng cao năng lực cạnh tranh, thì những biến động của thị trường thế giới sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô và biến động xã hội. Thứ tư, chất lượng thu hút lao động trong các ngành định hướng xuất khẩu chưa cao, do đó nguy cơ có thể xảy ra mất việc làm và giảm thu nhập của người lao động trong bối cảnh thị trường biến động lớn là rất cao.