ĐỘI NGŨ LAO ĐỘNG TRONG KHÁCH SẠN

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp nâng cao điều kiện sẵn sàng đón tiếp khách ở khách sạn BAMBOOGREEN II (Trang 25 - 29)

1. Cơ cấu lao động theo các bộ phận:

Bộ phận Số lượng Tỷ trọng (%) Ban giám đốc 2 4,44 Kế toán 6 13,33 Lễ tân 5 11,11 Buồng 8 17,8 Nhà hàng 6 13,33 Bếp 5 11,11 Sửa chữa dịch vụ 7 15,55 Bảo vệ 6 13,33 Tổng 45 100 Nhận xét:

Qua bảng số liệu trên ta thấy, hiện nay khách sạn Bamboogreen II có 45 người. Trong đó ban giám đốc có 2 người chiếm tỷ trọng 4,44%. Bộ phận có số lượng nhân viên đông nhất là bộ phận buồng chiếm 17,8% tương ứng 8 người. Tiếp theo là bộ phận sửa chữa dịch vụ 7 người chiếm 15,55% kế đến là bọ phận kế toán, nhà hàng, bảo vệ bằng nhau là 6 người chiếm 13,33%. Cuối cùng là bộ phận lễ tân, bếp cũng giống nhau là 5 người chiếm tỷ trọng 11%. Ngoài ra còn có các bộ phận massage, sauna, karaoke, bán hàng... nhưng đây là bộ phận tư nhân và nhà nước liên doanh với khách sạn nên các nhân viên này không phải của khách sạn. Vì vậy không chịu sự quản lý của khách sạn.

2. Trình độ đội ngũ lao động trong khách sạn:

Bộ phận

Đại học Trung cấp Sơ cấp Công nhân

SL TT% SL TT% SL TT% Bậc 7/7 Bậc 5/7

Ban GĐ 2 13,33 Kế toán 4 26,7 2 10 Lễ tân 5 33,33 Buồng 2 13,33 6 30 Nhà hàng 6 30 Bếp 5 25 SC-DV 2 13,33 3 100 2 100 Bảo vệ 1 5 5 100 Tổng 15 100 20 100 5 100 0 100 2 100 Nhận xét:

Qua bảng số liệu trên ta thấy số lượng nhân viên đào tạo qua đại học chỉ chiếm 15 người, trong tổng số 45 ngời của khách sạn. Trong đó tập trung chủ yếu ở bộ phận kế toán, lễ tân, giám đốc vì công việc này đòi hỏi trình độ cao, hiểu biết sâu rộng mới đảm bảo phục vụ một cách tốt nhất. Còn các bộ phận đòi hỏi tay nghề cao như buồng mới chỉ có 2 người, nhà hàng, bếp thì mới chỉ đào tạo được qua trung cấp. Do khách sạn trong thời gian qua chưa đầu tư nhiều để nâng cao trình độ cho công nhân viên trong khách sạn trong thời gian đến. Bộ phận sửa chữa dịch vụ còn ở trình độ công nhân nhiều.

3. Trình độ ngoại ngữ của nhân viên trong khách sạn Bamboogreen II:Bộ phận Số Bộ phận Số lượng Tỷ trọng Đại học Cao đẳng A B C Lễ tân 5 16,66 5 Buồng 8 26,7 2 4 1 Nhà hàng 6 20 2 2 1 Bếp 5 16,66 1 1 Bảo vệ 6 20 3 2 Tổng 30 100 5 8 9 2 Nhận xét:

Qua bảng số liệu trên ta thấy trình độ ngoại ngữ của nhân viên trong khách sạn còn thấp hơn so với yêu cầu. Trình độ đại học mới có ở bộ phận lễ tân còn bộ phận buồng và nhà hàng đây là bộ phận tiếp xúc trực tiếp đa số ngoại ngữ chỉ dừng lại ở trình độ A, B. Trình độ C còn hạn chế chỉ có 2 người. Đặc biệt bộ phận buồng chiếm số lượng ngoại ngữ nhiều nhất 8 người tương ứng 26,7%. Tiếp đó là nhà hàng, bảo vệ cũng chiếm 20%. Nhìn chung ngoại ngữ của nhân viên còn bị hạn chế. Vì khách sạn chưa có chế độ khuyến khích và chính sách động viên cho nhân viên đi học tập.

4. Quản lý lao động theo khu vực và theo ca:

Kinh doanh khách sạn là một ngành đặc thù trong kinh doanh du lịch. Nó đòi hỏi sự sẵn sàng đón tiếp và phục vụ của nhân viên bất cứ lúc nào. Do đó việc phân chia đội ngũ lao động theo khu vực và theo ca là việc làm cần thiết nhằm đảm bảo chất lượng phục vụ tại khách sạn.

Khách sạn Bamboogreen II với tổng số lao động là 45 người, trong đó ban giám đốc và bộ phận kế toán làm việc theo giờ hành chính, còn lại các nhân viên làm việc theo ca.

* Đối với bộ phận lễ tân:

Số lao động ở bộ phận này là 5 người chiếm 11,11% trong toàn bộ lao động. Đứng đầu là một trưởng lễ tân làm việc theo giờ hành chính, còn các nhân viên lễ tân khác làm việc theo ca. Cụ thể là:

Ca 1: Từ 6 giờ sáng đến 14 giờ chiều. Ca 2: Từ 14 giờ chiều đến 22 giờ đêm. Ca trực đêm : Từ 22 giờ đêm đến 6 giờ sáng.

Mỗi ca làm việc gồm 2 nhân viên, trừ trờng hợp đông khách, sẽ tăng nhân viên trong ca. Công việc của nhân viên ở bộ phận này là:

+ Đón tiếp, đưa tiễn khách. + Làm thủ tục đăng ký phòng.

+ Tính toán và thu tiền các dịch vụ khách sạn cung cấp cho khách. + Đổi ngoại tệ cho khách.

* Đối với bộ phận buồng.

Với số loa động là 8 người chiếm 17,8% trong tổng lao động. Các nhân viên của bộ phận buồng chịu sự quản lý của quản đốc buồng. Cũng như ở bộ phận lễ tân, nhân viên làm việc gồm 3 ca trong đó2 ca chính và 1 ca trực đêm. Cách phân chia lao động như vậy sẽ đảm bảo cho nhân viên hoàn thành tốt công việc của mình kể cả ngày đông khách. Đồng thời tạo cho nhân viên có thời gian học hỏi tự nâng cao trình độ. Công việc của nhân viên ở bộ phận này gồm:

+ Làm vệ sinh phòng ngủ và buồng vệ sinh.

+ Thay ra, gối, khăn tắm, khăn mặt... cho khách mỗi ngày một lần. + Lau chùi các vật dụng trong phòng: bàn, ghế, tivi...

+ Làm vệ sinh hành lang, hút bụi, thảm.

* Đối với bộ phận nhà hàng, bếp:

Lao động trong nhà hàng gồm 6 người chiếm 13,33% và bếp 5 người chiếm 11,11% lao động trong bộ hận bàn chia làm 2 ca, mỗi ca 2 người. Đứng đầu bộ phận này là nam, tổ trưởng bàn làm việc theo giờ hành chính. Trong mỗi ca có một nhân viên quầy chỉ có nhiệm vụ ghi hoá đơn và tính tiền cho khách. Nhiệm vụ của nhân viên phục vụ bàn:

+ Chuẩn bị bàn ăn cho khách và phục vụ trong thời gian khách ăn. + Dọn bàn, làm vệ sinh, thay khăn trải bàn.

+ Đặt bàn ăn ca sau.

Bộ phận bếp gồm 5 người, đứng đầu là nam, bếp trường trực tiếp quản lý hoạt động khu vực nhà bếp cũng như trực tiếp chịu trách nhiệm về chế biến các món ăn đảm bảo theo yêu cầu của khách trước quản đốc nhà hàng.

* Bộ phận sửa chữa - dịch vụ: Gồm 7 nhân viên với nhiệm vụ giám sát và thực

hiện các công trình xây dựng, sửa chữa của khách sạn, cung cấp điện nước...

* Bộ phận bảo vệ: có 6 người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự trong cũng

bộ phận khác nhân viên bản vệ được làm việc theo ca trong mỗi ca chỉ có một nhân viên.

Như vậy việc quản lý lao động theo khu vực và theo ca của khách sạn nhìn chung là tương đối hợp lý, đảm bảo cung ứng, phục vụ khách kịp thời.

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp nâng cao điều kiện sẵn sàng đón tiếp khách ở khách sạn BAMBOOGREEN II (Trang 25 - 29)