Một số giải pháp khác

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của công tác bồi thường giải phóng mặt bằng đến việc làm và thu nhập của người dân khi Nhà nước thu hồi đất ở một số dự án trên địa bàn huyệ (Trang 126)

* Giải pháp liên quan đến chủ đầu tƣ, các đơn vị tổ chức nhận đất

Đối với chủ đầu tư khi thực hiện các dự án cần có quy định, bắt buộc: - Những cam kết đã hứa với dân thì phải thực hiện nghiêm túc;

- Cần quy định thời gian sử dụng lao động có đất bị thu hồi của địa phương làm việc trong các doanh nghiệp để khắc phục tình trạng thu hút lao động chỉ là hình thức sau một thời gian ngắn lại sa thải.

- Các chủ đầu tư nói chung và các doanh nghiệp, các khu công nghiệp…cần nâng cao trách nhiệm trước dân, thực hiện những gì đã cam kết và hứa trước người dân.

- Chủ động với chính quyền địa phương và các cơ sở đào tạo nghề để tuyển sinh, tổ chức các lớp dạy nghề cho người dân có đất bị thu hồi.

- Các chủ đầu tư nhận đất cần có biện pháp thiết thực để hỗ trợ những người nông dân đã mất đất cho mình bằng cách tạo việc làm một cách tối đa cho những người dân hoặc con em của họ hoặc đóng góp cho địa phương để thành lập quỹ đào tạo nghề.

* Giải pháp liên quan đến ngƣời nông dân, đối tƣợng chịu ảnh ảnh hƣởng trực tiếp từ quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất

Người nông dân bị thu hồi đất cần loại bỏ tâm lý ỷ lại, trông chờ vào Nhà nước, chính quyền địa phương hay các chủ đầu tư giúp đỡ mà thiếu đi tính tự lực tìm việc làm để ổn định cuộc sống.

Qua quá trình phỏng vấn, tác giả nhận thấy rằng có những hộ gia đình sau khi bị thu hồi đất có thể chuyển đổi việc làm nhanh chóng, và đồng thời cũng tận dụng cơ hội để nâng cao thu nhập cho gia đình như các hộ ông Nguyễn Văn Lân thôn Bắc Kế được bồi thường 86.917.00 đồng và gia đình có vị trí gần đường giao thông nên có điều kiện rất tốt để buôn bán kinh doanh. Tuy nhiên, cũng có những hộ gia đình trong cùng địa bàn, cùng hoàn cảnh làm nông là chủ yếu trước thu hồi đất, nhưng họ không những không chuyển đổi việc làm đúng cách, mà còn có nguồn thu nhập giảm đi, thậm chí lao động trong gia đình bị thất nghiệp và không có việc làm. Một nguyên nhân của vấn đề chính là do các hộ này không thích nghi kịp với quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

Chính vì thế, bản thân chính người nông dân cũng cần có những thay đổi trong nhận thức để có thể hiểu rằng họ là đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp của quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất phục vụ đô thị hóa, công nghiệp hóa. Và không có tổ chức hay cơ quan nào có thể giúp đỡ họ trong chuyển đổi việc làm và duy trì hoặc nâng cao thu nhập sau khi bị thu hồi đất một cách hiệu quả, nếu như họ không có sự chuẩn bị trước về tâm lý, về kiến thức và nhận thức để sẵn sàng thích nghi với quá trình biến động.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Dự án khu đất dịch vụ và dự án đường Nguyễn Tất Thành kéo dài là hai dự án trọng điểm của huyện Bình Xuyên được tỉnh và huyện rất quan tâm chỉ đạo. Dự án khu đất dịch vụ sẽ cụ thể hóa quy hoạch sử dụng đất của huyện Bình Xuyên giai đoạn 2005 – 2010 và giải quyết chính sách đất dịch vụ cho các hộ dân bị thu hồi đất nông nghiệp tại một trong nhưng địa phương có tốc độ đô thị hóa mạnh nhất huyện. Đối với dự án đường Nguyễn Tất Thành kéo dài, đây là con đường kết nối các khu công nghiệp huyện Bình Xuyên, thành phố Vĩnh Yên, Tam Đảo với khu đô thị Phúc Yên - Xuân Hòa thông ra quốc lộ 2A từ đó góp phần vào sự phát triển các khu công nghiệp.

Kết quả nghiên cứu ở hai dự án trên cho thấy, quá trình thu hồi đất ngoài mang lại những điều tích cực, có thể kể đến như sau:

+ Tạo cơ hội cho các lao động tham gia vào các hoạt động phi nông nghiệp, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp ở dự án khu đất dịch vụ đã tăng lên 27,15%, còn tỷ lệ này ở dự án đường Nguyễn Tất Thành cũng có tăng nhưng chiếm tỷ lệ thấp hơn, chỉ khoảng 19% sau quá trình thu hồi đất.

+ Tạo cơ hội tăng thu nhập cho lao động trong ngành phi nông nghiệp. Cụ thể, có 18,18% hộ được phỏng vấn ở hai dự án cho rằng thu nhập của họ có tăng sau khi bị thu hồi đất.

+ Hệ thống cơ sở hạ tầng tại địa phương ngày càng phát triển, hệ thống giao thông được đầu tư làm mới và mở rông tạo điều kiện tốt cho việc giao lưu với các địa phương lân cận.

Tuy nhiên bên cạnh đó, quá trình này cũng có những tác động chưa tốt đến vấn đề việc làm và thu nhập của người dân, cụ thể như sau:

+ Công tác hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp sau khi Nhà nước thu hồi đất chưa thực sự được thực hiện tốt. Bản thân người dân bị thu hồi đất cũng gặp nhiều hạn chế trong việc chuyển đổi nghề nghiệp, như: Đa số thanh niên vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp chỉ có trình độ phổ thông: tại dự án khu đất dịch vụ tỷ lệ

này chiếm 98,21%, dự án đường Nguyễn Tất Thành chiếm 98,4% và đa số lao động ở 2 dự án nghiên cứu chưa qua đào tạo (tại dự án khu đất dịch vụ tỷ lệ này là 89,80 %. Dự án đường Nguyễn Tất Thành chiếm 95,21%). Những người là lao động chính ở 2 dự án nghiên cứu chưa có ý thức tham gia đào tạo chuyển đổi nghề sau khi bị thu hồi đất, đây cũng là nguyên nhân làm tăng tỷ lệ lao động bị thất nghiệp. Cụ thể, tỷ lệ thất nghiệp ở dự án khu đất dịch vụ tăng từ. 5,68% trước thu hồi đất lên 17,6% sau thu hồi đất. Và tỷ lệ này ở dự án đường Nguyễn Tất Thành tương ứng tăng từ 1,02% lên 2,56%.

+ Chính sách bồi thường bằng tiền khi địa phương không còn đủ quỹ đất sản xuất nông nghiệp đã tác động rất lớn đến cơ cấu việc làm của người dân bị thu hồi đất. Điều này thể hiện ở tỷ lệ hộ làm nông nghiệp đã giảm từ.88,14 % xuống còn 67,09 % dự án đường Nguyễn Tất Thành và giảm mạnh, từ 50,81 % xuống chỉ còn 11,73% ở dự án khu đất dịch vụ.

+ Cùng với quá trình chuyển đổi nghề nghiệp, nguồn thu và cơ cấu nguồn thu của những hộ gia đình bị thu hồi đất tại hai dự án nghiên cứu đã có nhiều thay đổi. 48,63% hộ tại hai dự án cho rằng thu nhập của họ thậm chí bị giảm đi sau chuyển đổi.

Như vậy, để cuộc sống của người dân sau khi thu hồi đất được ổn định hơn, có nguồn thu nhập được duy trì hoặc tăng cao, và việc làm của lao động được chuyển đổi hợp lý hơn, thì cần có những chính sách hiệu quả hơn, sát thực tế hơn, đặc biệt là về vấn đề đào tạo nghề cho các lao động nông nghiệp. Một số các biện pháp cụ thể đã được tác giả đưa ra gồm: Nhóm giải pháp về chính sách về bồi thường hỗ trợ, nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện và một số các biện pháp khác liên quan đến các cá nhân, tổ chức nhận đất và đối tượng bị tác động mạnh nhất đó là người nông dân.

2. Kiến nghị đối với Nhà nƣớc về một số vấn đề liên quan đến việc làm và thu nhập của ngƣời dân sau khi bị thu hồi đất

- Cần xem xét điều chỉnh tăng giá đất nông nghiệp.

- Cần phải tính đến yếu tố trượt giá trong định giá đất bù cho người dân.

- Kế hoạch hỗ trợ đào tạo nghề trực tiếp và giải quyết việc làm cho người bị thu hồi đất phải được tiến hành trước khi thu hồi.

- Tạo việc làm cho lao động vùng bị thu hồi đất bằng nhiều biện pháp: Đào tạo nghề mới trực tiếp, thu hút lao động vào các khu công nghiệp, xuất khẩu lao động, hỗ trợ việc làm, hỗ trợ diện tích mặt bằng kinh doanh dịch vụ... cần phải được làm đồng bộ, tích cực bằng chủ trương chính sách của Nhà nước và việc thực hiện nghiêm chỉnh theo cam kết nếu có của doanh nghiệp.

- Có chính sách ưu tiên giới thiệu, tư vấn việc làm miễn phí, thông qua hội chợ việc làm, hỗ trợ tìm việc làm, phát triển mạng lưới thông tin việc làm qua Internet.

- Chính phủ cần tăng cường nguồn lực cho các dự án dạy nghề cho lao động nông thôn, tập trung cho hộ đã bị thu hồi đất, đồng thời dành nguồn lực thoả đáng cho dự án vay vốn ưu đãi tạo việc làm từ Quỹ quốc gia giải quyết việc làm cho địa phương có tỷ lệ đất nông nghiệp bị thu hồi lớn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2005), Báo cáo về tình hình sử dụng đất nông nghiệp xây dựng các khu công nghiệp và đời sống việc làm của người có đất bị thu hồi

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2005), Báo cáo kiểm tra thi hành Luật Đất đai.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2005), Báo cáo đề tài “Nghiên cứu những vấn đề kinh tế đất trong thị trường bất động sản”.

4. Ban BT – GPMB huyện Bình Xuyên (2007 - 2012), báo cáo công tác bồi thường, GPMB trên địa bàn huyện từ năm 2007 đến năm 2012.

5. Chính phủ (1994), Nghị định 90/1994/ NĐ- CP quy định về việc đền bù thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.

6. Chính phủ (1998), Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 quy định về việc đền bù thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất để phục vụ vào lợi ích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.

7. Chính phủ (2004), Nghị định 188/2004/NĐ- CP ngày 16/11/2004 của chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất.

8. Chính phủ (2004), Nghị định 197/2004/ NĐ-CP ngày 03/12/2004 của chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.

9. Chính phủ (2007), Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 quy định bổ sung về việc cấp GCNQSDĐ, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai.

10. Chính phủ (2009), Nghị định 69/2009/NĐ- CP ngày 13/8/2009 của chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

11. Hội KHKT xây dựng Việt Nam (9/2002), Kỷ yếu hội thảo đền bù và giải phóng mặt bằng các dự án xây dựng ở Việt Nam.

12. Phạm Thị Mai Hương (2007), Những biến đổi tâm lý của cư dân vùng ven đô trong quá trình đô thị hóa, NXB từ điển Bách khoa

13. Nguyễn Đức Minh (2001), ―Quy hoạch đất đai và thị trường bất động sản‖, Hội thảo Một số vấn đề hình thành và phát triển thị trường bất động sản Việt Nam

ngày 15-16/11/2001, Hà Nội.

14. Lê Văn Năm (2005) Nông dân ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh trong tiến trình đô thị hoá, NXB tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.

15. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật đất đai (2003), NXB CTQG Hà Nội.

16. Đồng Văn Tuấn (2010), Giải pháp giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao động ở khu vực nông thôn tỉnh Thái Nguyên. Đề tài cấp Bộ, Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh – Đại học Thái Nguyên.

17. UBND tỉnh Vĩnh phúc (2009), Quyết định số: 59/2009/QĐ-UBND ngày 10 tháng 11 năm 2009 ― Về việc ban hành quy định thực hiện bồi thường, hỗ trợ , tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc ‖.

18. UBND tỉnh Vĩnh phúc (2011), Quyết định số: 18/2011/QĐ-UBND ngày 20 tháng 4 năm 2011 ― Ban hành quy định về thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và đơn giá bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc ‖

19. UBND huyện Bình Xuyên (2009-2012), Hồ sơ bồi thường và GPMB dự án xây dựng hạ tầng khu đất dịch vụ và đấu giá quyền sử dụng đất tại thôn Tân Ngọc – Thống Nhất – Bắc Kế, xã Bá Hiến và dự án xây dựng đường Nguyễn Tất Thành kéo dài thuộc địa phận huyện Bình Xuyên.

20. Viện Tài nguyên, môi trường và phát triển cộng đồng (2010), Nghiên cứu đề xuất các giải pháp đảm bảo sinh kế bền vững cho người nông dân bị thu hồi đất trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa.

21. Đặng Hùng Võ - Nguyễn Đức Khả (2007), Giáo trình Cơ sở Địa chính, NXB ĐHQGHN.

22. Mai Xuân Yến (1999), Giáo trình hệ thống chính sách - pháp luật đất đai, ĐHKHTN - ĐHQGHN.

* Một số vấn đề về thu hồi đất, bồi thƣờng, GPMB của các tổ chức và một số nƣớc trên thế giới

1. Trung Quốc

Ở Trung Quốc, đất đai thuộc chế độ công hữu, gồm sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể. Đất đai ở khu vực thành thị và đất xây dựng thuộc sở hữu nhà nước. Đất ở khu vực nông thôn và đất nông nghiệp thuộc sở hữu tập thể, nông dân lao động. Theo quy định của Luật đất đai Trung Quốc năm 1998, đất đai thuộc sở hữu nhà nước được giao cho các tổ chức, cá nhân sử dụng theo các hình thức giao đất không thu tiền sử dụng đất (cấp đất), giao đất có thu tiền sử dụng đất và cho thuê đất.

Đất thuộc diện được cấp bao gồm đất sử dụng cho cơ quan nhà nước, phục vụ mục đích công cộng, xây dựng cơ sở hạ tầng và phục vụ cho mục đích quốc phòng, an ninh. Đất sử dụng vào mục đích sản xuất kinh doanh thì được Nhà nước giao đất theo hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc là cho thuê đất.

Trong trường hợp Nhà nước thu hồi đất của người đang sử dụng để sử dụng vào mục đích công cộng, lợi ích quốc gia...thì Nhà nước có chính sách bồi thường và tổ chức TĐC cho người bị thu hồi đất.

Vấn đề bồi thường cho người có đất bị thu hồi được pháp luật đất đai Trung Quốc quy định như sau:

Về thẩm quyền thu hồi đất: Chỉ có Chính phủ (Quốc vụ viện) và chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương mới có quyền thu hồi đất. Quốc vụ viện có thẩm quyền thu hồi đất nông nghiệp từ 35 ha trở lên và 70 ha trở lên đối với các loại đất khác. Dưới hạn mức này thì do chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ra quyết định thu hồi đất. Đất nông nghiệp sau khi thu hồi sẽ chuyển từ đất thuộc sở hữu tập thể thành đất thuộc sở hữu nhà nước.

Về trách nhiệm bồi thường: Pháp luật đất đai Trung Quốc quy định, người nào

sử dụng đất thì người đó có trách nhiệm bồi thường. Phần lớn tiền bồi thường do người sử dụng đất trả. Tiền bồi thường bao gồm các khoản như lệ phí sử dụng đất phải nộp

cho Nhà nước và các khoản tiền trả cho người có đất bị thu hồi. Ngoài ra, pháp luật đất đai Trung Quốc còn quy định mức nộp lệ phí trợ cấp đời sống cho người bị thu hồi đất là nông dân cao tuổi không thể chuyển đổi sang ngành nghề mới khi bị mất đất nông nghiệp, khoảng từ 442.000-2.175.000 nhân dân tệ/ha.

Các khoản phải trả cho người bị thu hồi đất gồm tiền bồi thường đất đai, tiền trợ cấp TĐC, tiền bồi thường hoa màu và tài sản trên đất. Cách tính tiền bồi thường đất đai và tiền trợ cấp TĐC căn cứ theo giá trị tổng sản lượng của đất đai những năm trước đây rồi nhân với một hệ số do Nhà nước quy định. Còn đối với tiền bồi thường hoa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của công tác bồi thường giải phóng mặt bằng đến việc làm và thu nhập của người dân khi Nhà nước thu hồi đất ở một số dự án trên địa bàn huyệ (Trang 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)